Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển sản phẩm dịch vụ mới tại chi nhánh ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển hải dương (Trang 35)

Xuất phát từ thực trạng kinh doanh của các NHTM Việt Nam hiện nay có thể nói, một điểm yếu phổ biến và nổi bật của các NHTM là sự đơn điệu trong hoạt động kinh doanh. Chủ yếu là các dịch vụ truyền thống với các khách hàng truyền thống và khách hàng lớn. Các hoạt động khác chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong thu nhập và lợi nhuận của ngân hàng. Từ những kinh nghiệm thực tế của một số những nước ở Châu Á và của ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam ta có thểđưa ra bài học các NHTM Việt Nam:

Mt là Mở rộng và đa dạng hóa mạng lưới phục vụ khách hàng: Các ngân hàng phải phát triển mạng lưới của mình để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, tăng hiệu quả kinh doanh.

Hai là Việc phát triển mạng lưới kinh doanh cần phải đi đôi với chiến lược phát triển khách hàng và khả năng khai thác hiệu quả thị trường, rà soát lại những điểm giao dịch hoạt động không hiệu quảđể cắt giảm chi phí.

Ba làĐa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, phát triển các sản phẩm mới dựa trên công nghệ: Đa dạng hóa là điểm mạnh và mũi nhọn để phát triển dịch vụ ngân hàng cá nhân, hình thành bộ phận nghiên cứu chuyên trách sản phẩm. Trong đó tập trung vào những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, có đặc điểm nổi trội trên thị trường nhằm tạo ra sự khác biệt trong cạnh tranh, tận dụng các kênh phân phối đểđa dạng hóa sản phẩm, mở rộng và phát triển tín dụng tiêu dùng.

Bn là Tăng cường hoạt động tiếp thị và chăm sóc khách hàng: Phần lớn đối tượng phục vụ của dịch vụ ngân hàng bán lẻ là cá nhân, việc quảng bá, tiếp thị các sản phẩm dịch vụ đóng vai trò cực kỳ quan trọng, có lợi cho ngân hàng và khách hàng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 28

Năm là Tăng cường chuyển tải thông tin tới công chúng nhằm giúp khách hàng có thông tin cập nhật về năng lực và uy tín của ngân hàng, hiểu biết cơ bản về dịch vụ ngân hàng bán lẻ, nắm được cách thức sử dụng và lợi ích của các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 29

PHN 3

ĐẶC ĐIM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Đặc đim t nhiên

Hải Dương là một tỉnh nằm ở trung tâm châu thổ Sông Hồng, là một trong những cái nôi của nền văn hoá lâu đời của dân tộc Việt Nam. Hải Dương có 12 đơn vị hành chính trực thuộc gồm Tp Hải Dương, thị xã Chí Linh và 10 huyện: Nam Sách, Kinh Môn, Kim Thành, Thanh Hà, Ninh Giang, Gia Lộc, Từ Kỳ, Thanh Miện, Cầm Giàng, Bình Giang.

Diện tích toàn tỉnh: 1.662 km2

Vị trí địa lý; Hải Dương là một trong 7 tỉnh, thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, tiếp giáp với các vùng sau:

+ Phía đông: giáp TP Hải Phòng + Phía Tây: Giáp tỉnh Hưng yên + Phía Nam: Giáp tỉnh Thái Bình

+ Phía Bắc: Giáp tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh.

3.1.2 Tình hình phát trin kinh tế xã hi trên địa bàn

Dân số: hơn 1.703.492 người, mật độ dân số trung bình 1044.26 người/ km2. Dân số thành thị: 324.930 người, dân số nông thôn: 1.378.562 người.

Trong năm 2013, nền kinh tế Hải Dương đã đạt được những kết quả đáng mừng trong hầu hết các lĩnh vực. Cụ thể trong lĩnh vực thương mại, giá cả và dịch vụ: tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng đạt 22.140,4 tỷ đồng tăng 14.6% so với năm 2012, khu vực Nhà nước tăng 44.1%, khu vực ngoài nhà nước tăng 12.1%, khu vực có vốn đầu tư ngân sách nước ngoài tăng 13.3%. Trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng: chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng 8.1% so với năm 2012 đặc biệt là một số sản phẩm chủ lục như:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 30 xe động cơ, áo sơ mi cho trẻ em, áo phông, áo khoác, máy in, photo, máy quét…Trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản: chăn nuôi trang trại, gia trại phát triển nhanh, đến nay có 490 trang trại chăn nuôi, 5.201 gia trại.

