Giao thoa thơ tiểu thuyết

Một phần của tài liệu Sắc thái trữ tình trong tiểu thuyết nguyễn bình phương (Trang 62)

6. Cấu trúc luận văn:

3.1.2. Giao thoa thơ tiểu thuyết

Tiểu thuyết được đánh giá là thể loại văn học có khả năng tổng hợp nhiều nhất nghệ thuật của các loại văn học khác. Điều đó thể hiện ở khả năng lấn át thể loại này, thu hút thể loại kia vào trong cấu trúc của mình, biện giải lại và sắp xếp trọng tâm cho chúng. Theo Bakhtin: Đây chính là một trong những hình thức đưa vào những tiếng nói khác nhau cơ bản nhất và quan trọng nhất trong tiểu thuyết. Sự giao thoa thể loại trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương thể hiện trên phương diện thể loại thơ, nhật kí, kịch và ấn tượng nhất vẫn là sự giao thoa kết hợp hài hòa giữa thể loại thơ- tiểu thuyết.

Chính dòng ý thức đã làm cho việc triển khai cốt truyện của nhiều tiểu thuyết giống như việc triển khai tứ thơ. Nhận định đó cho thấy sự có mặt của tư duy thơ trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương. Trên hiện thực văn bản ta thấy có sự đan xen một số câu thơ, bài thơ, bài hát vào đoạn văn.

Trí nhớ suy tàn chỉ trích dẫn hai câu thơ “em” chép trong cuốn sổ ngày xưa “Tóc ngắn mắt buồn”

Mơ những điều không ai mơ …”

Nhưng đầy sự mộng mơ và tuổi trẻ (mơ, mắt buồn). Ngồi lại xuất hiện những bài thơ dài hơn, khó hiểu hết ý nghĩa của nó :

“ và………buông xuống vạn bầu trời

……….trắng

bạc [60 ;167] Hay

Bảo ông trời đừng có mà hí hửng Sau cơn mưa ông có cơn mưa của tôi Nắng của ông tôi cho hết vào nồi Tôi đốt lửa nấu một tô cháo đặc

Tôi cho cây ăn cây ăn cho gió ăn …..[60 ;191]

Hình thức thơ lạ, phá vỡ quy tắc chính tả, mạch thơ biến đổi bất thường, đặc biệt là các hình ảnh thơ lần lượt xuất hiện như một sự liệt kê mà không có hệ thống liên tưởng (cơn mưa, nắng, tô cháo, cây ăn, gió ăn). Cuộc trò truyện giữa Thắng và Hoàn (trong Người đi vắng) kết thúc là bài thơ buồn:

Anh là con mắt buồn

Bên bờ sông mờ sương hoang vắng Đêm nay ai bước vào trăng

Những rào mây men theo sườn đồi

Về thật chậm một khuôn mặt xa xôi…[55;35] Sau độc thoại của linh hồn Đội Cấn, tác giả cũng đưa vào một bài thơ:

Dưới da là mắt mắt mở trừng trừng Mắt ngự trên đầu tôi bèn khóc miệng tôi Mắt trong hơi thở giữa gan bàn chân Sao đôi mắt anh nhìn em buồn thảm..

Hình ảnh đôi mắt đầy tâm trạng (con mắt buồn, buồn thảm) như một nỗi ám ảnh của nhân vật, lại như nói hộ một khoảng trống tâm hồn không thể lấp đầy được. Đó là đôi mắt tìm kiếm sự cảm thông vô vọng (bờ sông nơi sương hoang vắng, đôi mắt anh nhìn em buồn thảm). Trong Thoạt kì thủy cũng xuất hiện những bài hát của ông Phùng – nhà văn với lời than thở buồn bã:

Không ai đến thăm ta, hờ

Sương trắng nối nhau về trời, hờ Rừng đen, rừng đen, hờ

Sao người im lặng, hờ [58;122]

Bài hát của mụ điên trong truyện “Và cỏ của ông Phùng”: Chạm vào cỏ trắng

Minh se sẽ hiện về

Trăng mách rằng có con chim nâu trong bông hoa nâu Khuya nhòa cũng mải mê hót

Hót vào giấc mơ của trăng

Cách cảm nhận khác thường nhưng đầy “nhạy cảm” của người điên khiến cho những hình ảnh trở nên mong manh và đọng lại như một ảo giác dễ tan biến. Cỏ trắng, con chim nâu trong bông hoa nâu, giấc mơ trăng ở Những đứa trẻ chết già lại xuất hiện liên tục trong tiếng hát của gã đánh xe.

