- Đối với tài khoản 003 (hàng hóa nhận ủy thác xuất khẩu)
Cơ quan không theo dõi hàng nhận xuất khẩu uỷ thác trên tài khoản 003 tuy nhiên trách nhiệm của Cơ quan đối với hàng nhận uỷ thác xuất khẩu kéo dài từ lúc rời cảng Việt nam đến cảng nước nhập khẩu là khoảng thời gian dài do vậy tôn trọng nguyên tắc thận trọng của kế toán Tổng công ty nên theo dõi hàng nhận uỷ thác xuất khẩu qua tài khoản 003
Công ty tiến hành hoạt động ủy thác xuất khẩu mà hàng hóa không phải là của mình do đó sẽ rất khó khăn cho việc quản lý, vì vậy việc theo dõi hàng nhận ủy thác xuất khẩu là rất cần thiết.
4.2. SỰ CẦN THIẾT VÀ YÊU CÂU HOÀN THIỆN KẾ TOÁN XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ
4.2.1.Sự cần thiết
Hoàn thiện là nhu cầu tất yếu của mọi sự phát triển . Hoàn thiện là quá trình nhận thức thực tiễn ,cải thiện thực tiễn nhằm làm cho nó tốt nên.Bất cứ một sự vật hiện tượng nào muốn phát triển đều phải tự hoàn thiện mình , kế toán cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Kế toán ra đời từ rất lâu nhưng để có được sự hoàn chỉnh tương đối như ngày nay nó cũng phải trải qua một quá trình hoàn thiện lâu dài.
Đối với Công ty cổ phần Xuất Nhập khẩu rau quả Thanh Hóa cũng vậy để tồn tại công ty cũng phải tự kiếm tìm nguồn cung cấp và thị trường đầu ra cho hàng hoá của mình. Do đó sự tồn tại của Công ty phụ thuộc rất nhiều vào khả năng quản lý tổ chức kinh doanh , tính linh hoạt của bộ máy quản lý vì vậy mà thông tin cung cấp cho quản trị doanh nghiệp là hết sức quan trọng.Trong đó thông tin kế toán đóng vai trò chủ yếu và để nâng cao chất lượng thông tin kế toán của Công ty phải không ngừng hoàn thiện
Thực tế cho thấy hoạt động kinh doanh xuất khẩu là hoạt động kinh tế phức tạp với các đặc điểm như: Việc tiến hành phải thông qua nhiều thủ tục, thời gian lưu chuyển hàng hoá dài hơn so kinh doanh hàng hoá nội địa, thời điểm thanh toán hàng
Chương 4: Giải pháp GVHD: Th.s Đỗ Thị Hạnh
và giao hàng không trùng nhau và có khoảng cách, phường thức thanh toán đa dạng và hàng hoá xuất khẩu phụ thuộc vào tập quán , pháp luật của các quốc gia khác nhau . Vì thế mà quá trình hạch toán hoạt động này nảy sinh nhiều vướng mắc như: Việc lựa chọn và sử dụng chứng từ chưa thống nhất, đồng bộ, công tác tổ chức ,quy trình luân chuyển chứng từ chưa hợp lệ, hệ thống tài khoản áp dụng chưa đúng quy chế và chưa phù hợp đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp , hệ thống sổ sách kế toán sử dụng và ghi chép chưa đầy đủ …Những vấn đề trên là khó khăn của không it các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu . Ở các doanh nghiệp nước ta khó khăn gặp phải một phần là các doanh nghiệp chưa nhận thấy được vai trò quan trọng của công tác kế toán sao chon hợp lý và phù hợp với thực tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chưa được coi trọng đúng mức
Việc hoàn thiện công tác hạch toán xuất khẩu hàng hoá là vấn đề cần có biên pháp giải quyết theo yêu cầu của cả lý luận và thực tiễn . Việc thực hiện phải được tổ chức một cách khoa học, chặt chẽ từ khâu tổ chức hạch toán ban đầu đến khi lập báo cáo tài chính phải hoàn thiện tất cả các phần trong công tác kế toán : Kế toán chi tiết đến các phần hành kế toán tổng hợp. Đồng thời đánh giá kết quả thu được cũng như xem xét các nguyên nhân còn tồn tại để có hướng giải quyết kịp thời, đảm bảo việc hoàn thiện kế toán kế toán được tiến hành liên tục và chất lượng.
4.2.2. Nguyên tắc của việc hoàn thiện công tác hạch toán hàng xuất khẩu
Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán là việc tổ chức lại bộ máy kế toán nhằm làm cho công tác kế toán diễn ra nhanh hơn, chính xác và cung cấp thông tin kịp thời cho các nhà quản trị. Do đó khi hoàn thiện cần chú ý các nguyên tắc sau đây.
