Dương
4.1.3.1 Sự cần thiết phát triển sản phẩm dịch vụ mới tại BIDV Hải Dương
Phát triển dịch vụ mới tại BIDV Hải Dương có vai trò rất lớn và toàn diện đối với sự phát triển của Ngân hàng và đáp ứng nhu cầu nâng cao đời sống kinh tế - xã hội.
- Đảm bảo sự tồn tại và phát triển mạnh mẽ của BIDV Hải Dương. Nhờ phát triển dịch vụ mới mà BIDV Hải Dương tạo thêm được những dịch vụ tiện ích, thu hút được nhiều khách hàng giao dịch và tạo được mối quan hệ, từ đó chiếm lĩnh được thị trường, thị phần trên địa bàn. Phát triển dịch vụ mới tại BIDV Hải Dương với chất lượng cao sẽ tạo nên công cụ cạnh tranh hiệu quả để thu hút, lôi kéo khách hàng trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt giữa các Ngân hàng trên địa bàn trong việc chiếm lĩnh thị trường và thị phần như hiện nay.
- Ngân hàng BIDV Hải Dương là Ngân hàng có mạng lưới rộng khắp và thị phần hoạt động lớn trên địa bàn. Do đó, việc mở rộng và phát triển sản phẩm dịch vụ mới đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu về dịch vụ Ngân hàng của các thành phần kinh tế trên địa bàn. Từ đó, hoạt động dịch vụ của BIDV Hải Dương góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, thu hút vốn đầu tư và các hoạt động dịch vụ khác … đặc biệt là dịch vụ thanh toán và chuyển tiền trong nước, chuyển tiền kiều hối, thanh toán lương qua tài khoản… góp phần hạn chế việc thanh toán bằng tiền mặt, đáp ứng nhu cầu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 67 vốn và thanh toán của các doanh nghiệp, hộ gia đình. Đồng thời góp phần thúc đẩy môi trường dịch vụ Ngân hàng phát triển.
- Tận dụng được nguồn vốn trong thanh toán của khách hàng đang lưu ký trên các tài khoản vãng lai, tiền gửi séc bảo chi, séc chuyển tiền cầm tay trong thời gian tờ séc chưa quay trở về Ngân hàng để kinh doanh sinh lời. Những tài khoản dùng đểđảm bảo thanh toán vãng lai Ngân hàng không phải trả lãi nhưđối với các loại tài khoản tiền gửi có kỳ hạn khác, góp phần mang lại hiệu quả kinh doanh.
- Do các nghiệp vụ của Ngân hàng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau. Việc phát triển dịch vụ Ngân hàng sẽ thúc đẩy các nghiệp vụ khác của Ngân hàng phát triển.
4.1.3.2 Căn cứđể phát triển sản phẩm dịch vụ mới tại BIDV Hải Dương
* Dựa trên định hướng phát triển dịch vụ mới của ngành Ngân hàng
Ngày 24/5/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 112/2006/QĐ-TTg phê duyệt đề án phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 theo hướng cơ cấu lại một cách toàn diện mô hình tổ chức và hoạt động của NHNN và các TCTD. Nội dung cơ bản các định hướng như sau:
- Đổi mới cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước từ Trung ương xuống các chi nhánh theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, có đủ nguồn lực và khả năng xây dựng, thực thi chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường dựa trên cơ sở công nghệ tiên tiến, hiện đại, thực hiện theo các thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động Ngân hàng, hội nhập thị trường tài chính quốc tế; Sắp xếp lại các doanh nghiệp trực thuộc.
- Điều hành chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thận trọng, linh hoạt và hiệu quả, dựa trên nền tảng là các công cụ chính sách tài chính tiền tệ vĩ mô và công nghệ tiên tiến, xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường, từng bước nâng cao tính chuyển đổi của Việt Nam đồng.
- Cải cách và phát triển các tổ chức tín dụng theo hướng đa năng, hiện đại, đa dạng về sở hữu và loại hình tổ chức, có quy mô lớn và hoạt động theo
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 68 nguyên tắc thị trường với mục tiêu chủ yếu là lợi nhuận, áp dụng các thông lệ và chuẩn mực quốc tế vào hoạt động kinh doanh Ngân hàng.
