1.1.1.3.Những nhân tố ảnh hưởng đến cơ chê quản lý của các NHTM

Một phần của tài liệu Luận văn đổi mới cơ chế quản lý và hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngoại thương việt nam đáp ứng yêu cầu hội nhập (Trang 33)

Cơ chế quản lý của NHTM được xây dựng nhằm quản lý các nguồn lực và các hoạt động kinh doanh ngân hàng nằm trong giới hạn rủi ro hợp lý để có thể đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Cơ chế quản lý chịu ảnh hưởng của các nhân tố chủ yếu sau:

Các quy định pháp lý của Nhà nước trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng:

Cũng giống như các doanh nghiệp kinh doanh khác, ngân hàng là đơn vị kinh doanh nằm trong sự quản lý của Nhà nước, hơn nữa ngán hàng còn là tổ chức kinh doanh được kiểm soát chặt chẽ do những đặc trưng cơ bản của hoạt động kinh doanh ngân hàng nhằm hạn chế những rủi ro đối với hệ thống tài chính quốc gia.

Các nguyên tắc, thông lệ quốctế trong hoạt động tài chính-ngân hàng: trong

với vai trò là xương sống củanền kinh tế sẽ chịu nhiều tác động của các nguyên tắc, thông lệ quốc tế.

Quy mô về các nguồn lực của chính bản thân ngân hàng: bao gồm các nguồn lực về con người,về vốn, công nghệ. Nhân tố con nguôi luôn là yếu tố hàng đầu và là tiền đề trong việc quyết định xây dựng một cơ chế quản lý thích hợp. Vốn và công nghệ cho phép ngân hàng xây dựng cơ chế quản lý tối ưu, có hiệu quả cao hơn.

Hoạt động của chính ngân hàng: đây là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến cơ chế

quản lý của ngân hàng. Cơ chế quản lý được xây dựng trên cơ sở quy m ô của các hoạt động kinh doanh của ngân hàng và mỗc tiêu của các hoạt động này. Quy m ô hoạt động của ngân hàng càng mở rộng đòi hỏi phải có cơ chế quản lý phức tạp hơn và phù hợp hơn. Mỗi sự thay đổi trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng tấtyếu sẽ kéo theo sự thayđổi trong cơ chế quản lý.

1.1.2. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.

1.1.2.1. Khái niệm.

Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp cung cấp dịch vỗ cho công chúng và các doanh nghiệp khác. Thành công của ngân hàng phỗ thuộc vào năng lực xác định các dịch vỗ tài chính mà xã hội có nhu cầu và thực hiện các dịch vỗ đó một cách có hiệu quả.

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại được hiểu là các hoạt động ngân hàng nhằm cung cấp các dịch vỗ tài chính đáp ứng nhu cầu của xã hội với mỗc đích thu lại lợi nhuận cho ngân hàng. Theo điều 20 luật các tổ chức tín dỗng của Việt Nam, "Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân

hàng vói nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín

dụng và đáp ứng các dịch vụ thanh toán ".

1.1.2.2. Các hoạt động kinh doanh chủ yêu của ngân hàng thương mại.

Với các chức năng cơ bản là trung gian tài chính làm nhiệm vỗ thu hút tiền gửi và tiền tiết kiệm, cung cấp tín dỗng, dịch vỗ thanh toán cho các tác nhân trong nền kinh tế và các dịch vỗ khác có liên quan, NHTM thực hiện các hoạt động kinh

doanh chủ yếu sau:

Hoạt động nhận tiền gửi: Các ngân hàng đầu tiên có thể dùng vốn tự có để tài trợ các hoạt động của mình. Tuy nhiên điều này không tồn tại lâu cho đến khi ý tưởng về việc thu hút tiền gửi và cho vay ngắn hạn đối với những khách hàng giàu có xuất hiện. Để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình, các ngân hàng đã tìm mụi cách để huy động được tiền. Một trong những nguồn quan trụng là các khoản tiền gửi (thanh toán và tiết kiệm của khách hàng).

Ngân hàng mở dịch vụ nhận tiền gửi để bảo quản hộ người có tiền với cam kết hoàn trả đúng hạn. Trong cuộc cạnh tranh để tìm và giành được các khoản tiền gửi, ngân hàng đã trả lãi cho tiền gửi như là phần thưởng cho khách hàng về việc sẩn sàng hy sinh nhu cầu tiêu dùng trước mắt và cho phép ngân hàng sử dụng tạm thời khoản tiền nhàn rỗi đó để kinh doanh. Hiện nay, việc thu hút các khoản tiền gửi có thể diễn ra dưới các hình thức như huy động tiền gửi tiết kiệm, mở tài khoản, phát hành trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi với các hình thức trả lãi đa dạng như trả lãi trước, trả lãi sau, lãi theo kỳ hạn, lãi suất bậc thang...