Tráng sỹ lên ba râu kìa chấm ngực Phi con ngựa trắng bạch màu than Cần thành gươm sáng loáng đời han rỉ Chặt cây cổ thụ mới mọc mầm.[54;81] Và

Có đứa trẻ chết già bên đường Có bà cụ đẻ non trong đáy giếng

Cách nói ngược và hình ảnh thơ gợi về những câu đồng dao quen thuộc mà trẻ con thường hay đọc. Bài hát tự nhiên tạo ra một thế giới khác lạ đầy tính chất tự sự như nói hộ sự kì lạ của câu chuyện về làng Ông. Gã đánh xe không biết mình sẽ đi đâu, họ phụ thuộc hoàn toàn vào sự điều khiển của gã. Tư duy thơ còn thể hiện trên phương diện nhịp điệu bằng việc lặp lại hình tượng, từ ngữ, câu. Một số hình tượng được khắc họa như nỗi ám ảnh trong dòng ý thức của nhân vật, có khi là hình ảnh trong suy tư hồi ức, trong cách chọc tiết (Thoạt kì thủy), cây điệp vàng (Trí nhớ suy tàn), Kim, cơn mưa, tiếng mõ, khuôn mặt (Ngồi), cũng có thể là hình ảnh trong giấc mơ, bố gặm chén, chọc tiết (Thoạt kì thủy), người đàn bà vận áo vàng (Trí nhớ suy tàn), cây xà cừ, người bạn thân (Người đi vắng). Hình ảnh trong cảm nhận, không gian hoang vắng, thiếu bóng con người, tiếng mọt (Người đi vắng); hoàng hôn lưu cửu và ảm đạm (Những đứa trẻ chết già). Hệ thống từ ngữ được lặp lại cũng là một dụng ý tạo nên chất thơ cho tác phẩm. Chuỗi từ ngữ trong dòng suy tư của Tính (Thoạt kì thủy) liên tục được lặp lại. “bị dắt đi, dắt đi, dắt đi[58;67], đập đập đập đập đập cho vỡ ra, cho kêu rên quằn quại[58;87], mẹ mơ thấy máu, mẹ mơ thấy máu”[58;98] cũng là cách thể hiện dòng chảy ý thức được xoáy sâu vào một ấn tượng nào đó của nhân vật. Đó có thể được hiểu là cách diễn đạt khác ở người điên. Trí nhớ suy tàn cũng xuất hiện khá nhiều kiểu lặp từ ngữ này. “Khi ấy kết thúc đời sinh viên, kết thúc một cuộc náo loạn không biết mệt mỏi, kết thúc cả một bộ tóc dài buông kín hai vai”[56;12], “hình như có em Vũ chuyện sôi nổi hơn, hình như những cử chỉ ân cần của Vũ trở nên thân mật hơn đều do em gợi ra và chỉ cho riêng em”[56;15]. Ấn tượng đọng lại trong trí nhớ được tô đậm hơn trong dòng hồi tưởng của nhân vật. Cùng suy tư của Khẩn về cuộc đời (Ngồi) ta gặp trong tưởng tượng về một cuộc đời thanh tịnh, xa lánh cơi thế tục để hòa nhập vào cõi trời đất mênh mông. Cảm giác về sự an nhiên tự tại được hiện rõ qua cách nói lặp lại (mênh mông, ta ăn, thân thể ta). “Đời người cũng thế, cũng sụp xuống giữa mênh mông bạt ngàn ngày tháng, mênh mông bạt ngàn yêu ghét. Đã có lúc ta ăn măng, ta thành măng, ta ăn quả ta là qủa, ta uống nước suối ta thành suối, thân thể ta

