Các nhân tố từ phía khách hàng

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Bình Thạnh (Trang 50)

6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

2.2.3.2 Các nhân tố từ phía khách hàng

Khách hàng có vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng tín dụng bởi họ là những ngƣời trực tiếp sử dụng các khoản tín dụng để đƣa vào sản xuất kinh doanh và thực hiện chi trả cho ngân hàng. Một khoản tín dụng chỉ gọi là có chất lƣợng khi mà nó đƣợc khách hàng sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Để đạt đƣợc điều đó bản thân khách hàng cũng cần phải chú trọng đến nhiều khía cạnh khác nhau nhƣ: trình độ, đạo đức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp, khả năng tài chính,... Cụ thể là:

Trình độ khả năng và đạo đức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo của doanh nghiệp: Trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng cạnh tranh là một tất yếu. Để tồn tại

các doanh nghiệp phải biết nắm bắt và tận dụng các cơ hội trong kinh doanh, điều này đòi hỏi ban lãnh đạo của doanh nghiệp phải có trình độ có năng lực quản lý và ra quyết định. Khi việc kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thuận lợi sẽ có tác động tích cực đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp cho ngân hàng. Ngoài ra, trình độ và đạo đức của ngƣời lãnh đạo cũng có tác động rất lớn đến việc sử dụng vốn vay cũng nhƣ mong muốn trả nợ của doanh nghiệp từ đó tác động đến chất lƣợng của khoản tín dụng.

Chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp: Trên cơ sở nhận định, đánh giá

chính xác tiềm năng thế mạnh của doanh nghiệp nhƣ: trình độ công nghệ, khả năng cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ, xu hƣớng phát triển của mặt hàng XNK của doanh nghiệp cùng với những khó khăn thuận lợi hiện tại và trong tƣơng lai. Doanh nghiệp sẽ quyết định chiến lƣợc mở rộng, thu hẹp hay giữ quy mô kinh doanh ổn định từ đó xây dựng các kế hoạch cụ thể về sản xuất tiêu thụ. Việc xây dựng một chiến lƣợc kinh doanh đúng đắn có ý nghĩa quan trọng đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Từ đó tác động đến khả năng huy động và trả nợ đối với các nguồn tài trợ.

Tổ chức hoạt động sản xuất và công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp: Hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp đƣợc tổ chức hợp

lí sẽ nâng cao đƣợc năng suất lao động, tiết kiệm đƣợc chi phí, hạ giá thành sản phẩm đồng thời tăng đƣợc doanh số bán hàng và tăng lợi nhuận. Doanh nghiệp sẽ có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng vòng quay và hiệu quả sử dụng vốn và nhƣ thế cũng chính là nâng cao đƣợc chất lƣợng các khoản tín dụng đƣợc cung cấp trong đó có khoản tín dụng XNK do NH tài trợ.

Khả năng tài chính của doanh nghiệp: Đây là một yếu tố có tác động đến việc lựa chọn các nguồn tài trợ của doanh nghiệp, bởi vì thƣờng thì DN chỉ đi vay khi mà khả năng tài chính của họ không đáp ứng đƣợc nhu cầu vốn cho hoạt động của mình. Mặt khác, khả năng tài chính của doanh nghiệp nó còn là cơ sở để NH quyết định có cho vay hay không, cho vay bao nhiêu và khả năng trả nợ của doanh nghiệp nhƣ thế nào. Điều này, có ý nghĩa đến việc nâng cao chất lƣợng tín dụng từ cả hai phía NH và DN.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Bình Thạnh (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)