Hoạt động cho vay: Cho vay là hoạt động sinh lời cao, là hoạt động mang lại

lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng thông qua sự chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất đi vay. Hoạt động cho vay bao gồm ba hình thức cơ bản là cho vay thương mại, cho vay tiêu dùng và tài trợ dự án:

- Cho vay thương mại: ngay ở thời kỳ đầu, các ngân hàng đã chiết khấu thương phiếu mà thực chất là cho vay đối với các doanh nhân, những người bán các khoản phải thu của của khách hàng cho ngân hàng để lấy tiền mặt trước. Bước chuyển tiếp tiếp theo của chiết khấu thương phiếu chính là hình thức cho vay trực tiếp đối với khách hàng nhằm giúp hụ có vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. - Cho vay tiêu dùng: trong giai đoạn đầu, hầu hết các ngân hàng không thực hiện cho vay đối với cá nhân và hộ gia đình bởi vì hụ tin rằng rủi ro đối với các khoản cho vay tiêu dùng là tương đối cao. Tuy nhiên, sự gia tăng thu nhập của người tiêu dùng và sự cạnh tranh trong hoạt động cho vay buộc các ngân hàng phải hướng tới người tiêu dùng như một khách hàng tiềm năng. Sau chiến tranh t h ế giới thứ 2. cho vay tiêu dùng đã trở thành một trong những loại hình tín dụng tăng trưởng nhanh

nhất ở các nứơc phát triển.

- Tài trợ dự án: Bên cạnh hoạt động cho vay truyền thống là cho vay ngắn hạn, các ngân hàng ngày càng trở nên năng động trong việc tài trợ cho xây dựng nhà máy mới đặc biệt là trong các ngành công nghệ cao. Hình thức tín dụng này mang đến cho ngân hàng mức rủi ro khá cao nhưng đồng thậi cũng mang lại mức lãi lớn.

Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán: K h i các doanh

nhân, cá nhân gửi tiền vào ngân hàng, họ nhận thấy ngân hàng không chỉ bảo quản mà còn thực hiện các lệnh chi trả cho khách hàng của họ. Thanh toán qua ngân hàng đã mở đầu cho thanh toán không dùng tiền mặt, tức là ngưậi gửi tiền không cần phải đến ngân hàng lấy tiền m à chỉ cần viết giấy chi trả cho khách hàng và khách hàng mang giấy này đến ngân hàng để nhận tiền. Các tiện ích của thanh toán không dùng tiền mặt (an toàn, nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm chi phí) đã góp phần rút ngắn thậi gian kinh doanh và nâng cao thu nhập cho khách hàng. Khi ngân hàng mở rộng phạm vi hoạt động, hình thức thanh toán qua ngân hàng trở nén thuận tiện hơn cho khách hàng đã khuyến khích khách hàng gửi tiền vào ngân hàng để nhậ ngân hàng thanh toán hộ. Đó chính là sự phát triển của tài khoản tiền gửi giao dịch (demand deposit) cho phép ngưậi gửi tiền viết séc thanh toán cho việc mua hàng hóa và dịch vụ. Việc đưa loại tài khoản tiền gửi mới này được xem là một trong những bước đi quan trọng nhất trong công nghiệp ngân hàng. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhiều thể thức thanh toán cũng đã được phát triển như ủy nhiệm chi, nhậ thu, L/C, thanh toán điện tử, thẻ...

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ: Hoạt động kinh doanh ngoại tệ là một trong

những dịch vụ ngân hàng đẩu tiên được cung cấp trong quá trình hình thành và phái triển của ngân hàng, là hoạt động mua bán ngoại tệ-một ngân hàng đứng ra mua bán một loại tiền này lấy một loại tiền khác và hưởng phí dịch vụ

Hình thức ban đầu của hoạt động kinh doanh ngoại tệ là sự xuất hiện của các bàn đổi tiền, tại đó ngân hàng giúp các nhà du lịch đổi ngoại tệ lấy bản tệ. Hiện nav. hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM đã phát triển với sự đa dạng vẻ các nghiệp vụ và sự mở rộng quy m ô hoạt động cũng như sự tăng cao mức độ rủi ro.

qua thị trường hối đoái. Thị trường hối đoái là nơi mà ở đó xảy ra việc mua bán, trao đổi ngoại hối, trong đó chủ yếu là trao đổi ngoại tệ và các phương tiện thanh toán quốc tế. Trung tâm của thị trường hối đoái là thị trường liên hàng m à thông qua đó, mọi giao dịch mua bán ngoại hối được tiến hành trực tiếp với nhau.

