nguyên nhân của chúng
3.1.2.2 Thách thức đối với NHNT VN trong quá trình hội nhập
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, hội nhập kinh tế cũng buộc NHNT Việt nam phải đối mặt với những thách thức lớn như:
- Tỷ trọng vốn tự có của NHNT thấp. Tính đến thủi điểm cuối tháng 12/2002, tổng số vốn tự có của NHNT là 2100 tỷ, hệ số an toàn vốn CAR đạt 3,44% (năm 2002) (CAR: tỷ lệ vốn tự có trên tài sản có có điều chỉnh theo tỷ lệ rủi ro), tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với mức chuẩn quốc tế là tối thiểu 8%, do đó đã ảnh hưởng tới uy tín quốc tế của ngân hàng, hạn chế khả năng mở rộng tín dụng.
- Nguồn vốn trung, dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn (chiếm 2 7 % năm 2002) nên đã hạn chế việc tham gia đầu tư vào các công trình trọng điểm của quốc gia-những cổng trình được hưởng nhiều ưu đãi và ít rủi ro do có sự khuyến khích của Chính phủ.
- Trình độ công nghệ ngân hàng và năng lực quản lý của ngân hàng mới đạt ở mức trung bình so với các ngân hàng trên thế giới.
- Sức ép cạnh tranh ngày càng tăng từ chính các N H T M trong nước và từ các ngân hàng nước ngoài. Trong quá trình hội nhập, cạnh tranh sẽ gây tác động rất lớn đến những lợi thế trong hoạt động kinh doanh của NHNT ở một số khía cạnh như mất dần lợi thế về ngoại tệ và kinh doanh ngoại tệ trên thị trường, thu hổp khả năng tận dụng chênh lệch lãi suất giữa thị trường trong nước và quốc tế, mất lợi thế trong hoạt động tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế.
Đứng trước những thách thức nêu trên, công cuộc đổi mới cơ chế quản lý và hoạt động kinh doanh của NHNT phải đảm bảo được 3 yêu cầu cơ bản sau để có thể chủ động trong hội nhập kinh tế, đó là:
- Lành mạnh hoa tình hình tài chính và nâng cao năng lực tài chính - Xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý khoa học.
- Xác định được chiến lược kinh doanh đúng đắn, phù hợp với bối cảnh hội nhập kinh tế.
3.2. Mục tiêu của quá trình đổi mới cơ chẽ quản lý và hoạt động kinh doanh của N H N T Việt nam đáp ứng yêu cầu hội nhập.
Từ thực trạng của NHNT và những thách thức trong quá trình hội nhập đối với NHNT, việc đổi mới cơ chế quản lý và hoạt động kinh doanh của N H N T Việt nam trong thời gian tới phải hướng tới 3 mục tiêu sau:
- Nâng cao năng lực tài chính, phấn đấu nâng cao chỉ số CAR đạt 6-8% tổng tích sản muộn nhất vào năm 2005.
- Cơ cấu lại tổ chức và nâng cao năng lực điều hành với nội dung chủ yếu:
• Cơ cấu lại m ô hình tổ chức phù hợp với mục tiêu kinh doanh, đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Phát triển m ô hình hướng khách hàng kết hợp với hướng sản phẩm thay cho m ô hình hướng sản phẩm thuần tuy như hiện nay.
• Tăng cường năng lực quản lý trong toàn hệ thống
• Nâng cao khả năng và hiệu quả hoạt động kiểm tra, kiểm soát và quản lý rủi ro của ngân hàng.
• Phát triển và mở rộng mạng lưới, sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng, giảm bớt chi phí và tăng hiệu quả kinh doanh trên cơ sở áp dụng công nghệ
hiện đại.