4.2.2.1 Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực cho phát triển dịch vụ mới
Về đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên: BIDV Hải Dương luôn tạo môi trường làm việc tốt để các cá nhân có khả năng phát huy năng lực của mình. Xây dựng chương trình đào tạo cụ thể, sát với thực tiễn nhằm mục tiêu xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên thành thạo về nghiệp vụ, chuẩn mực trong đạo đức kinh doanh, chuyên nghiệp trong phong cách làm việc và nhiệt tình phục vụ khách hàng. Nhân viên của BIDV Hải Dương được khuyến khích đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ chuyên môn phù hợp với chức năng công việc nhằm thực hiện tốt việc phát triển các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng và chuẩn bị cho những công việc có trách nhiệm cao hơn. Thường xuyên đào tạo, cập nhật theo sự phát triển của tiến bộ khoa học - công nghệ và các sản phẩm dịch vụ mới đểđổi mới chương trình đào tạo cho phù hợp với nhu cầu. Đối tượng đào tạo gồm có đào tạo nhân viên mới tuyển dụng và tái đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên có thâm niên để họ kịp thời nắm bắt được những kiến thức mới, cần thiết cho sự phát triển sản phẩm dịch vụ mới của Ngân hàng.
Đào tạo, tập huấn nghiệp vụ phải gắn liền với sản phẩm dịch vụ mới,. mục tiêu của giải pháp này là làm cho cán bộ, nhân viên của BIDV Hải
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 94 Dương quen với việc tiếp cận sản phẩm dịch vụ mới thay cho cách tiếp cận truyền thống trước đây.
Các lớp đào tạo tập huấn phải bổ sung thêm nội dung về những kiến thức chung và kiến thức ngoại ngành, cũng như về sản phẩm dịch vụ mới của Ngân hàng, ban đầu có thể mời giảng viên bên ngoài, sau đó có thể sử dụng giảng viên kiêm chức trong ngành đã được đào tạo để tham gia giảng dạy.
Biểu 4.12 Dự kiến nguồn nhân lực tại BIDV Hải Dương
ĐVT: người Lao động Năm So sánh (%) 2013 Dự kiến năm 2014 Dự kiến năm 2018 2014/ 2013 2018/ 2014 Tổng số 194 288 365 1. Cao học 30 33 45 110,0 136,36 2. Đại học 134 190 230 141,79 121,05 3. Trung cấp 20 50 70 250,0 140,00 4. Sơ cấp và chưa qua đào tạo 10 15 20 150,0 133,33
( Nguồn: Đề án kinh doanh năm 2014 của BIDV Hải Dương)
Hàng năm duy trì việc tổ chức Hội thi cán bộ nghiệp vụ giỏi ở cấp chi nhánh đối với các chuyên đề, để kiểm tra khảo sát kiến thức chuyên môn, khả năng xử lý tình huống nghiệp vụ, giúp nhân viên nắm bắt sâu sắc hơn về sản phẩm dịch vụ mới và phát triển dịch vụ mới của Ngân hàng. Đồng thời thông qua hội thi phát hiện những tài năng và ý tưởng mới về phát triển sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường.
Việc tuyển dụng nhân viên phải đúng chuyên ngành đào tạo chính qui và có kết quả học tập khá giỏi, có sức khoẻ, hình thể cân đối không có khuyết tật. Trong những năm tới, BIDV Hải Dương sẽ trú trọng tuyển dụng thêm một số kỹ sư chuyên ngành công nghệ thông tin để phục vụ công tác phát triển dịch vụ mới của Ngân hàng, nhằm đem đến cho khách hàng những dịch vụ mới có chất lượng cao, an toàn, chính xác và hiệu quả.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 95 Tuyển dụng phải thực hiện thi tuyển và cạnh tranh nghiêm túc, tuyển dụng theo năng lực làm việc chứ không tuyển dụng theo lý lịch. Có hợp đồng thoả thuận nguyên tắc ràng buộc và phải cam kết phục vụ cho Ngân hàng ít nhất 10 năm sau khi được tuyển dụng và đào tạo.
+ Thay đổi phương pháp bổ nhiệm chức danh lãnh đạo.
Người lãnh đạo quản lý có vai trò hết sức quan trọng trong tập thể cơ quan, doanh nghiệp, người lãnh đạo ngoài việc giỏi chuyên môn nghiệp vụ còn phải biết bố trí, phân phối, giám sát công việc khoa học, là trung tâm gắn kết các thành viên trong doanh nghiệp, các phòng, ban lại thành một khối đoàn kết thống nhất.