miên man róc rách, thân thể ta là rêu xanh óng ả”[60;164]. Từ đầu đến cuối ta vẫn thấy dáng ngồi của Khẩn không thay đổi, vẫn trong tư thế đang suy tư: “chân trái ...gập lại ngả ngang bằng với mặt đất, chân phải ...co lên ép vào bụng, tay trái bẻ vuông góc, bàn tay ngửa các ngón, mở ra như những cánh hoa đang tàn. Bàn tay phải của Khẩn với các ngón gân guốc như bộ rễ già nua bọc kín lấy đầu gối chân phải”[60;10,291].

Lặp câu tạo nên điểm nhấn cho hiện tượng và cảm xúc, có thể là lặp hoàn toàn một câu “mắt chó vàng như trăng” (Thoạt kì thủy) hay chỉ lặp cấu trúc: “Một đám mây trắng bồng bềnh hạ xuống bãi tha ma của làng, một vòng tay khổng lồ nhô lên khỏi mặt đất, ôm ấp một cuộc đời chưa trọn vẹn. Một cậu con trai không mang theo trí nhớ và không cần phải nhớ”[58;104]. Ngoài ra cũng xuất hiện những từ mới lạ: mưa xiên khoai, trăng đen, mắt chó vàng như trăng (Thoạt kì thủy)

Đọc tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương ta gặp những hình ảnh trăng trong (Thoạt kì thủy): “trăng u u rơi xuống mặt sông, sương lên sương lên, những tiếng dế vọng từ lòng đất nghe miên man, huyền bí. Trôi ở giữa những đụn khói ai cũng lẩn vào nhau, lẩn vào nhau. Tất cả đều mờ trăng không xuống được tóc, chỉ lơ lửng trên đầu. Trăng cười, vàng sắp thành đen rồi cứ nở mãi nở mãi, những đụm khói đặc quánh”[58;32]. Trăng được nhìn qua tâm trạng và liên tưởng của người điên. Sự liên tưởng mở ra vô hạn. Trăng trôi giữa những đụm khói, đụm khói, đụm khói có thể là mây cũng có thể là sương bao phủ mặt sông. Tâm trạng được liên tưởng qua hình ảnh thơ mộng “thấy mình là con thuyền lênh đênh giữa nước sông rạo rực”. Các từ láy chỉ trạng thái đã tạo nên sự sinh động cho hình tượng. Trong cái nhìn của Khẩn (Ngồi), mưa có vẻ quyến rũ hơn “mưa nhiều mà trời không tối, mà nhìn rõ bởi vẫn có nắng, có thể nhìn thấy rất rõ từng dòng mưa, từng hạt mưa, từng dòng vỡ vụn li ti lỏa tỏa trong không khí. Ánh nắng vàng rực lóe trên thân thể lão tâm thần ngô nghê, lão là một pho tượng dát vàng”[60;190]. Mưa là hình ảnh gột rửa, nắng là hình ảnh tôn lên vẻ đẹp khỏe khoắn của hình ảnh con người.

Sự hòa quyện giữa thơ và tiểu thuyết tạo nên tính nhạc trong âm điệu của lời văn. Ta thường gặp những đoạn thơ tầu hát chen vào đoạn văn trong tiểu thuyết. Ngoài ra, tư duy thơ còn được thể hiện qua nhịp điệu bằng cách lặp hình tượng, từ ngữ, câu văn, cách lạ hóa từ ngữ và sự xuất hiện dày đặc những câu văn đầy chất thơ. Nó góp phần tạo nên sự cảm nhận đầy tinh tế và hình tượng có chiều sâu hơn.

Một phần của tài liệu Sắc thái trữ tình trong tiểu thuyết nguyễn bình phương (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w