Hải Dương đến nay đã quy hoạch 10 khu công nghiệp với tổng diện tích 2.719 ha. Với chính sách ưu đãi, thông thoáng Hải Dương đã thu hút nhiều nhà đầu tư vào khu công nghiệp. Là tỉnh có nhiều cụm khu công nghiệp với đa dạng các ngành nghề kinh doanh khác nhau, đã tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động. Cùng với sự phát triển của tình hình kinh tế xã hội tại Hải Dương, nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng của các đơn vị hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp và người dân ngày càng tăng cao. Số lượng các Chi nhánh Ngân hàng thương mại trên địa bàn Hải Dương ngày càng nhiều, dẫn đến sự cạnh tranh thị phần giữa các Ngân hàng ngày càng gay gắt

Theo số liệu báo cáo tổng kết đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương 3 năm, giai đoạn (2011 - 2013) cho thấy: Trong 3 năm vừa qua (2011 - 2013) tình hình chính trị, kinh tế khu vực và thế giới có những diễn biến phức tạp; nền kinh tế thế giới rơi vào tình trạng lạm phát, khủng hoảng và suy thoái trầm trọng; thiên tai, dịch bệnh xảy ra liên miên... đã tác động tiêu cực đến các hoạt động sản xuất - kinh doanh và đời sống nhân dân. Nhưng bằng truyền thống đoàn kết, nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hải Dương đã giành được nhiều thành tựu trên các mặt: Kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực. Các ngành, lĩnh vực phát triển khá toàn diện với tốc độ tăng trưởng bình quân 3 năm là 10,6%. Nhận định một cách khái quát như sau: Sản xuất nông lâm nghiệp phát triển khá toàn diện; diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới. Sản xuất công nghiệp vượt qua khó khăn, duy trì tốc độ tăng trưởng khá. Dịch vụ phát triển cả về quy mô, ngành nghề và thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Vốn đầu tư toàn xã hội tăng cao, kết cấu hạ tầng có bước phát triển đột

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 31 phá. Hoạt động tài chính, tín dụng có chuyển biến tích cực. Quan hệ sản xuất tiếp tục được củng cố, các thành phần kinh tếđược khuyến khích phát triển.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân đạt 10,6%/năm, cao hơn 0,8% so giai đoạn 2005- 2010 và đạt mức cao nhất từ trước tới nay (cao hơn 3,4% so bình quân của toàn quốc);

- Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp, thuỷ sản tăng bình quân 4,5%; trong đó nông nghiệp tăng 3,8%, thuỷ sản tăng 10,4% và lâm nghiệp tăng 7,5%.

- Trong 3 năm qua, ngành công nghiệp luôn giữ mức tăng trưởng khá cao, đạt tốc độ tăng bình quân 12,5%/năm, trong đó công nghiệp Trung ương tăng 2,9%, công nghiệp địa phương giảm 3,0% (chủ yếu do doanh nghiệp chuyển đổi), ngoài quốc doanh tăng 26,9%, khu vực các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 12,2%.

- Khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng ổn định; mặc dù chịu ảnh hưởng lạm phát, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế trong nước, nhưng nhờ thực hiện tốt chính sách kích cầu đầu tư và tiêu dùng, hoạt động thương mại đạt kết quả tích cực; giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng bình quân 15,4%, tổng mức bán lẻ hàng hoá tăng bình quân 24,8%/năm.

3.1.3 Tác động ca kinh tế - xã hi đến s phát trin sn phm dch v mi ca Ngân hàng trên địa bàn tnh ca Ngân hàng trên địa bàn tnh

- Những yếu tố thuận lợi của kinh tế xã hội đối với sự phát triển sản phẩm dịch vụ mới của Ngân hàng trên địa bàn tỉnhHải Dương:

Hải Dương nằm ở trung tâm tam giác kinh tế: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Cùng với tốc độ tăng trưởng bình quân 10,6%/ năm, tạo nhiều cơ hội thu hút các nhà đầu tư đến với tỉnh Hải Dương, từđó các Ngân hàng cũng có nhiều cơ hội thuận lợi hơn trong phát triển sản phẩm dịch vụ mới của mình.