Mọi người trong xã hội hay trong doanh nghiệp đều có quyền bộc lộ hết khả năng của mình để cống hiến và phục vụ cho doanh nghiệp, xã hội. Do vậy phải làm sao để mỗi cá nhân đều có cơ hội phát triển theo đúng năng lực của họ, không đề bạt theo kiểu bè phái, cảm tình, lý lịch ... Đồng thời với vị trí được đề bạt, họ có đủ quyền hạn để phát huy năng lực thực hiện tốt công việc của mình.
Khi thi tuyển nhân sự phải được dựa trên cơ sở các chức danh công việc cụ thểđang cần. Trong quá trình tuyển chọn, quan trọng nhất là phải thiết lập được tiêu chuẩn năng lực đòi hỏi từ ứng viên, việc thi tuyển được thực hiện thực sự nghiêm túc.
+ Làm chuyển biến, thay đổi nhận thức từ lãnh đạo đến các cán bộ công nhân viên về vai trò phát triển sản phẩm dịch vụ mới của Ngân hàng nhất là sản phẩm dịch vụ hiện đại thông qua các hội nghị giao ban, tập huấn nghiệp vụ, nhằm tạo sựđồng thuận của tất cả các chi nhánh trong việc triển khai phát triển sản phẩm dịch vụ mới để phấn đấu nâng dần tỷ trọng thu ngoài tín dụng.
Phương châm trong phát triển sản phẩm dịch vụ mới của Ngân hàng là: BIDV Hải Dương chủ động đi tìm khách hàng chứ không thụ động chờ khách hàng tới.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 96 Thành lập Ban chỉ đạo phát triển triển sản phẩm dịch vụ mới của Ngân hàng, phân công nhiệm vụ các thành viên cụ thể, rõ người, rõ việc. Ngân hàng BIDV Hải Dương sẽ phối hợp với các cơ quan trong tỉnh để thỏa thuận hợp tác triển khai các sản phẩm dịch vụ mới.
Giao nhiệm vụ bằng văn bản cụ thể cho Phòng nghiệp vụ làm đầu mối và chịu trách nhiệm chính trong việc triển khai thực hiện nghiệp vụ: Tổ chức tập huấn kỹ năng giao tiếp, tập huấn chuyển giao nghiệp vụ đối với các sản phẩm dịch vụ mới, phối hợp in ấn tờ rơi quảng bá các sản phẩm mới kết hợp thông tin tuyên truyền quảng cáo.
Xây dựng chương trình, phát động phong trào thi đua 6 tháng đầu năm cũng như 6 tháng cuối năm, giao khoán chỉ tiêu về phát hành thẻ, số dư trên tài khoản thẻ, chỉ tiêu khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ. Hàng tháng đều có tổng hợp kết quả thực hiện và công khai đến từng chi nhánh. Cuối mỗi đợt phát động thi đua sẽ có đánh giá khen thưởng cho các tập thể và cá nhân có thành tích tốt, đồng thời thực hiện thưởng phạt nghiêm minh.
Các Chi nhánh loại III thực hiện tập huấn nghiệp vụ cơ bản về sản phẩm dịch vụ mới cho toàn thể cán bộ của chi nhánh để nắm bắt và hướng dẫn khách hàng thao tác ứng dụng.
Chi nhánh cần bố trí nhân sự theo đúng năng lực, chuyên môn và nghiệp vụ đã được đào tạo để cán bộ phát huy được hết năng lực, giảm thiểu tối đa các sai sót trong xử lý nghiệp vụ.
4.2.2.2 Giải pháp về nâng cao kỹ thuật công nghệ ngân hàng tại BIDV Hải Dương
Vai trò của công nghệ thông tin trong hoạt động phát triển các sản phẩm dịch vụ mới là hết sức quan trọng bởi hầu hết các hoạt động phát triển các sản phẩm dịch vụ mới đều phải sử dụng đến công nghệ. Việc đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ giúp tăng cường và hỗ trợ tốt nhất các hoạt động trong phát triển sản phẩm dịch vụ. Công nghệ có tốt và phù hợp sẽ giúp cho hoạt động phát triển sản phẩm dịch vụ được thông suốt, tạo nhiều
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 97 tiện ích và tiết kiệm thời gian, chi phí cho ngân hàng cũng như khách hàng khi sử dụng dịch vụ. Hiểu được điều đó, hàng năm chi nhánh đã dành một phần vốn đầu tư phát triển các sản phẩm dịch vụ cho nghiên cứu và phát triển công nghệ.
