Hành trình sáng tạo và quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Bình Phương

Một phần của tài liệu Sắc thái trữ tình trong tiểu thuyết nguyễn bình phương (Trang 26)

6. Cấu trúc luận văn:

1.3.2.Hành trình sáng tạo và quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Bình Phương

Nguyễn Bình Phương sác tác từ rất trẻ. Năm 1986 ông đã xuất bản trường ca Khách của trần gian bộc lộ rõ một phong cách lạ lẫm đến huyền hoặc, sau đó là các tập thơ Xa thân, Lam chướng cùng một số tiểu luận và truyện ngắn. Song tên tuổi của Nguyễn Bình Phương thật sự được biết đến khi ông bước sang sáng tác tiểu thuyết. Trong khoảng mười lăm năm (từ 1991 đến 2006) ông đã cho ra đời bảy tiểu thuyết: Bả giời (1991), Vào cõi (1991), Những đứa trẻ chết già

(1994), Trí nhớ suy tàn (2000), Thoạt kỳ thuỷ (2004) và Ngồi (2006).

Con người với tính cách đa dạng, không theo một chiều mà yêu ghét với đúng bản chất người nông dân; sự tha hóa của con người với dục vọng bùng nổ, những hành động phi lí và phi nhân tính được thể hiện một cách nghệ thuật trong tiểu thuyết của ông. Họ có những hành vi vô thức.

Thế giới nhân vật và không khí truyện của tác giả thường mang màu sắc hiện thực huyền ảo, pha lẫn tâm linh ma quái. Dường như chúng không thực hiện hữu. Không phải ngẫu nhiên những người điên, hoặc những người không làm

chủ được bản thân trở thành một mô típ đặc biệt trong sáng tác của tác giả. Bản năng của sự sinh tồn hơn lúc nào hết mãnh liệt và tự nhiên.

Thế nhưng, hầu hết các tác phẩm của tác giả luôn bị cho là khó đọc và kén độc giả. Bên cạnh tiểu thuyết, tác giả còn làm thơ. Dĩ nhiên thơ của Nguyễn Bình Phương cũng không phải dễ đọc. Những người yêu thơ có thể tìm thấy trong đó những vần thơ thoáng buồn, không như thế giới rờn rợn trong tiểu thuyết của tác giả như:

Ai rót rượu vào trăng

Lênh láng quá làm sao chịu nổi Em thành kỉ niệm rồi

Cái buồn không nắp được Cái buồn lênh láng quanh mình

( Linh Nham Đêm )

Tiểu thuyết sắp tới của tác giả mang một cái tên rất lạ “Ngoài”, mọi tình tiết lẫn hành động trong đó rất quyết liệt, hấp dẫn và kén độc giả như những cuốn tiểu thuyết trước.

Từng nhận mình là khách trần gian, tác giả quan niệm sống là cố gắng yêu thương, cố gắng không làm hại ai và cố gắng sống có ích một chút. Đối với độc giả yêu cái mới, cái lạ trong văn học, sự cách tân trong nghệ thuật của tác giả như là một món quà được mọi người đón nhận. Tác giả quan niệm rằng, nhận thức thay đổi dẫn đến quan niệm thay đổi, tôi chỉ có một nhận thức, còn lại những quan niệm khác về loại hình, về chức năng thì nó thay đổi luôn. Đã có lúc tôi nghĩ văn chương tự tách rời giữa hai thế giới, sau đó tôi lại nghĩ ngược lại. Nhìn chung tôi sợ bị bó buộc trong một khung cố định nào đó. Văn chương bản thân nó là chân trời tự do, thì ta cứ nương theo thế đừng bó buộc.

Tác giả vừa là nhà thơ vừa là nhà văn, bởi thế nên trong các tác phẩm của ông có sự lây lan giữa hai thể loại này; “một tác phẩm văn xuôi đậm chất thơ không có gì xấu và một tác phẩm văn xuôi thực sự văn xuôi cũng không có gì

xấu. Vấn đề ở đây là quan niệm, vả lại đến thời điểm này, tôi cho rằng ranh giới giữa các thể loại đã bị xóa nhòa và đó là một tín hiệu tốt đẹp”.

