Hướng nghiên cứu tiếp theo

Một phần của tài liệu Các yếu tố động viên đối với nhân viên tuyến đầu trong các ngân hàng TMCP tại khu vực TPHCM Luận văn thạc sĩ (Trang 87)

Từ kết quả nghiên cứu của đề tài này cũng như những hạn chế của nó, tác giả xin đề xuất một số hướng nghiên cứu tiếp theo như sau:

- Nghiên cứu các yếu tố động viên nhân viên tuyến đầu trong một phạm vi rộng hơn, ví dụ như khu vực miền Nam, miền Trung hay Miền Bắc hoặc nếu có điều kiện hơn nữa thì có thể nghiên cứu trong phạm vi cả nước.

- Nghiên cứu các yếu tố động viên cho các đối tượng trong lĩnh vực ngân hàng (Có thể là các ngân hàng thương mại cổ phần / ngân hàng thương mại nhà nước / ngân hàng nói chung) nhưng làm việc ở những bộ phận xử lý số liệu, chứng từ (những người ít tiếp xúc với khách hàng) để đánh giá xem những yếu tố nào động viên họ trong công việc.

- Nghiên cứu các yêu tố động viên nhân viên tuyến đầu đối với các ngân hàng thương mại nhà nước.

- Nghiên cứu các yếu tố động viên nhân viên tuyến đầu đối với các đối tượng là quản lý cấp trung trong các ngân hàng hoặc có thể phân chia nhỏ ra thành hai khối là ngân hàng thương mại cổ phần và ngân hàng thương mại nhà nước để tiến hành nghiên cứu riêng rẽ và so sánh kết quả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Danh mục tài liệu tiếng Việt

1. Hà Văn Hội, 2007. Quản Trị Học. Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông.

2. Hồng Kỹ, 2013. Eximbank và Sacombank “dọn đường” cho kế hoạch sáp nhập lịch sử. <http://dantri.com.vn/kinh-doanh/eximbank-va-sacombank-don- duong-cho-ke-hoach-sap-nhap-lich-su-690932.htm>. [Truy cập ngày: 30 tháng 01 năm 2013].

3. Lệ Chi, 2013. Lợi nhuận ngân hàng TP HCM giảm gần 96%. < http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/ebank/ngan-hang/loi-nhuan-ngan-hang-tp- hcm-giam-gan-96-2725798.html>. [Truy cập ngày 24 tháng 01 năm 2013].

4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2012. Danh Sách Các Ngân Hàng

Thương Mại Nhà Nước (Đến 31/12/2012).

<http://www.sbv.gov.vn/portal/faces/vi/vilg/vilgpages_hethongtctd/nhtmnhanuoc?_ afrLoop=441375363117000&_afrWindowMode=0&_afrWindowId=null#%40%3F _afrWindowId%3Dnull%26_afrLoop%3D441375363117000%26_afrWindowMod e%3D0%26_adf.ctrl-state%3D18yg9vqxvz_145>. [Ngày truy cập: 15 tháng 01 năm 2013].

5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2012. Danh Sách Các Ngân Hàng

Thương Mại Cổ Phần (Đến 31/12/2012). <

http://www.sbv.gov.vn/portal/faces/vi/vilg/vilgpages_hethongtctd/nganhangthuong maicophan?_adf.ctrl-state=18yg9vqxvz_145&_afrLoop=441647867765500 >. [Ngày truy cập: 15 tháng 01 năm 2013].

6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2012. Danh Sách Chi Nhánh Ngân

Hàng Nước Ngoài Tại Việt Nam (Đến 31/12/2012). <

http://www.sbv.gov.vn/portal/faces/vi/vilg/vilgpages_hethongtctd/chinhanhnganhan gnuocngoai?_adf.ctrl-state=18yg9vqxvz_145&_afrLoop=441854766909100 >. [Ngày truy cập: 15 tháng 01 năm 2013].

7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2012. Danh Sách Ngân Hàng 100%

Vốn Nước Ngoài (Đến 31/12/2012). <

http://www.sbv.gov.vn/portal/faces/vi/vilg/vilgpages_hethongtctd/nganhangvonnuo cngoai?_adf.ctrl-state=18yg9vqxvz_145&_afrLoop=441797918169800 >. [Ngày truy cập: 15 tháng 01 năm 2013].