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ hiện nay không chỉ bao gồm việc mua bán ngoại tệ mà còn bao gồm cả việc mua bán, trao đổi các phương tiện thanh toán quốc tế như séc, hối phiếu, điện chuyữn tiền và thư chuyữn tiền. Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ chủ yếu như nghiệp vụ mua bán ngoại hối có kỳ hạn, nghiệp vụ arbitrage, nghiệp vụ SWAP, nghiệp vụ quyền lựa chọn mua bán ngoại tệ (Options), nghiệp vụ hợp đồng ngoại hối Futures. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảo quản vật có giá: Các ngân hàng thực hiện việc giữ vàng và các vật có giá

khác cho khách hàng trong kho bảo quản. Ngân hàng giữ vàng và giao cho khách hàng tờ biên nhận (giấy chứng nhận do ngân hàng phát hành-hình thức đầu tiên của séc và thẻ tín dụng). Do khả năng chi trả bất kỳ lúc nào của giấy chứng nhận nên chúng được sử dụng như tiền đữ thanh toán các khoản nợ trong phạm vi ảnh hưởng của ngân hàng phát hành. Lợi ích của việc sử dụng phương tiện thanh toán này đã kích thích khách hàng gửi tiền vào ngán hàng đữ đổi lấy giấy chứng nhận của ngân hàng.

Bảo lãnh: Do khả năng thanh toán của ngân hàng cho một khách hàng rất lớn

và do ngân hàng nắm giữ tiền gửi của khách hàng, nên ngân hàng có uy tín trong việc bảo lãnh thanh toán cho khách hàng trong hoạt động mua sắm trang thiết bị. phát hành chứng khoán, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác. Bảo lãnh là việc ngân hàng cam kết với bên có quyền về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nhiệm vụ cam kết, khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho ngân hàng số tiền được trả thay.

Cho thuê thiết bị trung và dài hạn: Các ngân hàng tích cực trong việc cho

khách hàng kinh doanh quyền lựa chọn thuê các thiết bị, máy móc cần thiết thồnc qua hợp đổng thuê mua, trong đó ngân hàng mua thiết bị và cho khách hàng thuê. cuối hợp đồng thuê, khách hàng có thữ mua lại thiết bị. Hợp đồng cho thuê thường phải đảm bảo yêu cầu khách hàng trả tới 2/3 giá trị tài sản cho thuê, do đó cho thuê

của ngân hàng cũng có nhiêu điểm giống như cho vay và được xếp vào tín dụng trung và dài hạn.

Quản lý ngân quỹ: Các ngân hàng mở tài khoản và giữ tiền của phần lớn các doanh nghiệp và cá nhân. Nhờ đó ngân hàng thường có mối liên hệ chặt chẽ với nhiều khách hàng. Do có kinh nghiệm trong quản lý ngân quỹ và khả năng trong việc thu ngân, nhiều ngân hàng đã cung cấp cho khách hàng dắch vụ quản lý ngân quỹ, trong đó ngân hàng đổng ý quản lý việc thu chi cho khách hàng và tiến hành đầu tư phần thặng dư tiền mặt tạm thời vào các chứng khoán sinh lời và tín dụng ngắn hạn cho đến khi khách hàng cần tiền mặt để thanh toán.

Tài trợ các hoạt động của Chính phủ: Khả năng huy động và cho vay với khối lượng lớn của ngân hàng đã có khả năng đáp ứng những nhu cầu chi tiêu lớn và cấp bách của Chính phủ. Trong điều kiện các ngân hàng tư nhân không muốn tài trợ cho Chính phủ vì rủi ro cao, Chính phủ thường dùng một số đặc quyền trao đổi lấy các khoản vay của các ngân hàng lớn. Khi ngân hàng trung ương được thành lập Chính phủ đều tìm cách tham dự hoặc can thiệp trực tiếp để có các khoản tín dụng lớn. Ngày nay Chính phủ giành quyền cấp giấy phép hoạt động và kiểm soát các ngân hàng. Các ngân hàng được cấp giấy phép thành lập với điều kiện là họ phải cam kết thực hiện với mức độ nào đó các chính sách của Chính phủ và tài trợ cho chính phủ. Hình thức điển hình của hoạt động này là phải mua trái phiếu Chính phủ theo một tỷ lệ nhất đắnh trên tổng lượng tiền gửi m à ngân hàng huy động được, hoặc là phải cho vay với các điều kiện ưu đãi cho các doanh nghiệp và chính phủ.