Tác giả nhận định: nhà văn là người vượt qua những định nghĩa để tiến tới một định nghĩa khác. Chất thơ thấm đẫm không phải phong cách của riêng ai, nó đã là phong cách của vô số nhà văn khác cách chúng ta hàng thế kỉ hoặc hơn thế nữa. Hơn nữa, khi viết tiểu thuyết, Nguyễn Bình Phương quan trọng nhất là việc tìm giọng, tìm được giọng coi như xong quá nửa, phần còn lại dành cho những thứ khác. Những tiểu thuyết của ông như: Những đứa trẻ chết già, Thoạt kì thủy ... thường bắt đầu từ cái giọng điệu lạ đời này, nhưng chính đó cũng là đổi mới, là thành công. Nói một cách hình tượng, tiểu thuyết của ông tinh giản văn xuôi nhất, rồi đem trộn lẫn với thơ tự do, nên nó vừa có cấu trúc chặt vừa buông bỏ nhưng không bám víu vào bất cứ đâu. Trong Thoạt kì thủy là sự bí ẩn mà những người tỉnh táo không thể xâm nhập. Người điên chứa trong họ một phần rất lớn phẩm chất của nghệ thuật, họ làm cho thế giới con người đột nhiện sâu thẳm, làm choáng váng đời sống vốn có của chúng ta. Ai cũng có một người điên ở trong chính mình, vấn đề ở chỗ người điên ấy mạnh hay yếu, đậm hay nhạt mà thôi.

Tác giả nhận xét: “văn học không đi về đâu cả, tiểu thuyết cũng vậy. Nó là chính nó, ở một chỗ và ở mọi chỗ. Tác phẩm ở đâu trung tâm văn học ở đó, trong tổng quát kích thước của tác phẩm ấy. Tóm lại, các nhà văn không nhất thiết phải đi về một hướng mà cũng không thể nói văn học sẽ đi về đâu” .

Thời đại này không có những trào lưu, không có những trường phái mà chỉ có sự vận động cá nhân. Vì thế, có thể ví lĩnh vực tiểu thuyết như một bầu trời mà mỗi tác giả xuất hiện như một vì sao thêm vào cho ta thấy sự rộng lớn bao la của bầu trời chứ không chỉ ra đâu là hướng chính của bầu trời. Cuộc sống của chúng ta, của dân tộc ta ở đâu thì tiểu thuyết của chúng ta ở đấy. Điều này cũng có nghĩa tiểu thuyết là sự phản ánh đời sống của con người từ những gì bình dị, giản đơn nhất.

Trước khi bước vào con đường viết tiểu thuyết, để Những đứa trẻ chết già

ra đời, tác giả đã gắn bó với thơ. Đến với tiểu thuyết, trái ngược với con người có vẻ ngoài giản dị, hiền hòa, nhân hậu, ít nói, chất văn của tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già của tác giả cũng như chính con người bên trong ông, mạnh mẽ, sắc sảo, ưa nhìn kĩ vào sự thật.

Nguyễn Bình Phương là nhà văn quân đội, nên chất “quân đội” ấy không hề thể hiện ra nội dung tác phẩm mà ẩn thật sâu dưới bề mặt lớp chữ. Nó mang tính “bí mật” không thể chạm tay, nhìn thấy... mà chỉ duy nhất là cảm nhận. Chính vì thế phản ứng của tác giả với những thói đời giả trá cũng thật quyết liệt.

Có thể nói, sáng tác vào thời điểm cao trào đổi mới văn học, cây bút trẻ Nguyễn Bình Phương có điều kiện tìm cho mình “một lối đi riêng”, đóng góp tiếng nói riêng cho văn học Việt Nam đương đại.

1.3.3. Nhìn qua thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương

Nguyễn Bình Phương là hiện tượng tiêu biểu nhất của văn học Việt Nam đương đại, là sản phẩm thành công của trường viết văn Nguyễn Du. Kiên định trong những ý tưởng nghệ thuật, các sáng tác của ông kết tụ nhiều vấn đề có ý nghĩa, tiêu biểu cho tiểu thuyết Việt Nam thời kì hậu chiến cả trên bình diện mỹ học lẫn trên kĩ thuật sáng tác và mô hình tiểu thuyết.

Đại diện cho một nỗ lực thoát khỏi quan niệm giản đơn về mỹ học phản ánh luận, đã diễn ra một sự thay đổi về bản chất trong mối quan hệ hiện thực. Sáng tác văn học trong những tiểu thuyết của ông, thế giới nghệ thuật trong sáng tác của ông vừa mang dấu ấn thế giới hiện tồn của con người đương đại vừa giống như một thế giới không có ở đâu cả, với sự mù mờ của những tên địa danh và sự biến mất của những kí hiệu chỉ thời gian. Có một công thức chi phối phương thức cấu trúc một loạt tiểu thuyết quan trọng của ông (Người đi vắng, Những đứa trẻ chết già, Thoạt kì thủy) là sự đan xen đồng thời của các không gian - thời gian. Tiểu thuyết Người đi vắng của ông là một trong những mẫu tiêu biểu cho lối kết cấu này. Nhân vật chính trong tiểu thuyết là một cựu chiến binh

thường xuyên bị ám ảnh bởi cái chết của một người lính đối phương do anh gây ra trong chiến tranh chống Mỹ. Không gian của thiên chuyện diễn ra ở thành phố Thái Nguyên và thời gian có thể hiểu như là xã hội Việt Nam đương đại.

Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương rất phong phú và đa dạng. Không chỉ đề tài, nhân vật mà ngay cả tình huống truyện, giọng điệu, yếu tố kì ảo... tất cả đều làm nên một thế giới đa dạng trong tiểu thuyết, góp phần làm giàu cho tiểu thuyết Việt Nam đương đại.

Những đứa trẻ chết già là cõi âm và cõi dương, đến cõi người và cõi vật

Người đi vắng rồi trí nhớ và sự suy tàn của trí nhớ trong Trí nhớ suy tàn, người và người điên trong Thoạt kỳ thủy. Tiểu thuyết Ngồi vẫn có hai mạch song song nhưng trong cùng một con người, đời sống hiện thực hàng ngày và đời sống đang xảy ra trong tư tưởng của Khẩn. Ngồi được xem là tác phẩm có những khám phá bên trong con người, tìm hiểu những thức cảm nội tại của nhân vật. Nguyễn Bình Phương chia sẻ khi ông viết về sự giãy dụa của người công chức trong việc giữ gìn mô hình sống mẫu mực trước những cám dỗ của một xã hội đang phát triển, có những cốt lõi mà họ không được vi phạm. Tuy nhiên, họ vẫn đang phải đối mặt vời cái đám lùng nhùng ấy. Tóm lại, ông muốn phản ánh tình trạng dở dở, ương ương của công chức đương thời. So với các nhân vật trong các tiểu thuyết khác của ông thì Khẩn trong Ngồi là mẫu người kì lạ: ngồi im mà vẫn bay nhảy, Khẩn vừa đại diện cho cá tính Giao chỉ, vừa đại diện cho cái tôi bất động, vừa tự ti vừa đầy ảo tưởng. Trong nội tâm của Khẩn có sự di chuyển vào ra liên tục giữa ảo và thực đến mức khó phân biệt.

Nguyễn Bình Phương vừa là nhà thơ, vừa là nhà văn, chính vì thế mà nhiều khi ta thấy có sự giao hòa của hai phương diện này và làm cho các tác phẩm của ông thêm hấp dẫn. Sự trải nghiệm trong quân đội cũng là yếu tố quan trọng tạo nên những thành công trong thế giới nghệ thuật của Nguyễn Bình Phương. Và hơn cả, tiểu thuyết của ông còn là tiếng nói của những con người đang đi tìm ý nghĩa cho cuộc sống của mình.

Chương 2

NHỮNG CẢM HỨNG LỚN VÀ CÁI NHÌN VỀ HIỆN THỰC TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG 2.1. Cảm hứng hướng về quá khứ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.1. Cảm hứng lịch sử

Quá trình sáng tạo của nhà văn bắt đầu từ khi nảy sinh những dự định rồi sau đó là qúa trình nảy sinh những quan niệm mang tư tưởng sáng tạo của tác phẩm văn học. Những tư tưởng ấy thường gắn liền với sự thụ cảm của nhà văn với cuộc sống dưới hình thức cảm xúc. Trong cuốn “Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học”, M.B.Khrapchenko cho rằng: “sự dồi dào về cảm xúc của tác phẩm nghệ thuật là một đặc điểm hữu cơ của tái tạo hình thức bằng hình tượng, là một điểm của sự thể hiện những tư tưởng sáng tạo, sự phát triển của các tính cách”. Nhà phê bình V.G.Bieelinxky xác định vai trò và nguồn gốc của tư tưởng trong tác phẩm: “Trong những tác phẩm nghệ thuật chân chính tư tưởng đâu phải là một khái niệm trừu tượng được thể hiện một cách giáo điều mà nó là linh hồn của chúng, nó chan hòa trong chúng như ánh sáng chan hòa trong pha lê. Trong những tác phẩm nghệ thuật, tư tưởng là cảm hứng chủ đạo của chúng. Cảm hứng chủ đạo là gì? Đó là sự xâm nhập say mê và sự ham thích một tư tưởng nào đó. Mỗi tác phẩm nghệ thuật phải là kết quả của cảm hứng chủ đạo, phải thấm đượm nó. Thiếu cảm hứng chủ đạo thì không thể hiểu được là cái gì đã buộc nhà thơ cầm bút và cung cấp cho anh ta sức lực và khả năng để khởi đầu và kết thúc một tác phẩm đôi khi khá đồ sộ”

