Mó hình tổ chức của NHNT Việt nam

Một phần của tài liệu Luận văn đổi mới cơ chế quản lý và hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngoại thương việt nam đáp ứng yêu cầu hội nhập (Trang 50)

THỰC TRẠNG cơ CHÊ QUẢN LÝ VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH C Ủ A N G Â N H À N G NGOẠI T H Ư Ơ N G VIỆT N A M

2.3.1 Mó hình tổ chức của NHNT Việt nam

Theo Quyết định số 286/QĐ-NH5 ngày 21/09/1996 của Thống đốc N H N N Việt nam, NHNT được4hành lập lại theo m ô hình Tổng công ty Nhà nước quy định tại Quyết định số 90/TTg ngày 7/3/1994 theo Uy quyền của Thủ tướng Chính phủ. NHNT được thầc hiện các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thầc hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước. Thời hạn hoạt động của NHNT là 99 năm kể từ ngày Thống đốc N H N N ký quyết định thành lập lại ngày 21/09/1996.

Hệ thống tổ chức của NHNT Việt nam hiện nay được thể hiện theo sơ đồ sau:

Sở giao dịch r Phòng Giao dịch Chi nhánh cấp Ì Đơn vị sầ nghiệp Văn phònị đai diên Công ty trầcthuôc Chi nhánh cấp 2 Giao dịch Phòng Phòng Giao dịch Sơ đồ 2.3.1 M ó hình tổ chức của NHNT

Tính đến cuối năm 2002, NHNT đã thành lập 24 Chi nhánh cấp ì và 15 chi nhánh cấp li, với 31 phòng Giao dịch trên toàn quốc. Ngoài ra, nằm trong hệ thống NHNT còn có 4 công ty trực thuộc bao gồm: Công ty thuê mua tài chính, Công ty Chứng khoán, Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản và Công ty tài chính Việt nam tại Hongkong, với Ì đơn vị sự nghiệp là Trung tâm tin học và 3 văn phòng đại diện tại nước ngoài ở các nước Nga, Pháp, Singapore.

NHNT là một N H T M Nhà nước với số vốn điều lệ hiện nay là 2100 tụ VND. Trong những năm trước kia, NHNT hoạt động như một ngân hàng chuyên doanh với hoạt động chủ yếu là cung cấp các dịch vụ phục vụ các hoạt động kinh doanh đối ngoại với đối tượng khách hàng tập trung vào các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, hiện nay để chuẩn bị cho quá trình hội nhập, NHNT đã dần từng bước mở rộng danh mục các dịch vụ kinh doanh, đa dạng hoa khách hàng nhằm xây dựng thành một ngân hàng đa năng, hoạt động trong cả lĩnh vực bán buôn và bán lẻ.

Theo m ô hình tổ chức hiện nay, NHNT được quản lý theo ngành dọc từ Trung ương tới chi nhánh. Các chi nhánh hoạt động dựa trên các kế hoạch đã được xây dựng căn cứ vào mục tiêu chung của Ngân hàng và đặc điểm cụ thể của từng chi nhánh. Giám đốc các Chi nhánh được đưa ra các quyết định liên quan đến hoạt động của chi nhánh trong giới hạn thẩm quyền cho phép. Hoạt động của chi nhánh chịu sự kiểm tra, kiểm soát trực tiếp của Trung ương.

Tại Hội sở chính, NHNT được tổ chức theo m ô hình:

- H Đ Q T : đại diện chủ sở hữu của ngân hàng, là cơ quan có quyền ra các quy định, chính sách, đường lối hoạt động của ngân hàng

- Tổng Giám đốc và Ban điều hành: là người chịu trách nhiệm trước H Đ Q T về hoạt động kinh doanh của ngân hàng, là người xây dựng các kế hoạch hoạt động của ngân hàng và tổ chức thực hiện các kế hoạch đó

- Ban kiểm soát H Đ Q T : có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính của ngân hàng, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ.

- Các phòng ban nghiệp vụ: hiện nay chủ yếu được phân định theo từng nghiệp vụ cụ thể. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng được quy định bởi T G Đ và Ban điều hành tuy theo nghiệp vụ của từng phòng

2.3.2 Hoạt động giám sát nội bộ

Hoạt động giám sát nội bộ của NHNT hiện tại được tổ chức trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật, bao gồm các phòng Kiểm tra nội bộ từ Hội sở Trung ương tời các chi nhánh. Đây là bộ máy trực thuộc Ban điều hành của NHNT. Hoạt động của các phòng Kiểm tra nội bộ chịu sự quản lý trực tiếp của T G Đ tại Trung ương và Giám đốc các chi nhánh.