8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2012. Danh Sách Ngân Hàng Liên

Doanh (Đến 31/12/2012). <

http://www.sbv.gov.vn/portal/faces/vi/vilg/vilgpages_hethongtctd/nganhangliendoa nh?_adf.ctrl-state=18yg9vqxvz_145&_afrLoop=441759102225400 >. [Ngày truy cập: 15 tháng 01 năm 2013].

9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2012. Ngân Hàng Chính Sách. < http://www.sbv.gov.vn/portal/faces/vi/vilg/vilgpages_hethongtctd/cacnganhangchin hsach?_adf.ctrl-state=18yg9vqxvz_145&_afrLoop=441576290245800 >. [Ngày truy cập: 15 tháng 01 năm 2013].

10. Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. Hà Nội: Nhà Xuất Bản Lao Động – Xã Hội.

11. Nguyễn Nhật Tân, 2009. Các yếu tố tác động đến sự thỏa mãn của nhân viên ngân hàng thương mại cổ phần tại Tp. HCM. Luận văn thạc sỹ. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

12. Nguyễn Thị Phương Dung, 2012. Xây dựng thang đo động viên nhân viên khối văn phòng ở Thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại Học Cần Thơ, 22b, 145-154.

13. Phạm Xuân Lan và Thái Doãn Hồng, 2012. Ảnh hưởng của các yếu tố động viên đến sự gắn bó của người lao động với tổ chức – Nghiên cứu thực hiện tại công ty cổ phần Du Lịch Công Đoàn Tp. Hồ Chí Minh. Tạp Chí Phát Triển Kinh Tế, 261, 51-60.

14. Song Linh, 2011. Hợp nhất 3 ngân hàng Đệ Nhất, Tín Nghĩa và Sài Gòn. < http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/ebank/ngan-hang/hop-nhat-3-ngan-

hang-de-nhat-tin-nghia-va-sai-gon-2723803.html>. [ Ngày truy cập: 15 tháng 01 năm 2013].

15. Thùy Liên, 2012. Soi sức khỏe ngân hàng hậu sáp nhập. <http://www.baodautu.vn/portal/public/vir/baiviettaichinhnganhang/repository/colla boration/sites%20content/live/vir/web%20contents/chude/taichinhnganhang/nganha nglaisuat/8287e6e57f00000101db9ef502a9c95c>. [Truy cập ngày: 15 tháng 01 năm 2013].

16. Văn Hồ Đông Phương, 2009. Nghiên cứu các yếu tố động viên nhân viên tại ngân hàng TMCP Á Châu (ACB). Luận văn thạc sỹ. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

II. Danh mục tài liệu tiếng Anh

1. Borkowski, 2005. Organizational Behavior in Health Care, 1. Boston, Toronto, London, Singapore: Jones and Bartlett Publishers, Inc.

2. Carr, 2005. Investigating The Motivation Of Retail Managers At A Retail Organisation In The Western Cape. Luận văn thạc sỹ. University of the Western Cape.

3. Chapman, 1995-2012. Maslow's hierarchy of needs.

<http://www.businessballs.com/maslow.htm>. [Truy cập ngày 10 tháng 03 năm 2013].

4. Chapman, 2001-2010. Frederick Herzberg Motivational Theory. <http://www.businessballs.com/herzberg.htm>. [Truy cập ngày 10 tháng 03 năm 2013].

5. Chaudhary và Sharma, 2012. Impact of Employee Motivation on Performance (Productivity) In Private Organization. International Journal of Business Trends and Technology, 4, 29-35.

6. Collins Dictionary, n.d. English Dictionary: Definition of “Front line”.

<http://www.collinsdictionary.com/dictionary/english/front-line>. [ Truy cập ngày 10 tháng 03 năm 2013].

7. Fisher và Yuan, 1998. What motivates employees? A comparison of US and Chinese responses. The International Journal of Human Resource Management, 9, 516-528.

8. Hair và cộng sự, 2010. Multivariate Data Analysis. Seventh Edition, s.l: Pearson Prentice Hall.

9. Herzberg, 1987. One More Time: How Do You Motivate Employees?.

Harvard Business Review, September-October,5-16.

10. Hossain và Hossain, 2012. Factors affecting employee’s motivation in the fast food industry: The case of KFC UK LTD. Research Journal of Economics, Business and ICT,5, 21-30.

11. Jonhson, 2005. Employee Motivation: A Comparison Of Tipped And Non-Tipped Hourly Restaurant Employees. Luận văn thạc sỹ. University of Central Florida.