Việc nghiên cứu những tính năng mới của công nghệ chi nhánh chủ yếu dựa và sự nghiên cứu công nghệ của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam. Chi nhánh chỉ chú trọng chính vào việc tiếp thu và phát triển công nghệ mới cho phù hợp với yêu cầu của chi nhánh. Một trong những mục tiêu chi nhánh đặt ra hiện nay là phải nhanh chóng tiếp cận và ứng dụng các sản phẩm công nghệ hiện đại nhất áp dụng vào quy trình phục vụ khách hàng nhằm tối ưu hóa hệ thống công nghệ thông tin cũng như tối đa hóa lợi ích của khách hàng. Trong khi các PGD các ngân hàng khác vẫn đang quản lý hoạt động ngân hàng bằng phần mềm T24 thì BIDV nói chung và chi nhánh Hải Dương nói riêng đã có một bước tiến mới với việc sử dụng hệ thống SIBS. Tính đến cuối năm 2014 hệ thống SIBS đã có 155 BDS tham gia với số lượng khách hàng hoạt động là khoảng trên 4 triệu khách hàng, số lượng tài khoản là khá lớn khoảng trên 9 triệu tài khoản. Hàng ngày hệ thống phải xử lý khoảng 2,5 triệu giao dịch trực tuyến và trên 1,5 triệu tài khoản các loại. Hệ thống SIBS hoạt động ổn định và cơ bản đáp ứng các nhu cầu hoạt động nghiệp vụ hiện đại của Ngân hàng với các phân hệ tiền gửi (Deposit), tiền vay/tín dụng (Loan), quản lý thông tin cơ bản của khách hàng (CIF), hạch toán kế toán tổng hợp (GL), thanh toán/chuyển tiền (RM) và một số phân hệ khác như Tài trợ thương mại (TF), ATM. Đến nay chi nhánh đã tạo ra một hệ thống công nghệ Ngân hàng hiện đại với cơ sở dữ liệu tập trung, có độ an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế với CSDL Oracle và hệđiều hành Unix. Chi nhánh và các phòng giao dịch của Chi nhánh đã được kết nối online với hội sở cho phép khách hàng có thể gửi tiền, rút tiền, chuyển tiền, nhận tiền ở bất cứ chi nhánh, phòng giao dịch nào của BIDV.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 98 2014, ngoài việc xây dựng kế hoạch tổng thể CNTT cho giai đoạn 2014 - 2018, Chi nhánh về cơ bản đã hoàn thành một số dự án đầu tư CNTT phục vụ nhu cầu của các bộ phận nghiệp vụ như dự án trang bị phần mềm quản trị quan hệ khách hàng (CRM), Trung tâm Dữ liệu tại Công viên Phần mềm Quang Trung, dự án xác nhận vân tay… . Một số dự án khác đang trong giai đoạn hoàn thiện, thử nghiệm như dự án trang bị phần mềm cho hoạt động ngân quỹ. Dự án nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi (core banking) cũng đang được xúc tiến nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển của BIDV giai đoạn sắp tới.
Trung bình chi nhánh đầu tư khoảng gần 5 tỷ đồng/năm cho hoạt động đầu tư phát triển và ứng dụng CNTT, các phần mềm vi tính vào hoạt động kinh doanh. Năm 2013, cùng với chiến lược mở rộng mạng lưới hoạt động chi nhánh cũng tích cực đầu tư nâng cấp chất lượng hệ thống CNTT với tổng vốn đầu tư hơn 7 tỷ đồng gần gấp 2 lần so với các năm. Sở dĩ có sự chênh lệch này là do năm 2010 là năm Chi nhánh Hải Dương quyết định đầu tư nâng cấp hệ thống máy tính của cả hội sở của chi nhánh và tất cả PGD trực thuộc chi nhánh. Hàng năm, chi nhánh đều dành một phần vốn đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và nâng cấp các phần mềm vi tính hiện hành, đề xuất và áp dụng các chương trình vận hành mới.