Trên cơ sở các văn bản pháp lý hiện hành, các phòng Kiểm tra nội bộ của NHNT thực hiện đồng thời 2 chức năng: chức năng giám sát trong quy trình điều hành của ngân hàng và chức năng kiểm toán độc lập vời quy trình và hệ điều hành. BKS trực thuộc H Đ Q T được phép sử dụng hệ thống kiểm tra, KTNB để thực hiện nhiệm vụ của mình. Thành viên của BKS có 2 cán bộ kiêm nhiệm là cán bộ của NHNN và Bộ tài chính.

2.3.3 Uỷ ban quản lý Tài sản Nợ/Có- uỷ ban quản lý rủi ro

Nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng, công tác quản lý rủi ro đã nhận đuợc sự quan tâm của H Đ Q T và Ban điều hành. Tháng 9/2001, N H N T là một trong nhành ngân hàng đầu tiên trong hệ thống N H T M Việt Nam thành lập những bộ phận chuyên trách trong hoạt động quản lý rủi ro: đó là sự ra đời của Uy ban quản lý rủi ro (nằm đuôi sự điều hành của H Đ Q T ) và Uy ban quản lý Tài sản Nợ/có (trực thuộc Ban điều hành)

Uy ban quản lý rủi ro (RMC) được thành lập theo Quyết định của Chủ tịch H Đ Q T Ngân hàng Ngoại thương số 455/QĐ-TCCB-ĐT ngày 21/09/2001 nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của H Đ Q T . Chủ tịch RMC là Chủ tịch H Đ Q T .

Chức năng, nhiệm vụ của RMC:

- Đề ra các chính sách và quy chế về quản lý rủi ro, hạn chế rủi ro, kiểm soát ciệc thực hiện các quy chế và chính sách trên trong ngân hàng. Uy ban quản lý rủi ro sẽ tổng hợp, phân tích và đánh giá mức độ rủi ro, tham mưu cho H Đ Q T trong việc hoạch định chiến lược cũng như theo dõi việc thực hiện

- Chịu trách nhiệm thông báo cho H Đ Q T và Ban điều hành thông tin đầy đủ về tình

trạng, mức độ rủi ro tiềm ấn của ngân hàng cho từng mặt hoạt động, kiểm tra rủi ro trong khâu quản lý rủi ro và đưa ra khuyến nghị về bất kỳ sự cải tiến cần thiết nào nếu thực hiện các chính sách mới

- Ngoài ra RMC còn thực hiện chức năng của Hội đồng xử lý rủi ro, đó là xác định và duyệt mọi khoản dự phòng đặc biệt cho nợ khó đòi, xác định mọi khoản thanh lý nợ quá hạn, sử dụng dự phòng cho việc thanh lý nợ quá hạn, đưa ra chính sách hoặc kỹ thuật xử lý chế tài khác

2.3.3.2 Uy ban quản lý tài sản nợ/có

Ưỷ ban quản lý tài sản Nợ/Có (ALCO) được thành lập theo quyết định của chủ tịch H Đ Q T Ngân hàng Ngoại thương số 456/QĐ-TCCB-ĐT ngày 21/09/2001 với mục tiêu tăng cường kỹ năng quản trị điều hành của Ban điều hành.

A L C O chịu trách nhiệm quản lý ngân hàng về tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ an toàn

về thanh khoản, quản lý mức rủi ro và khả năng thu lợi nhuận của ngân hàng đối với các tài sản trong Bảng tổng kết tài sản lẫn các tài sản nằm ngoài Bảng tổng kết tài

sản nhằm đạt được lợi nhuận thoa đáng và đo lường, kiểm soát được mức độ rủi ro đối với ngân hàng.

Nhiệm vụ chủ yếu của ALCO:

- Định giá các sản phấm tài chính: quyết định các chính sách đầu tư, định giá các khoản cho vay vốn, hoạch định chính sách huy động vốn, hoạch định chính sách lãi suất, phí

- Quản lý hoạt động kinh doanh: quản lý thanh khoản của toàn bộ hệ thống, quản lý dự trữ, đặt ra các hạn mức để quản lý rủi ro, tính toán khả năng thu lợi nhuận của ngân hàng có xem xét đến các yếu tố rủi ro

- Xây dựng và duy trì khuôn khổ pháp lý đối với các hoạt động ngân hàng

- Quản lý sự vận hành của hoạt động kinh doanh trong khuôn khổ các quy định, hướng dừn của ngân hàng

Ngoài ra ALCO còn kết hợp với Uy ban quản lý rủi ro đưa ra các hạn mức về giao dịch ngoại hối, quan hệ tiền gửi đầu tư với các ngân hàng khác. ALCO sẽ tiếp nhận các thông tin từ các bộ phận quản lý vốn-hối đoái, quản lý rủi ro-tín dụng, các bộ phận điều hành nghiệp vụ giao dịch kinh doanh

Một phần của tài liệu Luận văn đổi mới cơ chế quản lý và hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngoại thương việt nam đáp ứng yêu cầu hội nhập (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)