12. Khan và Mufti, 2012. Effect of Compensation on Motivating Employees in Public and Private Banks of Peshawar(BOK and UBL). Journal of Basic and Applied Scientific Research, 2, 4616-4623.

13. Kim, 2006. Employee Motivation: “Just Ask Your Employees”. Seoul Journal of Business, 12, 19-35.

14. Kovach, 1987. What Motivates Employees? Workers and Suppervisors Give Different Answers. Business Horizons, September-October,58-65.

15. Malik và Maeem, 2009. Motivational Preferences Of Pharmaceutical Salesforce - Empirical Evidence from Pakistan. Pakistan Economic and Social Review, 47,19-30.

16. Maslow, 1943. A Theory of Human Motivation. Psychological Review, 50, 370-396.

17. Miner, 2005. Oganizational Behavior 1 – Essential Theories Of Motivation And Leadership. New York: M.E.Sharpe, Inc.

18. Oothuizen, 2001. Motivation Influencing Worker Performance In A Technical Division Of Telkom Sa. Acta Commercii, 1, 19-30.

19. Pritchard và Ashwood, 2008. Managing Motivation A Manager’s Guide to Diagnosing and Inproving Motivation. New York: Routledge.

20. Patricia, 2011. Motivation and sales performance of employees – Case study: Niko Insurance. Luận văn cử nhân. Commerce of Makerere University.

21. Ratzburg, n.d. Alderfer's ERG Theory of Motivation.

<http://jam3c.tripod.com/id7.html>. [Truy cập ngày 12 tháng 03 năm 2013].

22. Robertson, 2003. Knowledge managerment for front-line staff.

<http://www.steptwo.com.au/papers/kmc_frontline/index.html>. [Truy cập ngày 09 tháng 03 năm 2013].

23. Safakli và Ertanin, 2012. Universality of Factors Motivating Employees in the Banking Sector of Northern Cyprus and their Demographic Reflections.

International Journal of Academic Research in Business and Social Sciences, 2, 627-643.

24. Schermerhorn, 2002. Oganizational Behavior. 7th Edition. S.l: John Wiley & Sons, Inc.

25. Senol, 2011. The Effect of Job Security on the Perception of External Motivational Tools: A Study in Hotel Businesses. Journal of Economic and Social Studies, 1, 33-60.

26. Walsh, 2005. Theories On Motivation: A Study Of Queens Library Employees. Luận văn thạc sỹ. New York Institute of Technology.

27. Wiki.answers.com, n.d. What is front line staff?

<http://wiki.answers.com/Q/What_is_front_line_staff>. [Truy cập ngày 13 tháng 03 năm 2013].

28. Willey, 1997. What motivates employees according to over 40 years of motivation surveys. International Journal of Manpower,18, 263-280.

29. Wong và cộng sự, 1999. The impact of demographic factors on Hong Kong hotel employees' choice of job-related motivators. International Journal of Contemporary Hospitality Management, 11,230-242.

30. Yang, 2010. The importance of staff training in the hotel industry – Case study: Renaissance Shanghai Yuyuan Hotel. Luận văn đại học. Vaasan University Of Applied Sciences.

Phụ lục 1

DÀN BÀI THẢO LUẬN NHÓM Phần I: Giới thiệu

Xin chào anh/chị,

Tôi là Đậu Cao Sang, hiện tại tôi đang là học viên cao học khoa Quản Trị Kinh Doanh của Trường Đại học kinh tế. Hiện nay, tôi đang tiến hành một nghiên cứu về các yếu tố động viên nhân viên tuyến đầu trong các ngân hàng thương mại cổ phẩn khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Hôm nay, tôi xin được trao đổi với các anh chị về vấn đề động viên nhân viên.

Xin các anh chị lưu ý là chúng ta sẽ thảo luận về vấn đề này do đó không có quan điểm nào là đúng hay sai cả, tất cả các quan điểm của anh chị đều giúp cho nghiên cứu của tôi phản ánh một cách chính xác hơn mối quan tâm của các anh chị và tình hình thực tế diễn ra.

Thời gian dự kiến là một tiếng rưỡi đồng hồ.

Phần II: Khám phá các yếu tố động viên nhân viên

1. Theo bản thân các Anh/Chị, các yếu tố nào động viên anh chị làm việc? Anh/chị vui lòng cho biết cụ thể hơn về các yếu tố đó.