Hoàn thiện bộ máy kế toán, công tác nầng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu . Nắm vững kiến thức kế toán nói chung và kế toán xuất khẩu nói riêng.
Hoàn thiện phải xuất phát từ đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Hạch toán kế toán xuất khẩu hàng hoá là phản ánh và giám đốc quá trình lưu chuyển hàng hoá từ khâu mua hàng đến bán hàng xuất khẩu. Do đó, phải lựa chọn phương thức thanh toán,phương thức hạch toán phù hợp với doanh nghiệp với đặc điểm kinh doanh cũng như bộ máy kế toán tại doanh nghiệp đó.
Phải kết hợp yêu cầu đảm bảo tính thống nhất và phát huy tính độc lập của phòng kế toán. Khi hoàn thiên phải đảm bảo thông tin một cách đầy đủ, linh hoạt,
Chương 4: Giải pháp GVHD: Th.s Đỗ Thị Hạnh
nhanh chóng trước thông tin của thị trường .
Phải đảm bảo tiết kiệm, có lợi trong công tác kế toán.Vận dụng tốt tiềm năng sẵn có của doanh nghiệp. Áp dụng một cách linh hoạt vào hạch toán kế toán
Phải xây dựng đội ngũ cán bộ kế toán có kinh nghiệm, chăm chỉ yêu nghề, có trách nhiệm với công việc đồng thời có khả năng xử lý các tình huống xảy ra. Nhân viên phải thành thạo tiếng Anh vì hoạt động này đòi hỏi giao tiếp khách hàng nước ngoài, đảm bảo am hiểu các thông tin trên hợp đồng và phản ánh nghiệp vụ một cách chính xác, đầy đủ.
Việc hoàn thiện phải làm sao khắc phục được những nhược điểm chưa hợp lý trong quá trình kế toán, các thông tin cung cấp đảm bảo chính xác,vừa có tính xác, vừa có tính chi tiết vừa có tính tổng hợp về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình thu mua hàng hoá để xuất khẩu, quá trình xuất khẩu hàng hoá, giúp cho việc phản ánh chính xác tình hình doanh thu, chi phí các khoản thanh toán với khách hàng, nhà cung cấp. Từ đó giúp cho các cấp lãnh đạo theo dõi, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch và đưa ra các biện pháp chỉ đạo kịp thời nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình xuất khẩu
Việc hoàn thiện phù hợp chính sách tài chính, chế độ thông lệ hiện hành về kế toán Nhà nước. Phải áp dụng đúng theo chuẩn mực của chế độ kế toán và vận dụng các nguyên tắc kế toán chuẩn mực thừa nhận. Trong hoạt động kinh doanh nói chung và trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu nói riêng thì mục tiêu chiến lược là làm sao đạt được chi phí thấp nhất và lợi nhuận cao nhất. Chính vì vậy mà việc hoàn thiện công tác kế toán và nâng cao chất lượng thông tin kế toán càng trở nên cần thiết hơn.
Phải kết hợp kế toán tổng và kế toán chi tiết, kế toán quản trị và kế toán tài chính nhằm đưa ra một hệ thống thông tin thống nhất và hợp lý phục vụ hữu ích cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mặc dù ở Việt Nam hiện nay kế toán quản trị là một lịnh vực mới, việc nhận thức và hiểu biết về nhu cầu quản còn nhiều hạn chế và chưa thống nhất. Để phục vụ yêu cầu quản lý và nhu cầu sử dụng thông tin thì phải kết hợp tổng hợp và kế toán chi tiết, giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính.
4.3. GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU RAU QUẢ THANH HÓA.
Chương 4: Giải pháp GVHD: Th.s Đỗ Thị Hạnh
Sau nhiều năm xây dựng và phát triển, hiện nay Công ty cổ phần Xuất Nhập khẩu rau quả Thanh Hóa đã đạt được nhiều thành tựu khích lệ đáng kể cả về quy mô và hiệu quả sản xuất kinh doanh, vươn lên thành một doanh nghiệp đẫn đầu trong cả nước. Để đạt kết quả như vậy là sự nỗ nực của toàn cán bộ công nhân viên trong Công ty. Tuy nhiên do hoạt động kinh doanh xuất khẩu luôn biến động và đầy rẫy khó khăn , đòi hỏi công ty không ngừng đổi mới và hoàn thiện mọi mặt để duy trì sự tồn tại và phát triển của mình. Do đó đối công tác kế toán, yêu cầu đặt ra là không ngừng hoàn thiện để kế toán thực sự là công cụ quản lý hữu hiệu của các nhà quản lý
Là một sinh viên thực tập ở Công ty, sau một thời gian tìm hiểu em xin đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại chi nhánh như sau:
- Giải pháp 1: Doanh nghiệp cần mở sổ chi tiết cho từng loại ngoại tệ theo nguyên tệ trên tài khoản 007
Đối doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, có quan hệ ngoại thương với nhiều nước trên thế giới thì việc sử dụng TK007- Nguyên tệ là hết sức cần thiết. Tài khoản này phản ánh tình hình nguyên tệ trong khi thực hiện các hợp đồng xuất khẩu. Việc sử dụng tài khoản này cung cấp thông tin cho công tác quản lý ngoại tệ theo đơn vị nguyên tệ, điều chỉnh tỷ giá kịp thời, chính xác tạo điều kiện thuận lợi kiển tra khi cần thiết. Tài khoản 007 mở ra nhằm theo dõi các khoản tăng giảm ngoại tệ theo tỷ giá thực tế khắc phục được việc hạch toán trên tài khoản 1122.