4.2.2.3 Giải pháp về cải thiện môi trường pháp lý
Rà soát lại các văn bản pháp luật, cơ chế chính sách, các qui định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và BIDV đang được áp dụng tại chi nhánh Hải Dương.
Tiếp tục nghiên cứu các chính sách và các quy định của Nhà nước, các văn bản pháp luật để triển khai phát triển sản phẩm dịch vụ mới tại BIDV Hải Dương.
Tích cực hỗ trợ cho các đơn vị trực thuộc hoàn thành qui trình nghiệp vụ của Ngân hàng trên cơ sở tuân thủ đầy đủ và thực hiện đúng các qui định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật Việt Nam.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 99
4.2.2.4Giải pháp về phát triển thị trường và xây dựng thương hiệu
Việc phát triển mạng lưới hoạt động của BIDV Hải Dương nên tập trung tại các khu vực có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế hoặc những khu vực kinh tế phát triển, có vị trí thuận lợi cho việc phát triển hoạt động tài chính, tín dụng Ngân hàng và phải có đủ diện tích khuôn viên để bố trí nơi làm việc cho các phòng, ban nghiệp vụ. Đồng thời cần phát triển kênh phân phối đa dạng hơn, vì kênh phân phối đóng vai trò rất quan trọng trong kinh doanh dịch vụ Ngân hàng, tạo khả năng tiếp cận dịch vụ cho mọi khách hàng tại mọi lúc, mọi nơi.
BIDV Hải Dương Là một trong bốn Ngân hàng có thị phần cao nhất trên địa bàn tỉnh, BIDV Hải Dương luôn ý thức phải chú trọng vào đầu tư giữ vững vị trí Top 4 của mình đồng thời phấn đấu dẫn đầu về mở rộng thị phần và gia tăng số lượng khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Xây dựng mối quan hệ cũng như xác định vị thế của Ngân hàng với các khách hàng truyền thống, có chính sách quảng bá, tiếp thị và mời gọi những khách hàng tiềm năng.
Tiếp tục đầu tư cả chiều rộng và chiều sâu vào lĩnh vực công nghệ thông tin để trở thành ngân hàng hiện đại nhất trên địa bàn tỉnh.
Chủđộng tích cực tìm kiếm, khai thác và phát triển các sản phẩm dịch vụ mới để phục vụ tối đa nhu cầu của khách hàng trong khả năng có thể của Ngân hàng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 100
PHẦN V
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
1. Trong xu thế hội nhập sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng nước ngoài và Ngân hàng trong nước diễn ra ngày càng gay gắt và khốc liệt. Việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ hoàn hảo (cả truyền thống và hiện đại) là vấn đề hết sức quan trọng của các Ngân hàng thương mại. Phát triển sản phẩm dịch vụ mới tại Ngân hàng có nhiều tiềm năng, lợi thế và tác động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các vùng trên địa bàn. Đây cũng là xu thế tất yếu trong sự phát triển của một xã hội văn minh, hiện đại. Trong lúc nền kinh tế có biến động về lạm phát nên được đánh giá là hết sức khó khăn, chênh lệch giữa lãi suất đầu vào và đầu ra ngày càng thấp, nên thu nhập từ các sản phẩm mới có ý nghĩa quan trọng và đang là vấn đề cạnh tranh nóng bỏng hiện nay của hệ thống Ngân hàng.
2. Phát triển các sản phẩm dịch vụ mới được mở ra tại BIDV Hải Dương đến năm 2013 gồm: Phone Banking, SMS Banking, Mobile Banking, Home banking, Direct Banking , Dịch vụủy thác và tư vấn tài chính, quản lý đầu tư , Dịch vụ cho thuê tài chính ,Dịch vụ bảo hiểm , Dịch vụ kiều hối
3. Kết quả kinh doanh của các sản phẩm dịch vụ mới năm 2013 tại BIDV Hải Dương là rất cao và an toàn, góp phần không nhỏ vào kết quả kinh doanh của toàn chi nhánh trong bối cảnh sản phẩm chuyền thống như tín dụng gặp rất nhiều khó khăn. Đây là những tín hiệu bước đầu khả quan trong việc phát triển sản phẩm dịch vụ mới tại BIDV Hải Dương. Cùng với sự đoàn kết, nỗ lực, tập thể cán bộ BIDV Hải Dương quyết tâm phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, giữ vững thương hiệu truyền thống và luôn là lá cờ