6. Cấu trúc luận văn:
3.3.1. Sử dụng những chi tiết tạo lây lan cảm xúc
Trong dòng tiểu thuyết hiện đại, Nguyễn Bình Phương không phải là nhà văn duy nhất tìm thấy khoái cảm thẩm mĩ ở phương thức huyền ảo. Khi Thiên sứ
xuất hiện, một cô bé Hoài với những chi tiết kì lạ, một thiên sứ- bé An với nụ cười và môi hôn thơm mùi sữa ..là cảm quan nghệ thuật của Phạm Thị Hoài trong cái nhìn về xã hội với sự lẫn lộn giữa thực và ảo….Song ở Nguyễn Bình Phương, yếu tố vô thức, giấc mơ hay là huyền thoại đã tạo được những ám ảnh nhiều chiều, tạo ra sự lây lan cảm xúc cho tác phẩm của mình.
Nguyễn Bình Phương sáng tác Thoạt kì thủy trong cơn mê say, nhập đồng. Tác phẩm này từ nội dung cho đến các chất liệu lập thể và siêu thực dường như
không có dấu hiệu trực tiếp từ chủ thể nhà văn. Nhà văn như đang nhập thêm vào chính linh hồn vô thức, bất định trong những độc thoại nội tâm, cũng rên xiết theo từng trạng thái mơ của nhân vật mà nhân vật trong Thoạt kì thủy thì luôn sống trong trạng thái mơ. Tính vẫn thường mơ thấy cảnh mình chọc tiết lợn, lênh láng những máu và máu, Hiền mơ về bố mẹ …và cả những giấc mơ mang uẩn ức của một người con gái đẹp lấy phải chồng khờ. Thậm chí Nguyễn Bình Phương còn dành một phần phụ chú để ghi lại những giấc mơ của Tính và Hiền, tìm kiếm con người bên trong con người, kiếm những sự thật sau những sự thật. Chính giấc mơ đã nói thật hồn nhiên những góc khuất tâm hồn con người. Giấc mơ thực chất cũng là một thứ ngôn ngữ nội tâm dưới dạng vô thức, bởi đó là nơi ghi lại những ám ảnh, những xúc cảm nào đó của nhân vật trong cuộc sống đời thường.
Ngồi là tác phẩm gây ấn tượng nhất ở sự đan xen ảo và thực. Bút pháp huyền ảo thể hiện ngay từ đầu tác phẩm nhưng thể hiện rõ nhất là trạng thái mơ của các nhân vật, đặc biệt là Khẩn – nhân vật chính trong tác phẩm. Sống ở thực tại, một thực tại quá xô bồ, phức tạp, Khẩn thường hay mơ. Trong giấc mơ dai dẳng ấy luôn có hình bóng của Kim, người con gái vừa như là mục đích đầu trong lối sống đẹp đẽ của Khẩn vừa như là sức mạnh cứu vớt tâm hồn anh: “ khi cơn giông kéo đến sát hồ thì mình và Kim gấp mảnh áo mưa chạy về phòng, chớp loàng nhoàng trên bầu trời cháy soi tỏ những đám mây to nặng nề đang sà xuống mỗi lúc một thấp. Nước hồ co thắt lại với màu xám ghi rồi đột ngột cuộn lên như một con vật khổng lồ vùng dậy. Lúc tỉnh dậy, nhớ lại giấc mơ đó mình loáng nhoáng rằng thực sự còn lại một cái gì đó chứ không phải là thế này”. Giải mã giấc mơ về Kim, thế giới nội tâm nhân vật Khẩn cũng hé lộ, bằng yếu tố vô thức, giấc mơ đã có một sự khám phá quá trình nội tại, ý nghĩa bên trong của con người.
Giấc mơ về Kim cứ mô tả cái khao khát một chốn bình yên như trong cõi hư vô, mong ước của Khẩn lại hiện hữu. Trong thế giới nội tâm của Khẩn, sau những xô bồ, bấn loạn của cuộc mưu sinh là những khoảng lặng đầy khao khát.
Đào sâu vào thế giới nội tâm con người, khám phá những ẩn mật bản ngã của cái tôi bí ẩn, yếu tố vô thức tạo cho tiểu thuyết như một bản hòa âm lạ lùng giữa tiếng nói ngọt ngào mê lịm từ thăm thẳm tâm linh với những tiếng gầm gào đầy bạo lực, mánh lối của cuộc mưu sinh thường nhật (lời giới thiệu của Nhà xuất bản Đà Nẵng)