Thực trạng các hoạt động cung ứng dịch vụ tại BIDV Hải Dương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển sản phẩm dịch vụ mới tại chi nhánh ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển hải dương (Trang 56)

4.1.2.1 Kết quả dịch vụ huy động vốn

Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động quan trọng, làm cơ sở cho những hoạt động khác của ngân hàng. Xác định rõ điều đó, BIDV Hải Dương coi việc đầu tư khai thác và huy động tối đa các nguồn vốn tiềm tàng trong dân cư và tổ chức kinh tế là mục tiêu hàng đầu trong hoạt động của mình.

Bảng 4.1. Kết quả huy động vốn từ dân cư của BIDV Hải Dương

Chỉ tiêu N ăm (Tỷđồng) So sánh (%) 2011 2012 2013 2013/ 2012 2012/ 2011 HĐV cuối kỳ (gồm tiền gửi kho bạc) 2,069 2,318 2,691 116,09 112,03 HĐV bình quân 1,452 2,005 2,326 116,01 138,09 HĐV cuối kỳ doanh nghiệp vừa và nhỏ 943 952 990 104,0 100,95 HĐV cuối kỳ từ các định chế tài chính 335 415 627 151,08 123,88 HĐV dân cư 771 951 1,166 122,61 123,35

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2011, 2012, 2013 của

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 49 Nhìn vào bảng 4.1 về cơ cấu huy động vốn của Chi nhánh có thể thấy: Công tác nguồn vốn luôn được Ban lãnh đạo BIDV Hải Dương xác định là mục tiêu chính, là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt công tác điều hành cũng như thực hiện kế hoạch kinh doanh của chi nhánh, nhằm tăng trưởng nguồn vốn, đáp ứng yêu cầu giải ngân tín dụng, đồng thời góp phần thực hiện tốt chính sách tiền tệ được giao. Chi nhánh đã tích cực tuyên truyền tiếp thị, áp dụng nhiều hình thức huy động vốn mới, nhiều tiện ích mới, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng để giữ vững và tăng trưởng nguồn vốn.

Quy mô huy động: Nguồn vốn huy động đạt quy mô tăng trưởng tốt. Tốc độ tăng trưởng cao hơn bình quân chung trên địa bàn, thị phần được giữ vững ở mức 12,5% - 12,8% trong điều kiện các tổ chức tín dụng mới được thành lập liên tục và mạng lưới phòng giao dịch, điểm giao dịch của các Tổ chức tín dụng ngày càng phát triển.

Nguồn huy động vốn đến ngày 31/12/2013 đạt 2,783 tỷ đồng tăng 11,06% so với năm 2012, đạt kế hoạch TW giao 110%. Trong đó nguồn vốn huy động từ dân cư tăng mạnh đạt tăng trưởng 22.6% so với năm 2012, chiếm 41,9% tổng nguồn huy động vốn.

Biểu 4.1. Huy động vốn từ dân cư giai đoạn 2011-2013

Nhìn vào bảng 4.1 và biểu 4.1 ta dễ thấy tỷ trọng nguồn vốn phân theo khách hàng của BIDV Hải Dương có sự thay đổi trong các năm. Nếu như năm 2011, Chi nhánh huy động vốn từ khu vực dân cư và TCKT là gần như tương

- 200 400 600 800 1,000 1,200 1,400 1,600 1,800 2011 2012 2013 TCKT Dân cư

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 50

đương nhau, trong khi khu vực TCKT chiếm 55% thì nguồn vốn huy động từ dân cư chiếm 45% trong tổng nguồn vốn huy động của cả Chi nhánh. Thì bước sang năm 2012 tỷ trọng dân cư giảm 4% chỉ còn 41% tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh, tỷ trọng huy động vốn của TCKT tăng lên 59% nguồn vốn huy động. Sang năm 2013, nguồn vốn huy động của Chi nhánh tăng mạnh trong đó nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 1,166 tỷđồng chiếm 48% nguồn vốn huy động. Trong khi đó, nguồn vốn huy động từ TCKT vẫn chiếm chủ đạo, đạt 1,617 tỷđồng chiếm 58% tổng nguồn vốn huy động.

Biểu4.2 Cơ cấu huy động theo kỳ hạn giai đoạn 2011 - 2013

Bản thân vốn huy động từ dân cư trong giai đoạn 2011-2013 ở BIDV Hải Dương đã có những biến động phức tạp, qua bảng 13 và biểu 2 ta thấy tỷ trọng nguồn vốn từ dân cư xét theo kỳ hạn cũng có những thay đổi đáng kể.