Cảm hứng chủ đạo là cái tạo nên nền tảng của giọng điệu trong tác phẩm của nhà văn. Nó chi phối hệ thống hình tượng nhân vật, xác lập góc nhìn của tác giả đối với hiện thực được phản ánh. Cảm hứng xuất hiện khi tác giả nói đến một cái gì cao cả, có ý nghĩa tồn tại của con người, nói đến niềm vui, nỗi đau, lòng căm giận có ý nghĩa sâu rộng. Ứng với mỗi niềm cảm hứng ấy là một phương

pháp sáng tác, một loại hình tác phẩm, một giọng điệu riêng. Nếu cảm hứng là cao cả thì thế giới hình tượng là những hình tượng anh hùng, giọng điệu tác phẩm là cao cả, nhà văn sẽ sử dụng các từ cao cả, to lớn, cổ kính, có âm hưởng thống thiết. Nếu cảm hứng là chính luận phê phán thì hệ thống nhân vật sẽ là những nhân vật tầm thường, chứa đựng những nghịch lí trong tính cách và giọng điệu tác phẩm thiên về phạm trù cái hài, mang yếu tố mỉa mai. Cảm hứng cảm thương sẽ tạo nên thế giới hình tượng bi thương bằng giọng điệu ai oán.

Chưa có nhà lí luận nào đưa ra khái niệm cảm hứng lịch sử nhưng trong nhiều bài phê bình về tiểu thuyết lịch sử, chúng ta dễ dàng bắt gặp thuật ngữ này. Căn cứ vào cách định nghĩa về cảm hứng chủ đạo và các loại hình cảm hứng trên có thể thuật hiểu sơ lược về cảm hứng lịch sử. Đó là cảm hứng sáng tác xuất phát từ cảm quan về hiện thực lịch sử, trong đó nhà văn lấy lịch sử làm đề tài, chất liệu để làm ra thế giới hình tượng, xác lập cho mình một điểm nhìn vào quá khứ, tạo ra giọng điệu tác phẩm phù hợp với điểm thời gian mà nó tái hiện. Ở các loại hình tiểu thuyết khác, trong quá trình sáng tạo nhà văn có thể dựng lên được hiện thực hoàn toàn hư cấu nhưng với tiểu thuyết lịch sử là thể loại viết về những con người và sự việc có thật trong quá khứ nên yếu tố thực đòi hỏi chiếm một phần quan trọng trong tác phẩm, bên cạnh sự hư cấu, sáng tạo. Vì thế, khi chọn cho mình cảm hứng sáng tác là đề tài lịch sử thì nhà văn không chỉ cần đến khả năng tưởng tượng, vốn ngôn ngữ, óc sáng tạo mà còn phải thực sự am hiểu và say mê với những dữ liệu lịch sử ngắn ngủi, khô khan, những hiện thực đã hóa thạch, hiểu và tìm thấy trong đó sợi dây liên lạc giữa hôm qua và hôm nay.

Nguyễn Bình Phương không phải là người viết tiểu thuyết lịch sử, cũng không phải là người luôn để các yếu tố lịch sử xuất hiện một cách đều đặn trong tất cả các tiểu thuyết của mình, hay nói cách khác, lịch sử trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương chỉ là những kí ức thoáng qua. Tuy nhiên, những kí ức thoáng qua ấy đôi khi lại để lại những ám ảnh sâu sắc trong lòng người đọc.

Trong tiểu thuyết Người đi vắng, nhân vật chính là một cựu chiến binh thường xuyên bị ám ảnh bởi cái chết của một người lính đối phương do anh gây

ra trong chiến tranh chống Mỹ. Không gian diễn ra ở thành phố Thái Nguyên và thời gian có thể được hiểu như là xã hội Việt Nam đương đại. Cuộc binh biến của Đội Cấn ở Thái Nguyên đầu thế kỉ XX được triển khai song song với số phận một nhóm nhỏ những người thời hiện tại. Hai mạch truyện ấy đan xen lẫn nhau bởi lịch sử dường như chỉ được Nguyễn Bình Phương nhìn nhận ở cảm thức đời thường chứ không phải ở cảm thức sử thi. Đội Cấn, Lập Nham, Đội Trường, Cả Thấu, Hai Vinh, Ba Nho,... đều mang một tâm trạng bất an khi quyết định khởi nghĩa. Đặc biệt là ở Đội Cấn và Lập Nham, dù đã cùng chung một con đường, và dường như họ đã hiểu nhau đến cùng kiệt mà vẫn bị gián cách đến nỗi không dám nói thẳng, nói thật với nhau nhiều điều. Hai lãnh tụ của cuộc binh biến cũng là hai cõi cô đơn cùng cực. Nguyễn Bình Phương chủ yếu thể hiện tâm trạng những người lãnh đạo nghĩa quân mà phơi bày cuộc chiến tranh trong nội tâm

Một phần của tài liệu Sắc thái trữ tình trong tiểu thuyết nguyễn bình phương (Trang 26)