- Cơ cấu lại hệ thống Ngân hàng thương mại, tiếp tục cơ cấu lại một cách toàn diện hệ thống tổ chức tín dụng theo các đề án đã được phê duyệt, cụ thể là:
+ Từng bước cổ phần hóa các Ngân hàng thương mại Nhà nước theo nguyên tắc thận trọng, bảo đảm an toàn cho hệ thống Ngân hàng và ổn định kinh tế - xã hội. Cho phép các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là các Ngân hàng có tiềm lực về tài chính, công nghệ và quản lý có uy tín được mua cổ phiếu và tham gia quản trị, điều hành Ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
+ Tuân thủ các quy định của các Hiệp định song phương với các nước và các cam kết gia nhập WTO về mở cửa thị trường dịch vụ Ngân hàng.
+ Phát triển hệ thống dịch vụ Ngân hàng đa tiện ích, được định hướng theo nhu cầu của nền kinh tế trên cơ sở tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả của các dịch vụ Ngân hàng truyền thống, đồng thời tiếp cận và phát triển các sản phẩm dịch vụ mới với công nghệ cao.
* Dựa vào định hướng phát triển dịch vụ mới của Ngân hàng tỉnh Hải Dương Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2015 và xác định mục tiêu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp; Đại hội Đại biểu Đảng bộ của tỉnh Hải Dương cũng đã đề ra mục tiêu: Tốc độ tăng trưởng kinh tế(GDP) bình quân 12 - 13%/năm; cơ cấu kinh tế công nghiệp - xây dựng 41 - 42%, dịch vụ 39 - 40%; nông, lâm nghiệp 18 - 19%; hộ nghèo dưới 10% (theo chuẩn nghèo mới)... đưa Hải Dương phát triển nhanh và bền vững tạo nền tảng để đến năm 2020, cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp. Dựa trên những mục tiêu chung, ngành Ngân hàng đã chủ động xây dựng chiến lược phát triển Ngân hàng đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 theo hướng hiện đại, giám sát có hiệu quả hệ thống Tổ chức tín dụng và thị trường tiền tệ; hệ thống Tổ chức tín dụng có khả năng cạnh tranh cao, năng lực tài chính lành mạnh, điều hành hoạt động linh hoạt,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 69 phù hợp với thị trường, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và thông lệ quốc tế. Ta có thể khái quát một sốđịnh hướng như sau:
Trong thời gian tới, ngành Ngân hàng Hải Dương xác định vai trò, trách nhiệm của mình là tập trung triển khai, thực hiện các giải pháp, hướng trọng tâm vào xây dựng và thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ, góp phần ổn định thị trường tiền tệ, kiểm soát lạm phát, tạo môi trường ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng bền vững. Cơ cấu lại, mở rộng, nâng cấp mạng lưới hoạt động hướng về các trung tâm thị trấn, thị tứ, vùng nông thôn, phấn đấu trở thành trung tâm vùng. Nâng cao uy tín và thương hiệu của từng Tổ chức tín dụng, nhân lực có trình độ cao đáp ứng yêu cầu hội nhập và quản trị, quản lý theo hướng hiện đại, hoạt động đa năng để đạt trình độ phát triển khá trong khu vực. Tăng cường đầu tư, liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa các Tổ chức tín dụng trên địa bàn với nhau trong việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm, chuyển giao công nghệ, cung ứng dịch vụ Ngân hàng mới theo nhu cầu thị trường, phù hợp với thông lệ quốc tế. Phương châm hoạt động của Ngân hàng Hải Dương là Chủ động - Linh hoạt - Hiệu quả bền vững. Phát triển dịch vụ Ngân hàng đa dạng, đa tiện ích đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế, tập trung phát triển một số dịch vụ Ngân hàng chủ yếu như:
Phát triển mạnh các dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng, thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn, gắn với việc đầu tư công nghệ kỹ thuật và hệ thống thanh toán quốc gia hiện đại, an toàn, tin cậy, hiệu quả. Nâng cao các tiện ích thanh toán qua Ngân hàng. Đặc biệt là các cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng thông qua hệ thống chuyển mạch thanh toán thẻ thống nhất toàn quốc giữa các Tổ chức tín dụng và với xã hội và giảm mạnh mức độ sử dụng tiền mặt trong thanh toán. Bảo đảm đáp ứng một cách an toàn và đầy đủ nhu cầu của nền kinh tế về thanh toán tiền mặt và dịch vụ ngân quỹ. Mở rộng các hình thức thanh toán quốc tế (thư tín dụng, bao thanh toán, chuyển tiền quốc tế,…) nhằm hỗ trợ các hoạt động đầu tư của nước ngoài và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 70 Dịch vụ Ngân hàng và xác định đối tượng phục vụ của hệ thống Ngân hàng tỉnh Hải Dương sẽ phân bố hợp lý, mở rộng mạng lưới Tổ chức tín dụng phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương; để xác định một cách hợp lý thị trường và khách hàng mục tiêu, đồng thời có chiến lược Marketing. Trong đó, các Tổ chức tín dụng đặc biệt chú trọng các khách hàng, ngành và lĩnh vực kinh tế: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa; Các ngành, lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, các vùng kinh tế trọng điểm và có nhiều triển vọng phát triển đã được định hướng trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020, đặc biệt là các ngành sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu; công nghiệp; xây dựng; thương mại; dịch vụ - du lịch; nông nghiệp, lâm nghiệp và kinh tế nông thôn; các đối tượng thuộc diện chính sách.
Cùng với sự phát triển của đất nước, để Hải Dương cơ bản trở thành một tỉnh Công nghiệp, tỉnh đã định hướng phát triển dịch vụ Ngân hàng là một ngành kinh tế đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Phát triển dịch vụ Ngân hàng là phát triển năng lực phản ánh quy mô, tính năng động và xu thế phát triển chung của nền sản xuất hàng hoá trong cơ chế thị trường của một quốc gia, vùng lãnh thổ. Chính vì vậy, phát triển dịch vụ Ngân hàng là một tất yếu khách quan và định hướng phát triển dịch vụ Ngân hàng là phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế và hội nhập của Việt Nam, tạo cho các Tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, chủ động, linh hoạt, nâng cao năng lực cạnh tranh trong việc cung ứng các dịch vụ Ngân hàng, tạo điều kiện đáp ứng một cách an toàn và đầy đủ nhu cầu sử dụng dịch vụ, tiện ích Ngân hàng của các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh.
* Dựa trên tiềm năng từ nội lực của BIDV Hải Dương cho sự phát triển sản phẩm dịch vụ mới.
Thứ nhất, đối với các dịch vụ truyền thống, những năm qua nhìn chung đều tăng trưởng, có doanh số hoạt động năm sau cao hơn năm trước như: dịch vụ huy động vốn, cho vay và thanh toán chuyển tiền trong nước và quốc tế, mua bán ngoại tệ, bảo lãnh.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 71
Thứ hai, về năng lực con người số lượng lao động có trình độđại học và sau đại học năm 2013 tại BIDV Hải Dương là khá cao, chủ yếu là lao động trẻ mới ra trường và đang có nhiệt huyết dể cấu hiến cho Chi nhánh cũng như trong toàn hệ thống, khi thực hiện phát triển sản phẩm dịch vụ mới tại Ngân hàng sẽ bổ sung được thêm nguồn nhân lực có chất lượng cao.
Thứ ba, chi nhánh đã khai thác các dịch vụ truyền thống thông qua việc tạo thêm các tiện ích đối với dịch vụ tiền gửi, chi nhánh đã triển khai thực hiện dịch vụ huy động vốn tại nhà, huy động tiết kiệm bậc thang với nhiều mức lãi suất hấp dẫn, phù hợp với nhu cầu của khách hàng, huy động tiết kiệm dự thưởng, có lãi suất cao và phần quà hấp dẫn, có nhiều giải thưởng với giá trị giải thưởng cao. Đối với dịch vụ chuyển tiền, Ngân hàng đã mở ra nhiều hình thức chuyển tiền trên hệ thống mạng có chất lượng cao như: thanh toán điện tử….Do đó nguồn lực tài chính dễ bổ sung nếu phải huy động đầu tư cho dịch vụ mới.