Tiền gửi có kỳ hạn <12 tháng bao gồm cả tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn ngắn. Tiền gửi có kỳ hạn ngắn < 12 tháng năm 2012 chiếm 77% tổng nguồn vốn huy động vốn, sang năm 2013 nguồn vốn này tăng 122 tỷđồng so với năm 2012, chiếm tỷ trọng 70% tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh. Tiền gửi ngắn hạn bao gồm tiền gửi thanh toán là loại hình tiền gửi ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại, mang lại rất nhiều tiện ích cho khách hàng. Khi mở tài khoản tiền gửi loại này, khách hàng có thể yêu cầu ngân hàng cung cấp thẻ ATM và được sử dụng các dịch vụ hiện đại kèm theo như: rút tiền bất cứ lúc nào, kiểm tra số dư tài khoản, chuyển khoản,

- 200 400 600 800 1,000 2011 2012 2013 Kỳ hạn <12 tháng Kỳ hạn > 12 tháng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 51 thanh toán… và có cả các dịch vụđiện tử Homebanking, Phonebanking. Hiện nay, BIDV Hải Dương đang thực hiện đổ lương cho các đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp lớn trên địa bàn Hải Dương nên nguồn vốn huy động từ nguồn này tăng trong các năm. Sang năm 2013, tiền gửi kỳ hạn < 12 tháng tăng tuy ít hơn năm 2013, nhưng lại chiếm tỷ trọng 91% tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh.

Tiền gửi kỳ hạn >12 tháng, diễn biến trái chiều và khá phức tạp. Nếu như năm 2011, loại tiền gửi này chiếm 23%, đạt 220 tỷđồng thì sang đến năm 2012 tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn > 12 tháng tăng 151 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng 30%. Sang năm 2013 tiền gửi có kỳ hạn >12 tháng lại giảm xuống còn 226 tỷđồng chỉ còn chiếm 19% tổng nguồn vốn huy động dân cư.

Biểu 4.3. Cơ cấu huy động theo loại tiền tệ giai đoạn 2011 - 2013

Hình thức huy động vốn bằng sản phẩm tiền gửi tiết kiệm là cách thức huy động truyền thống và đóng vai trò chủ chốt cả bất cứ một ngân hàng hay một chi nhánh nào và đối với BIDV Hải Dương cũng vậy. Trong giai đoạn 2011 - 2013 thì tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng VHĐ từ dân cư. Năm 2011 nguồn vốn này chiếm 77% với giá trị 758 tỷđồng, năm 2012 giảm 92 tỷ đồng (tương ứng 7%) xuống còn 666 tỷ đồng, chiếm 70% và năm 2013 tăng lên 180 tỷ so với năm 2012 chiếm 73%. Do là sản phẩm huy động quan trọng nên BIDV Hải Dương rất quan tâm và đầu tư nhiều cho loại hình tiền gửi này phát triển để thu và hút được đông đảo quần

- 100 200 300 400 500 600 700 800 900 2011 2012 2013 Tiet kiệm Giấy tờ có giá

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 52 chúng nhân dân. BIDV Hải Dương nhận tiền gửi dân cư bằng các loại tiền VNĐ, USD, EUR. Các khoản tiền mà khách hàng gửi tại BIDV Hải Dương luôn được đảm bảo về độ an toàn, bí mật, được mua bảo hiểm, khách hàng không mất phí khi thực hiện giao dịch gửi và rút tại tất cả các các Chi nhánh khác trên toàn quốc. Với thủ tục nhanh chóng, đơn giản, thuận tiện, thái độ phục vụ chu đáo, tận tình, có nhiều kỳ hạn để lựa chọn với các mức lãi suất hợp lý và đặc biệt có các sản phẩm với tên gọi hấp dẫn như: Tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm ổ trứng vàng, tiết kiệm lộc xuân, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm rút gốc linh hoạt… BIDV Hải Dương đã dần thu hút được một lượng khách hàng trung thanh, luôn sẵn sàng gửi tiền khi có nguồn thu đáng kể.