2. Trong các yếu tố còn lại sau đây các anh chị cho yếu tố nào là quan trọng (sử dụng các yếu tố trong mô hình 10 thành phần của Kovach và chú ý là chỉ đưa các yếu tố mà mọi người chưa đề cập đến. Cụ thể như:

2.1. Đối với Anh/chị công việc thú vị hay không thú vị có ảnh hưởng nhiều đến thái độ làm việc của anh/chị không? Công việc thú vị, phù hợp với năng lực của Anh/chị có động viên Anh/chị hay không? (công việc thú vị).

2.2. Anh/chị có quan tâm đến việc được cấp trên ghi nhận sự thành tích của anh/chị không? Khi anh/chị được cấp trên ghi nhận hoàn thành tốt công việc, ghi nhận góp phần vào sự thành công của công ty có tác động động viên anh/chị hay không? (Được công nhận đầy đủ công việc đã làm).

2.3. Khi anh/chị được quyền kiểm soát và chịu trách nhiệm với công việc, được khuyến khích tham gia vào các quyết định liên quan đến công việc và được khuyến khích đưa ra những sáng kiến, anh chị có thấy được động viên không? (Sự tự chủ trong công việc).

2.4. Đối với Anh/Chị, công việc làm ổn định có làm Anh/chị yên tâm làm việc không? không phải lo lắng đến mất việc làm có kích thích động viên Anh/Chị? (Công việc ổn định).

2.5. Lương bổng hiện nay có tương xứng với năng lực làm việc của anh/chị hay không? Khi mức lương được nhận phù hợp, đảm bảo cho cuộc sống có phải là yếu tố động viên anh/chị hay không? (Lương cao).

2.6. Anh/chị có quan tâm đến những cơ hội thăng tiến và phát triển nghể nghiệp mà công ty đã dành cho anh/chị không? Khi anh/chị được giao cho những chức vụ phù hợp với năng lực, được hướng cho thấy tiến trình phát triển nghề nghiệp của anh/chị thì có động viên tốt hơn cho anh/chị hay không? (Cơ hội thăng tiến và phát triển).

2.7. Nơi anh/chị làm việc thoáng mát, đủ diện tích và không gian để làm việc có làm ảnh hưởng đến khả năng làm việc của anh/chị không? Điều kiện làm việc tốt có động viên làm việc tốt hơn cho anh/chị? (Điều kiện làm việc tốt).

2.8. Cấp trên của anh/chị có luôn bảo vệ quyền lợi của anh/chị không? Việc Anh/chị được cấp trên tôn trọng, tin cậy và luôn hỗ trợ anh/chị trong công việc có động viên anh/chị hay không? (Sự gắn bó với cấp trên với nhân viên). 2.9. Khi anh/chị thực hiện sai trong công việc, cấp trên có khéo léo trong việc góp ý hay không? Việc cấp trên luôn tế nhị trong phê bình có làm anh/chị cảm thấy được động viên làm việc hay không? (Xử lý kỷ luật khéo léo, tế nhị).

2.10.Khi gặp vấn đề cá nhân khó khăn, anh/chị có được sự hỗ trợ từ cấp trên không? Khi anh/chị được cấp trên quan tâm, hỗ trợ giải quyết các vấn đề cá nhân, các khó khăn, anh/chị có thấy đó là yếu tố động viên tinh thần làm việc của anh/chị hay không? (Sự giúp đỡ của cấp trên để giải quyết những vấn đề cá nhân).

2.11.Công ty anh/chị có các khoản phúc lợi hay không? Nếu công ty có nhiều khoản phúc lợi thì anh / chị có cảm thấy mình được động viên hay không? (Các khoản phúc lợi).

2.12.Công việc của anh / chị có được thiết lập và xác định rõ mục tiêu hay không? Nếu công việc của anh chị được thiết lập và xác định rõ mục tiêu thì có làm cho anh chị cảm thấy được động viên hay không? (Thiết lập công việc và xác định rõ mục tiêu).

2.13.Thương hiệu, danh tiếng của công ty anh/chị có nổi tiếng không? Nếu các anh chị được làm trong một công ty có thương hiệu và nổi tiếng, được nhiều người biết đến thì anh/chị có cảm thấy được đông viên hay không? (Thương hiệu, danh tiếng của tổ chức).