Thứ tư, chi nhánh đã cải tiến được chất lượng dịch vụ như: dịch vụ chuyển tiền nhanh, chính xác, an toàn và bảo mật, chỉ 1 phút khách hàng hưởng lợi đã có thể nhận tiền. Dịch vụ này được nhiều khách hàng đánh giá cao.
Thứ năm, Chi nhánh đã tích cực triển khai các dịch vụ Ngân hàng hiện đại như: dịch vụ ATM và một số dịch vụ mới khác nhằm đáp ứng tốt hơn những nhu cầu của khách hàng như: dịch vụ WESTERN UNION, dịch vụ chi trả lương qua tài khoản, dịch vụ thanh toán cước bưu điện trực tiếp qua tài khoản. Ngân hàng cũng đang tiến hành phát hành thẻ tín dụng nội địa, kết hợp với các cơ quan như Kho bạc nhà nước, Cục thuế, Hải quan để thu thuế, thu ngân sách, thông qua BIDV Hải Dương.
4.1.3.3 Tiềm năng từ khách quan
* Môi trường văn hóa - xã hội.
Môi trường văn hóa - xã hội là yếu tố quyết định đến tập quán sinh hoạt và thói quen sử dụng tiền của người dân. Khả năng cung ứng dịch vụ phụ thuộc khá lớn vào trình độ dân trí. Dịch vụ ngân hàng khác biệt so với các dịch vụ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 72 khác là dựa trên những đòi hỏi cao vềđiều kiện kỹ thuật và pháp chế. Vì vậy, khả năng cung ứng dịch vụ ngân hàng phụ thuộc khá lớn vào trình độ dân trí. Với trình độ dân trí thấp, dân chúng thích sử dụng tiền mặt phù hợp với quy mô buôn bán nhỏ. Yếu tố tâm lý, thói quen cũng đóng vai trò quyết định việc lựa chọn sản phẩm của từng khách hàng. Thói quen của người tiêu dùng thay đổi chậm chạp so với những tiến bộ khoa học kỹ thuật hay công nghệ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng mở rộng cung cấp các dịch vụ ngân hàng.
* Môi trường chính trị - pháp luật
Môi trường chính trị pháp luật tạo cơ sở pháp lý ràng buộc và tác động đến việc hình thành, tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng cũng như tác động đến các dịch vụ mà ngân hàng có thể được cung ứng trên thị trường. Tùy theo mức độ tự do hóa của thị trường tài chính, các ngân hàng sẽ được nới lỏng hoặc thắt chặt lại. Nếu quy định pháp luật không đầy đủ hoặc không rõ ràng, thiếu tính đồng bộ, nhất quán sẽ gây khó khăn cho các hoạt động ngân hàng. Ngược lại, một hệ thống pháp luật đầy đủ và hoàn chỉnh sẽ là một hành lang pháp lý vững chắc cho các ngân hàng trong hoạt động của mình. c) Nhu cầu thị trường
Nhu cầu của các chủ thể trong nền kinh tế ngày càng đa dạng, phong phú và không ngừng đổi mới theo hướng phát triển của công nghệ hiện đại. Đặc biệt là đòi hỏi thoả mãn các dịch vụ Ngân hàng ngày một cao hơn như các nhu cầu về tài chính, tiền tệ, thanh toán… để có thể phục vụ sản xuất, kinh doanh, đời sống của công chúng một cách tốt nhất.
Cho tới thời điểm hiện nay, các Ngân hàng của Việt Nam chưa có hoạt động nghiên cứu thị trường tổng thể nào để có những căn cứ sát thực về nhu cầu của thị trường đối với các dịch vụ Ngân hàng. Tuy nhiên, đa số các dịch vụ mới ra đời đều được khách hàng chấp nhận. Chẳng hạn như: các dịch vụ