Bên cạnh sản phẩm gửi tiết kiệm là hình thức huy động thường xuyên, liên tục thì BIDV Hải Dương cũng tiến hành huy động vốn qua việc phát hành giấy tờ có giá theo từng giai đoạn cụ thể nhằm bổ sung cho nguồn vốn còn thiếu hụt trong công tác tín dụng. Do không phải là hoạt động thường xuyên nên tỷ trọng nguồn vốn này thấp hơn so với tiền gửi tiết kiệm. Qua biểu 3 ta thấy tỷ trọng này qua các năm 2011, 2012, 2013 tương ứng lần lượt là 23%, 30% và 27%. Trong năm 2011, với việc BIDV thực hiện thành công 5 đợt phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn, lãi suất hấp dẫn và chính sách thanh toán trước hạn linh hoạt, BIDV Hải Dương đã thu hút được nhiều khách hàng tham gia đạt tổng doanh số phát hành khoảng 226 tỷđồng. Sang năm 2012, ngay từđầu năm thì Thống đốc NHNN đã Quyết định số 440/QĐ-NHNN cho phép BIDV được phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn năm 2012, theo đó tổng mệnh giá mà BIDV được phép phát hành là 9,000 tỷ đồng lãi suất bằng VNĐ do BIDV tự quyết định sao cho phù hợp với quy định của Thống đốc NHNN và cơ chếđiều hành lãi suất cơ bản. Nhờ vậy, nguồn thu phát hành giấy tờ có giá của BIDV Hải Dương năm 2012 cũng tăng lên đáng kể, đạt 285 tỷđồng. Sang năm 2013, nguồn thu từ phát hành giấy tờ có giá tiếp tục tăng lên 35 tỷđồng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 53

4.1.2.2 Kết quả dịch vụ cho vay

BIDV từ lâu đã có thế mạnh và bề dày kinh nghiệm trong cho vay đối với khách hàng trong nền kinh tế. Tại Chi nhánh BIDV Hải Dương, hoạt động tín dụng cá nhân trong mấy năm gần đây cũng được Ban giám đốc chú trọng phát triển cũng như phát triển dịch vụ tín dụng trên địa bàn.

Biểu 4.4. Cơ cấu dư nợ tín dụng 2011 - 2013 Bảng 4.2 Kết quả hoạt động tín dụng 2011-2013 Chỉ tiêu N ăm (Tỷđồng) So sánh (%) 2011 2012 2013 2013/ 2012 2012/ 2011 1. Tổng dư nợ tín dụng 1.982 2.690 3.018 112,19 135,72 2. Dư nợ TD dụng bán lẻ 270,50 304,01 316,04 103,96 112,39 2.1. Cho vay DNVVN 131,78 178,01 187,09 105,10 135,08 2.2. Cho vay CBNV 10,51 13,64 14,97 109,75 129,78

2.3. Cho vay mua ô tô 15,29 13,45 18,02 133,98 87,97

2.4. Cho vay thấu chi TK

tiền gửi thanh toán 12,93 15,56 17,06 109,64 120,34 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.5. Cho vay hỗ trợ nhu

cầu về nhà ở 35,37 37,65 40,01 106,51 106,45 2.6. Cho vay bán lẻ khác 64,62 45,70 38,89 85,10 70,72 3. Nợ xấu TD bán lẻ 3,49 4,27 4,04 94,61 122,35 (Nguồn: Phòng Kế hoạch - Tổng hợp) 1,982 270.50 2690 304.01 3018 316.04 - 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 2011 2012 2013 Tổng dư nợ tín dụng Dư nợ tín dụng bán lẻ Dư nợ tín dụng bán buôn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 54 Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại nguồn lợi nhuận chính cho ngân hàng.

BIDV Hải Dương duy trì thực hiện tốt cân đối nguồn vốn huy động, cho vay, đảm bảo tỷ lệ sử dụng < 1; Cơ cấu tín dụng tiếp tục được cải thiện tích cực với tỷ lệ dư nợ TDH giảm dần theo định hướng của Trung ương, tỷ lệ dư nợ bán lẻ tuy chưa tương xứng với quy mô của chi nhánh nhưng có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng qua từng năm; Chất lượng được đảm bảo với tỷ lệ nợ xấu từ năm 2012-2013 thấp hơn tỷ lệ của toàn hệ thống, tuy nhiên bắt đầu từ cuối năm 2012 do ảnh hưởng của khách hàng lớn tập đoàn Vạn Lợi, chất lượng có dấu hiệu suy giảm, đến 31/12/2013 tỷ lệ nợ xấu tăng cao tới 4,46%.

- Kết quả kinh doanh qua các năm đạt kế hoạch Trung ương giao với tỷ trọng thu dịch vụ ròng tăng, đảm bảo trích đủ DPRR theo quy định, giữ vững lợi nhuận, ổn định thu nhập cho cán bộ nhân viên.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 55

Biểu 4.5. Cơ cấu hoạt động tín dụng 2011 - 2013

a) Kết quả dịch vụ cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN)

Tuy có biến động năm 2011 làm tỷ trọng cho vay DNVVN giảm nhưng xét về số tuyệt đối thì dư nợ của sản phẩm tín dụng này vẫn tăng qua các năm và luôn giữ vị trí quan trọng nhất trong lĩnh vực tín dụng bán lẻ tại BIDV Hải Dương.