Cung cấp dịch vụ ủy thác và tư vấn: Do có nhiều chuyên gia về quản lý tài chính hoạt động trong lĩnh vực tài chính của các ngân hàng nên nhiều cá nhân và doanh nghiệp đã tìm đến ngân hàng nhờ ngân hàng quản lý tài sản và quản lý hoại động tài chính hộ. Dắch vụ ủy thác phát triển sang cả ủy thác vay hộ, ủy thác cho vay hộ, ủy thác phát hành, ủy thác đầu tư... thậm chí các ngân hàng đóng vai trò là người được ủy thác trong di chúc quản lý tài sản cho khách hàng đã qua đời bằng cách công bố tài sản, bảo quản các tài sản có giá. Nhiều khách hàng còn coi ngán hàng như một chuyên gia tài chính. Ngân hàng sắn sàng cung cấp dắch vụ tư vấn đề đầu tư, về quản lý tài chính, về thành lập, mua bán, sát nhập doanh nghiệp.

Cung cấp dịch vụ môi giới đẩu tư chứng khoán: Nhiều ngân hàng đang phấn

đấu cung cấp đủ dịch vụ tài chính cho phép khách hàng thỏa mãn mọi nhu cầu. Đây là một trong những lý do khiến các ngân hàng bắt đầu bán các dịch vụ môi giới chứng khoán, cung cấp cho khách hàng cơ hội mua cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán khác m à không phải nhờ đến người kinh doanh chứng khoán. Hiện nay, một sể ngân hàng đã thành lập công ty chứng khoán hoặc công ty môi giới chứng khoán để cung cấp dịch vụ đẩy đủ hơn cho khách hàng.

Cung cấp dịch vụ bảo hiểm: Từ nhiều năm nay, các ngân hàng đã cung cấp

bảo hiểm tín dụng cho khách hàng, điều đó đảm bảo việc hoàn trả trong trường hợp khách hàng vay vển gặp rủi ro trong hoạt động, mất khả năng thanh toán. Hiện nay các ngân hàng đang tiến tới cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho khách hàng theo các hợp đồng bảo hiểm thông thường. Các địch vụ bảo hiểm thường được ngân hàng cung cấp thông qua các hợp đồng đã ký kết với các công ty bảo hiểm hoặc thành lập các công ty bảo hiểm của mình.

Cung cấp dịch vụ đại lý: Do đặc điểm của từng ngân hàng nên nhiều ngân

hàng không thể thiết lập chi nhánh hoặc vãn phòng ở khắp mọi nơi trong quá trình hoạt động của mình. Do đó nhiều ngân hàng (thường là các ngân hàng lớn) đã cung cấp dịch vụ ngân hàng đại lý cho các ngân hàng khác như thanh toán hộ, phát hành hộ các chứng chỉ tiền gửi, làm ngân hàng đầu mểi trong đồng tài trợ ...

Tuy nhiên không phải tất cả các ngân hàng đều tham gia đầy đủ các hoạt động ngân hàng kể trên, nhưng cùng với sự phát triển không ngừng của hoạt động sản xuất và xã hội và của công nghệ thông tin, danh mục các dịch vụ ngân hàng cũng không ngừng tàng lên. Nhiều loại hình tín dụng và tài khoản tiền gửi mới đang được phát triển, các loại dịch vụ mới như giao dịch qua Internet, thẻ thông minh, các dịch vụ bảo hiểm, kinh doanh chứng khoán ngày càng phát triển. Với sự đa dạng về các hoạt động ngân hàng đã tạo ra một sợ thuận lợi rất lớn cho khách hàng, đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn những nhu cầu tài chính của khách hàng.

Thứ nhất, sự đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng: xu hướng hiện nay là các ngân hàng không ngừng mở rộng danh mục các dịch vụ ngân hàng m à họ cung cấp

Một phần của tài liệu Luận văn đổi mới cơ chế quản lý và hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngoại thương việt nam đáp ứng yêu cầu hội nhập (Trang 33)