Lý thuyết gia quản trị người Hoa Kỳ, ông Herzberg cố gắng giải thích sự thúc đẩy con người một cách hoàn toàn khác. Nghiên cứu của ông đã tìm cách để khám phá hai giả thuyết:
(1) Các yếu tố gây ra thái độ công việc tích cực và những yếu tố gây ra thái độ tiêu cực là khác nhau (Miner, 2005).
(2) Các yếu tố và hiệu suất hoặc kết quả của cá nhân liên quan đến một chuỗi các sự kiện công việc diễn ra trong một khoảng thời gian dài khác với các yếu tố và hiệu suất hoặc kết quả của cá nhân liên quan đến chuỗi các sự kiện trong thời gian ngắn (Miner, 2005).
Ông đưa ra hai tập hợp các yếu tố thúc đẩy làm việc và gọi tập hợp thứ nhất là "yếu tố duy trì". Nhóm này chỉ có tác dụng duy trì trạng thái tốt, ngăn ngừa các "chứng bệnh". tuy nhiên chúng không làm cho con người làm việc tốt hơn.
Các yếu tố này bao gồm:
- Chính sách công ty và công tác quản trị (Company policy and administration).
- Sự giám sát (Supervision).
- Mối quan hệ (Interpersonal relationgships). - Điều kiện làm việc (Working conditions). - Lương bổng (Salary).
- Tình trạng địa vị (Status). - Công việc ổn định (Security).
(Herzberg, 1987)
Các yếu tố duy trì thì liên quan đến phạm vi của công việc (Herzberg, 1987). Tất cả mọi nhân viên đều mong muốn nhận được tiền lương tương xứng với sức lực của họ, công ty được quản trị một cách hợp lý và điều kiện làm việc của họ được thoải mái. Khi các yếu tố này được thỏa mãn, đôi khi những người nhân viên lại coi đó là điều tất nhiên. Nhưng nếu không có chúng, họ sẽ trở nên bất mãn và do đó, sản xuất bị giảm sút.
Tập hợp các yếu tố thứ hai là những yếu tố có tác dụng thúc đẩy thật sự. Chúng bao gồm:
- Thành tích, thành tựu đạt được (Achievement).
- Sự công nhận thành tích (Recognition for achievement). - Sự tự chủ trong công việc (The work itself).
- Sự thăng tiến và phát triển (Growth or advancement).
(Herzberg, 1987)
Các yếu tố thúc đẩy là những yếu tố liên quan đến nội dung công việc (Herzberg, 1987). Khi thiếu vắng các yếu tố thúc đẩy, người công nhân sẽ biểu lộ sự không hài lòng, lười biếng và thiếu sự thích thú làm việc. Những điều này gây ra sự bất ổn về mặt tinh thần.
(Chapman, 2001-2010)
Hình 2.3. Thuyết hai nhân tố của Herzberg
Yếu tố duy trì:
- Chính sách công ty và công tác quản trị - Sự giám sát.
- Mối quan hệ. - Điều kiện làm việc. - Lương bổng. - Tình trạng địa vị. - Công việc ổn định. Yếu tố thúc đẩy: -Thành tích, thành tựu đạt được. -Sự công nhận thành tích. -Sự tự chủ trong công việc. -Trách nhiệm.
Bảng 2.1. So sánh nội dung giữa các lý thuyết Cấp độ Cấp độ nhu cầu Các lý thuyết
Cấp bậc nhu cầu của Maslow Hai nhân tố của Herzberg
E.R.G của Alderfer 5
Cao
Nhu cầu về tự hoàn thiện
Các nhân tố động viên Nhu cầu phát triển 4 Nhu cầu về sự kính mến và
lòng tự trọng 3
Thấp
Nhu cầu về sở hữu và tình cảm (Được yêu thương).
Các nhân tố duy trì
Nhu cầu quan hệ 2 Nhu cầu an toàn và anh ninh
Nhu cầu tồn tại 1 Nhu cầu về thể chất, sinh lý
(Oosthuizen, 2001; Carr , 2005)