Điều kiện áp dụng: Trong trường hợp phát sinh nhiều nghiệp vụ thu chi ngoại tệ ở những thời gian khác nhau và sử dụng nhiều loại ngoại tệ để thanh toán (sẽ rất khó khăn cho các cán bộ kế toán trong việc xác định chênh lệch tỷ giá.)
Tài khoản này mở chi tiết cho từng loại ngoại tệ Khi phát sinh nghiệp vụ tăng ngoại tệ kế toán ghi Nợ TK 007(Số nguyên tệ thu vào)
Khi phát sinh nghiệp vụ làm giảm ngoại tệ kế toán ghi Có TK 007 (Số nguyên tệ chi ra)
Cuối kỳ căn cứ vào số phát sinh lên sổ chi tiết TK007 sau đó lên sổ cái Công ty CP Xuất nhập khẩu rau quả Thanh Hóa
Chương 4: Giải pháp GVHD: Th.s Đỗ Thị Hạnh
Đơn vị:Công ty CP XNK rau quả Thanh Hóa Địa chỉ:Số 37 – Bà Triệu – T.p Thanh Hóa
Sổ chi tiết TK 007
Sổ chi tiết TK 007- Nguyên tệ các loại Loại ngoại tệ:USD
Quý:4 – Năm 2014
Thu ngoại tệ Ngày
tháng Diễn giải Xuất ngoại tệ
Số lượng nhập Tỷ giá quy đổi Thành tiền lượng Số xuất Tỷ giá
quy đổi Thành tiền
20,000 21.065 421.300.000 - Số dư đầu kỳ
- Số phát sinh trong kỳ
5,945 21.090 125.401.140 20/10 Thu tiền khách hàng Nhật Bản 22/10 Thanh lý hợp đồng với đơn vị ủy thác
XK
5,945 21.020 124.963.900 20,000 21,270 425.400.000 16/11 Công ty KS ứng trước tiền hàng
10,636 21,390 227.504.000 29/11 Nhận số tiền còn lại của công ty KS
… … … … 90.000 30.000 x 1.902.369.000 541.367.000 -Cộng số PS trong kỳ - Số dư cuối kỳ 80.000 x 1.782.302.000 Ngày… tháng…. năm Người ghi sổ (ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên )
Chương 4: Giải pháp GVHD: Th.s Đỗ Thị Hạnh
Công ty XNK rau quả Thanh Hóa là doanh nghiệp có quy mô lớn, hoạt động xuất khẩu diễn ra thường xuyên với tổng trị giá cao. Do vậy, tình hình tăng giảm ngoại tệ nếu được theo dõi trên sổ chi tiết thường xuyên sẽ giúp kế toán xác định được chênh lệch tỷ giá dễ dàng hơn, điều chỉnh tỷ giá kịp thời.
- Giải pháp 2: Doanh nghiệp nên hạch toán chi phí có liên quan quá trình mua hàng xuất khẩu vào tài khoản 1562
Chi phí mua hàng là những khoản chi phí không liên quan đến quá trình bán hàng .Chi phí mua hàng được coi là bộ phận hình thành nên giá vốn hàng nhập kho vì vậy nó phải được hạch toán vào TK 1562- Chi phí mua hàng mà không phải TK 641- Chi phí bán hàng.
Điều kiện áp dụng: Trong kỳ, doanh nghiệp diễn ra hoạt động mua hàng hóa để xuất khẩu có phát sinh chi phí thu mua hàng hóa.