Số lượng các DNVVN trên địa bàn tỉnh cũng tăng trưởng dần qua các năm, tính đến năm 2013 đã có khoảng 508 doanh nghiệp đang hoạt động và là thị trường đầy tiềm năng không chỉ cho BIDV Hải Dương mà còn cho các ngân hàng khác. Tuy gia tăng được công tác cho vay đối với DNVVN nhưng BIDV Hải Dương cũng cần chú trọng đến công tác quản lý chất lượng tín dụng sau

178.01 13.64 13.45 15.56 37.65 45.70 Năm 2012 187.09 14.97 18.02 17.06 40.01 38.89 Năm 2013 Năm2011 131.78 10.51 15.29 12.93 35.37 64.62 Cho vay DNVVN Cho vay CBCNV Cho vay mua ô tô

Cho vay thấu chi tài khoản Tiền gửi thanh toán

Cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 56 cho vay, tránh để tình trạng cho vay ồạt nhưng nợ xấu lại tăng nhanh, như vậy cũng sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận và uy tín của ngân hàng. Năm 2012 đạt 178,01 tỷ đồng tăng 46.23 tỷ đồng tương đương 58,53%. Năm 2013, đạt 187,09 tỷđồng, tăng 9,08 tỷđồng so với năm 2012.

b) Cho vay cán bộ công nhân viên (CBNV)

Sản phẩm tín dụng bán lẻ này chiếm tỷ trọng tương đối ổn định trong cơ cấu dư nợ tín dụng bán lẻ của BIDV Hải Dương, nhưng xét về số tuyệt đối thì đều tăng trưởng qua các năm 2012 tăng 3,13 tỷđồng tương đương 9,3% so với năm 2011. Năm 2013, đạt 14,97 tỷ đồng tăng 1.33 tỷ đồng tương đương 14.64%. Đặc điểm của sản phẩm này là đáp ứng nhu cầu phục vụ đời sống của CBCNV và nhằm phát triển kinh tế phụ gia đình mà nguồn thu nợ là thu nhập thường xuyên của CBNV. Thủ tục cho vay đơn giản, nhanh gọn nên đang dần được phát triển. Hơn nữa, đây là đối tượng có mức thu nhập ổn định và chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế ít hơn các đối tượng khách hàng khác như : công nhân, người lao động… nhân tố này làm cho rủi ro đối với việc cho vay về phía ngân hàng giảm. Trong điều kiện khó khăn về nguồn vốn huy động và lãi suất tăng cao thì việc Chi nhánh phát triển loại hình cho vay này có thểđáp ứng tốt cả hai yếu tố là an toàn và lợi nhuận.

Đối với sản phẩm này, BIDV Hải Dương mới chỉ áp dụng cho phần lớn các khách hàng là CBNV của Chi nhánh và CBNV tại các đơn vị đổ lương mà chưa áp dụng cho lượng khách hàng còn tiềm năng bên ngoài, đây là nhược điểm mà BIDV Hải Dương cần từng bước khắc phục để tăng doanh số cho vay cũng như nguồn thu lợi nhuận từ sản phẩm này.

c) Cho vay mua ô tô

Qua bảng 4.2 và biểu 4.5 ta thấy tỷ trọng sản phẩm tín dụng này đang có xu hướng giảm trong tổng dư nợ tín dụng bán lẻ, còn xét về số tuyệt đối thì chỉ có năm 2012 giảm, còn năm 2013 vẫn tăng nhẹ. Nguyên nhân giảm của năm 2012 chủ yếu là do nguồn vốn ngân hàng không đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng. Là một tỉnh gần với thủđô, giáp với đường quốc lộ, giao thông đi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 57 lại thuận tiện, có nhiều khu công nghiệp lớn, đời sống của người dân Hải Dương cũng như thế mà đang được cải thiện trong một vài năm trở lại đây. Nhu cầu mua xe của người dân cũng theo đó mà gia tăng. Lượng cầu thì nhiều, nhưng nguồn vốn của ngân hàng còn hạn hẹp, phần lớn đã được đầu tư vào các dự án lớn, các khu công nghiệp trọng điểm nên việc cho vay mua ô tô còn chưa chú trọng nhiều. Trong thời gian tới, để phát triển và mở rộng lượng khách thông qua dịch vụ NHBL thì BIDV Hải Dương cần có kế hoạch về công tác huy động vốn và phân chia cơ cấu vốn huy động cho các khoản vay phù hợp để phát triển được thị trường còn đầy tiềm năng này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển sản phẩm dịch vụ mới tại chi nhánh ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển hải dương (Trang 56)