Phát triển sản phẩm dịch vụ mới tại Ngân hàng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển sản phẩm dịch vụ mới tại chi nhánh ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển hải dương (Trang 34)

Trong những năm gần đây, nhận thức được sự cần thiết phải phát triển các dịch vụ Ngân hàng, các Ngân hàng tại Việt Nam đã tích cực đa dạng hoá các dịch vụ, cho ra đời nhiều sản phẩm mới có tiện ích cho khách hàng như: dịch vụ ATM, dịch vụ Ngân hàng điện tử, dịch vụ Phone-Banking, home-Banking, dịch vụ thẻ thanh toán… Tuy nhiên hơn 80% thu nhập của Ngân hàng thương mại vẫn chủ yếu là thu nhập từ dịch vụ tín dụng. Các dịch vụ Ngân hàng được đánh giá là nghèo nàn đơn điệu. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được Tạp chí "The Banker", một tạp chí có uy tín trong giới tài chính - Ngân hàng ở Anh, đánh giá là Ngân hàng tốt nhất Việt Nam với 3 năm liền (2002 - 2004) tiên phong trong đầu tư công nghệ mới nhằm phát triển dịch vụ Ngân hàng. Tuy nhiên đến nay, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam cũng chỉ có khoảng 300 dịch vụ. Trong khi đó các Ngân hàng trong khu vực và trên thế giới có tới hàng nghìn dịch vụ, Ngân hàng Nhật Bản có tới 6.000 dịch vụ. Do vậy, nếu đánh giá tổng thểđể so sánh với các NHTM trong khu vực thì tổng số dịch vụ mà Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cung cấp vẫn còn nghèo nàn và dịch vụ của NHTM Việt Nam nói chung bịđánh giá là kém phát triển.

Hiệp định thương mại Việt Mỹ có tầm quan trọng đặc biệt đối với quá trình hội nhập quốc tế. Các Ngân hàng Hoa Kỳđang từng bước tham gia vào mọi lĩnh vực hoạt động ở Việt Nam. Theo cam kết của Hiệp định, các nhà cung cấp dịch vụ tài chính Hòa Kỳđược phép cung cấp 12 phần ngành dịch vụ. Do đó đòi hỏi Ngân hàng thương mại Việt Nam phải nhanh chóng chủ động đầu tưđổi mới công nghệ, cải tiến phương thức quản lý, hiện đại hóa hệ thống thanh toán nhằm nâng cao hiệu quả, đặc biệt là dần dần phát triển các dịch vụ Ngân hàng nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 27 Nhiều NHTM đã phát triển theo hướng gia tăng số lượng dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng. Tại các Ngân hàng trong nước, các dịch vụ truyền thống vẫn duy trì ổn định và các dịch vụ hiện đại ngày càng được chú trọng phát triển.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển sản phẩm dịch vụ mới tại chi nhánh ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển hải dương (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)