Với những thành tựu đã đạt được về kinh tế xã hội nêu trên có ảnh hưởng rất tích cực tới hoạt động của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển chi nhánh Hải Dương nói chung và hoạt động phát triển sản phẩm dịch vụ mới nói riêng. Qua thực tiễn cho thấy, người dân trên địa bàn tỉnh Hải Dương (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 32

đã sử dụng các dịch vụ Ngân hàng như: Dịch vụ thanh toán chuyển tiền, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ ATM, Western Union, phonebanking, internetbanking, homebanking, tư vấn tài chính …

- Những yếu tố không thuận lợi từ tác động kinh tế xã hội đến phát triển sản phẩm dịch vụ mới của Ngân hàng: Là tỉnh còn nghèo, trình độ dân trí chưa đồng đều, đặc biệt là khi tiếp cận những vấn đề mới; Do đặc điểm địa lý, việc đi lại giữa các huyện vùng sâu vùng xa với trung tâm huyện và tỉnh là rất vất vả, vì vậy Ngân hàng gặp không ít khó khăn trong công tác phân bố hợp lý, mở rộng mạng lưới tổ chức tín dụng (TCTD) phù hợp với yêu cầu phát triển sản phẩm dịch vụ mới của Ngân hàng.

3.1.4. Gii thiu v Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát trin chi nhánh Hi Dương Dương

3.1.4.1 Quá trình hình thành và phát triển của BIDV Hải Dương

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển CN Hải Dương.

Địa chỉ: Số 2 đường Lê Thanh Nghị, phường Phạm Ngũ Lão, thành phố Hải Dương.

Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển chi nhánh Hải Dương (BIDV Hải Dương) là một thành viên của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam. BIDV Hải Dương là một trong 10 chi nhánh trên toàn quốc được thành lập rất sớm ngày từ những ngày đầu của sự nghiệp khôi phục và phát triển kinh tế. Với số lượng cán bộ có 9 đồng chí, lúc đầu chỉ có 2 bộ phận cấp phát và kế toán. BIDV Hải Dương đã phát triển gắn liền với sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp đổi mới đất nước, của ngành và của địa phương với các tên gọi:

- CN Ngân hàng Kiến thiết Hải Dương (1957).

- CN Ngân hàng Đầu tư và xây dựng Hải Hưng (1981). - CN Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hải Hưng (1991). - CN Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hải Dương (1997).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 33 BIDV Hải Dương hiện có 11 phòng giao dịch và 12 phòng chức năng tại Hội sở chi nhánh. Tổng số cán bộ CNV: 182 cán bộ, tuổi đời bình quân dưới 30, trình độđại học và tương đương > 80%, tổng số cán bộ đảng viên là 62 đảng viên, chiếm 55%/tổng số cán bộ. Mạng lưới hoạt động từng bước được mở rộng, nguồn nhân lực được trẻ hóa và trình độ ngày càng được nâng cao. Nội bộ đoàn kết, thống nhất, năng động trong chỉ đạo điều hành và triển khai thực hiện.

Cùng với quá trình xây dựng, trưởng thành và phát triển của toàn hệ thống. Bằng sự cố gắng, nỗ lực, năng động, sáng tạo, chi nhánh đã vượt qua mọi khó khăn, thách thức và trở thành một ngân hàng có uy tín, vị thế trên địa bàn, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng đất nước và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương qua các thời kỳ.