2.14.Đối với anh/chị thì việc có những đồng nghiệp thân thiện, có làm cho công việc của anh/chị thực hiện tốt hơn không? Khi anh/chị có những đồng nghiệp luôn vui vẻ và sẵn sàng hợp tác, hỗ trợ anh/chị trong công việc thì có động viên anh/chị hay không? (Sự hỗ trợ từ đồng nghiệp).

2.15.Anh/chị có nhiều thành tích, thành tựu đạt được trong quá trình làm việc tại công ty của anh chị hay không?Nếu các anh chị đạt được nhiều thành tích trong công việc thì anh chị có cảm thấy được động viên hơn không?

(Thành tích, thành tựu đạt được).

Phần III: Khẳng định các yếu tố động viên nhân viên

Bây giờ xin anh chị xem xét các yếu tố sau đây và chia chúng thành 10 nhóm chính trong đó các yếu tố trong cùng một nhóm có đặc điểm gần nhau. Vì sao các anh chị phân chúng vào nhóm đó. Có thể xếp chúng thành ít hơn hay nhiều hơn 10 nhóm không? Vì sao?

Xin chân thành cảm ơn anh/chị!

Phụ lục 2

BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT VỀ CÁC YẾU TỐ ĐỘNG VIÊN NHÂN VIÊN

Kính chào Quý Anh/Chị.

Tôi là Đậu Cao Sang, hiện là học viên cao học của trường Đại Học Kinh tế TP.HCM. Hiện nay tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu “Các yếu tố động viên đối với nhân viên tuyến đầu trong các ngân hàng thương mại cổ phần

khu vực Thành phố Hồ Chí Minh”. Vì vậy, tôi mong nhận được sự hỗ trợ từ Anh/chị. Phần trả lời của Anh/Chị là

những dữ liệu rất có giá trị cho đề tài nghiên cứu của tôi. Rất mong Anh/ Chị dành ít thời gian để trả lời bảng câu hỏi này.

Xin lưu ý với Anh/Chị là không có ý kiến đúng hoặc sai cho phần trả lời bảng câu hỏi này. Vì vậy, Anh/Chị vui lòng trả lời theo cảm nhận của mình đối với mỗi câu hỏi.

PHẦN I. Anh/Chị vui lòng cho biết mức độ đồng ý của các anh chị đối với những phát biểu dưới đây. Đối với mỗi phát biểu, Anh/Chị hãy trả lời bằng cách đánh dấu (X) vào một trong các con số từ 1 đến 5; theo quy ước số càng lớn là Anh/Chị càng đồng ý :

1: Hoàn toàn không đồng ý 2: Không đồng ý 3: Bình Thường 4: Đồng ý 5: Hoàn toàn đồng ý

STT CÁC PHÁT BIỂU Mức độ đồng ý

I CÔNG VIỆC THÚ VỊ

1.1 Công việc của bạn cho phép sử dụng tốt các năng lực cá nhân. 1 2 3 4 5

1.2 Công việc của bạn rất thú vị. 1 2 3 4 5

1.3 Công việc của bạn có nhiều thách thức. 1 2 3 4 5 1.4 Công việc của bạn tạo điều kiện để cải thiện kĩ năng và kiến thức. 1 2 3 4 5

II CÔNG NHẬN ĐÓNG GÓP CỦA CÁ NHÂN

2.1 Lãnh đạo luôn đánh giá đúng năng lực của bạn. 1 2 3 4 5 2.2 Mọi người ghi nhận đóng góp của bạn vào sự phát triển của ngân hàng. 1 2 3 4 5 2.3 Bạn thường được cấp trên khen ngợi khi hoàn thành tốt công việc hoặc có những đóng góp hữu ích cho ngân hàng. 1 2 3 4 5

III SỰ TỰ CHỦ TRONG CÔNG VIỆC

3.1 Bạn được giao quyền hạn phù hợp tương ứng với trách nhiệm trong công việc. 1 2 3 4 5 3.2 Bạn được tự chủ trong công việc và chịu trách nhiệm với công việc mình làm. 1 2 3 4 5 3.3 Bạn được khuyến khích tham gia vào các quyết định liên quan đến công việc của ngân hàng, được tạo điều kiện để đưa ra những sáng kiến. 1 2 3 4 5

IV CÔNG VIỆC ỔN ĐỊNH

4.1 Bạn cảm thấy công việc hiện tại rất ổn định. 1 2 3 4 5

Một phần của tài liệu Các yếu tố động viên đối với nhân viên tuyến đầu trong các ngân hàng TMCP tại khu vực TPHCM Luận văn thạc sĩ (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)