Thay bằng việc hạch toán các khoản mục chi phí có liên quan quá trình mua hàng xuất khẩu vào TK 641- Chi phí bán hàng , kế toán nên hạch toán vào TK 1562- Chi phí mua hàng và hạch toán như sau:
Nợ TK 1562 Chi phí chưa thuế
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111,112,331…..Tổng giá thanh toán
Cuối kỳ kế toán phân bổ chi phí thu mua cho hàng tiêu thụ
Chi phí thu mua phân bổ cho hàng tiêu
thụ
= Chi phí thu mua tồn đầu kỳ + Chi phí thu mua phát sinh trong kỳ
* Trị giá mua hàng xuất khẩu
trong kỳ Trị giá mua hàng
xuất khẩu tiêu thụ trong kỳ +
Trị giá mua hàng tồn cuối kỳ
Khi phân bổ kế toán ghi: Nợ TK 632
Có TK 1562
Thực tế doanh nghiệp có phát sinh chi phí mua hàng để xuất khẩu, kế toán đã hạch toán:
Nợ TK 641: 2.000.000
Chương 4: Giải pháp GVHD: Th.s Đỗ Thị Hạnh
=> Kế toán nên hạch toán:
Nợ TK 1562: 2.000.000
Có TK 11214: 2.000.000
- Giải pháp 3: Doanh nghiệp theo dõi hàng xuất khẩu trên tài khoản 157
Theo quy định của Nhà nước TK 157 được sử dụng để phản ánh trị giá vốn của lô hàng hoá đã xuất kho nhưng không được xác định là tiêu thụ hoặc giá trị mua của lô hàng đã xuất kho nhưng không được xác định là tiêu thụ hoặc trị giá lô hàng mua và gửi bàn không qua kho.Công ty nên sử dụng tài khoản 157 để theo dõi trị giá hàng xuất kho hay chuyển thẳng ra cảng để xuất khẩu nhưng chưa giao cho người vận tải, như vậy sẽ đảm bảo xác định được chính xác giá trị hàng tồn kho và giá trị hàng gửi đi xuất khẩu nhất là khi hàng xuất kho gửi bán nhưng một thời gian sau mới có chứng từ về việc lô hàng đó được tiêu thụ hay hàng chuyển thẳng không qua kho hoặc hàng xuất kho cuối tháng nhưng sang tháng sau mới được xác định tiêu thụ thì việc ghi chép trên tài khoản 157 là hợp lý. Việc sử dụng tài khoản 157 để hạch toán bên cạnh tài khoản 156 sẽ giảm bớt được việc phải theo dõi chi tiết cho từng loại hàng hoá ở trong kho và hàng hoá đã được gửi đi.
Việc hạch toán trên tài khoản 157 được tiến hành như sau: 1. Khi nhập kho lô hàng gửi bán kế toán ghi:
Nợ TK 156 Trị giá lô hàng nhập kho Có TK 157
2. Khi xuất kho hàng hoá vận chuyển ra cảng hoặc gửi đi xuất khẩu căn cứ vào phiếu xuất kho kế toán ghi:
Nợ TK 157 Trị giá lô hàng xuất kho Có TK 156
3. Nếu hàng mua được chuyển thẳng từ nơi mua ra cảng mà không về qua kho kế toán ghi:
Nợ TK 157 - Trị giá lô hàng mua chưa có thuế VAT Nợ TK 133 - Thuế VAT được khấu trừ
Chương 4: Giải pháp GVHD: Th.s Đỗ Thị Hạnh
4. Khi lô hàng được xác định tiêu thụ kế toán kết chuyển giá vốn hàng bán: Nợ TK 632 Trị giá vốn của lô hàng xuất.
Có TK 157
5. Khi hàng cập cảng nước nhập khẩu kế toán ghi: Nợ TK 131 (1312)
Có TK 511
Trong kỳ doanh nghiệp có phát sinh một số nghiệp vụ có liên quan đến hàng xuất khẩu, khi doanh nghiệp xuất hàng ra bến cảng đã không hạch toán vào tài khoản 157 mà theo dõi trên tài khoản 156
=> Kế toán nên hạch toán:
Nợ TK 157: 420.000.000
Có TK 156: 420.000.000 Phản ánh giá vốn:
Nợ TK 632: 420.000.000
Có TK 157: 420.000.000
- Giải pháp 4: Công ty cần điều chỉnh lại phương thức tính giá vốn
Việc điều chỉnh này một mặt phản ánh trung thực chi phí bán hàng thực tế phát sinh trên tài khoản 641, mặt khác phản ánh đúng bản chất của chi phí , mua hàng là một bộ phận cấu thàng nên trị giá vốn của hàng bán ra ở công ty. Nhờ vào việc xác định đúng trị giá vốn của hàng bán ra mà công ty xác định được kết quả bán hàng một cách chính xác, tin cậy để từ đó có phương hướng kinh doanh hợp lý.
+ Điều kiện áp dụng: Công ty có phát sinh chi phí mua hàng trong quá trình