Để hội nhập và phát triển, đáp ứng nhu cầu ngày một đa dạng của khách hàng, BIDV Hải Dương đã phát triển mạnh mẽ các dịch vụ thanh toán trong nước, chi trả kiều hối, chuyển tiền quốc tế, thanh toán thẻ tín dụng, séc quốc tế, tư vấn thanh toán xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh, đại lý ủy thác đầu tư… nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong thanh toán. Đồng thời mở rộng dịch vụ ngân hàng hiện đại như thẻ rút tiền tự động ATM, nhắn tin tự động qua điện thoại di động (BSMS), dịch vụ thanh toán thẻ, dịnh vụ ngân hàng tại nhà (Home Banking), Internet Banking, đại lý nhận lệnh chứng khoán, kết nối Banknet giữa 7 ngân hàng thương mại tạo thành một hệ thống thanh toán thẻ tựđộng lớn nhất hiện nay…

Cùng với công tác chuyên môn, chi nhánh thường xuyên chú trọng giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ đảng viên. Thực hiện tốt công tác xây dựng và phát triển Đảng. Xây dựng Đảng bộ trong sạch, các tổ chức đoàn thể vững mạnh cùng với đội ngũ cán bộ có năng lực luôn đổi mới phong cách giao dịch, tiên phong trong mọi lĩnh vực, tư tưởng, đạo đức, phẩm chất tốt và được tỉnh công nhận là cơ quan văn hóa. Trong những năm gần đây Chi nhánh luôn vinh dựđược công nhận là lá cờ đầu toàn hệ thống ngân hàng của tỉnh Hải Dương.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 34 Thường xuyên quan tâm đến các công tác xã hội: Nuôi dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng, xây dựng các quỹ tình nghĩa - Đó là sự hình thành thế đứng vững chắc của hệ thống Ngân hàng Đầu tư và phát triển.

3.1.4.2 Cơ cấu tổ chức và tình hình lao động của BIDV Hải Dương

Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Hải Dương gồm 182 Cán bộ công nhân viên hoạt động ở tất cả các phòng ban. Trong đó có 30 thạc sĩ, 120 trình độđại học còn lại là cao đẳng và trung học. Với phương châm “ mỗi cán bộ công nhân viên sẽ là một lợi thế trong cạnh tranh”, cán bộ công nhân viên làm việc với một tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình trong công việc.

Để phục vụ tốt cho hoạt động của mình, BIDV Hải Dương đã thiết lập một cơ cấu tổ chức gồm: Ban giám đốc và các phòng ban. Mỗi bộ phận thực hiện một chức năng riêng và hỗ trợ nhau trong công việc.

Căn cứ quyết định số 680/QĐ-HĐQT ngày 03/09/2008 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Căn cứ nghị quyết 2509/NQ.BIDV.HD ngày 25 tháng 09 năm 2008 về cơ cấu lại bộ máy tổ chức theo đề án TA2 và Nghị quyết cuộc họp ngày 28/09/2008. Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hải Dương đã chuyển đổi mô hình Tổ chức và bố trí nhân sự của chi nhánh như sau:

- Ban giám đốc

+ Giám đốc: Chịu trách nhiệm điều hành chung, trực tiếp phụ trách công tác tổ chức hành chính, kinh doanh, cân đối tổng hợp.

+ Phó giám đốc: Gồm 3 phó giám đốc giúp việc cho giám đốc, chỉ huy và điều hành các chức năng quản trị nhưng ở mức độ sâu hơn, cụ thể hơn theo sự phân công và uỷ quyền của giám đốc, chịu hoàn toàn trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ mình được giao.

- Khối các phòng nghiệp vụ gồm 4 khối, có tất cả 12 phòng ban chức năng: Phòng khách hàng doanh nghiệp, Phòng khách hàng cá nhân, Phòng quản lý rủi ro, Phòng quản trị tín dụng, Phòng giao dịch khách hàng doanh nghiệp, Phòng giao dịch khách hàng cá nhân, Phòng quản lý dịch vụ kho quỹ,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 35 Phòng Tài chính - kế toán, Phòng tổ chức - hành chính, Phòng kế hoạch tổng hợp, Tổđiện toán.

- Các Phòng giao dịch bao gồm 11 phòng như sau: Phòng giao dịch Thành Đông, Phòng giao dịch Hoàng Thạch, Phòng giao dịch Tô Hiệu, Phòng giao dịch Hải Tân, Phòng giao dịch Cẩm Giàng, Phòng giao dịch Tiền Trung, Phòng giao dịch Nam Sách, Phòng giao dịch Gia Lộc, Phòng giao dịch Bình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển sản phẩm dịch vụ mới tại chi nhánh ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển hải dương (Trang 35)