6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
2.4 Đánh giá chất lƣợng hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại chi nhánh
Hoạt động tín dụng tài trợ XNK là hoạt động phong phú, đa dạng phức tạp những cũng rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Hoạt động này không những liên quan đến các đối tác trong nƣớc mà còn liên quan trực tiếp tới tất cả những đối tác nƣớc ngoài (các Ngân hàng Nhà nƣớc, nhà kinh doanh XNK,...). Trong thời gian qua
hoạt động tín dụng tài trợ XNK ở chi nhánh luôn đƣợc duy trì và không ngừng phát
8.22% 6.17% 3.48% 2.69% 0.00% 1.00% 2.00% 3.00% 4.00% 5.00% 6.00% 7.00% 8.00% 9.00% 2008 2009 2010 2011 Chỉ tiêu nợ quá hạn
triển. Với tổng dƣ nợ tín dụng xuất nhập khẩu của chi nhánh tƣơng đối cao và có xu hƣớng tăng đều mỗi năm với mức trung bình là 52.02%/năm (Bảng 2.2). Nó cho thấy đƣợc vị trí của tín dụng xuất nhập khẩu trong hoạt động tín dụng chung của chi nhánh là tƣơng đối tốt. Mức độ phát triển nghiệp vụ tại chi nhánh ngày càng lớn và đóng góp càng nhiều cho các doanh nghiệp cũng nhƣ chi nhánh đã tạo dựng đƣợc uy tín đối với các bạn hàng hứa hẹn một tƣơng lai tốt trong mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Bên cạnh đó, hiệu suất sử dụng vốn vay đƣợc thể hiện rất tốt cho thấy đƣợc sự tƣơng quan chặt chẽ và hợp lý giữa tổng nguồn vốn huy động và dƣ nợ tín dụng xuất nhập khẩu. Chính vì thế mà nợ quá hạn khó đòi cũng nhƣ tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ của chi
nhánh là rất thấp. Đây là một trong những chỉ tiêu định lƣợng quan trọng nhất phản ánh chất lƣợng tín dụng. Qua tất cả các chỉ tiêu đƣợc xem xét ở trên cho thấy chất lƣợng tín dụng xuất nhập khẩu tại chi nhánh là rất tốt rủi ro có thể gặp phải thấp tuy rằng quy mô của chi nhánh chƣa cao so với các chi nhánh khác mà có địa điểm đƣợc nằm gần các cảng biển hay các khu công nghiệp lớn. Vì ở những nơi đó nhu cầu cho
xuất khẩu cũng nhƣ nhập khẩu của các doanh nghiệp sẽ cao hơn so với chi nhánh Vietcombank Bình Thạnh.
2.4.1 Những mặt đạt đƣợc
Trong 4 năm liên tiếp (2008-2011), nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng trƣởng mạnh và có sự chuyển dịch theo hƣớng tăng nguồn vốn dài hạn, năm 2011 đã cơ bản tự chủ đƣợc nguồn vốn hoạt động kinh doanh. Chi nhánh không ngừng tăng cƣờng các biện pháp huy động ngoại tệ, thu hút nâng cao số lƣợng khách hàng gửi tiền, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi bằng ngoại tệ. Do vậy, chi nhánh luôn chủ động đƣợc nguồn ngoại tệ ngay cả trong những thời điểm khó khăn về ngoại tệ.
Hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu máy móc thiết bị là mặt mạnh và là hoạt động truyền thống của chi nhánh với các loại hình đa dạng nhƣ cho vay nhập khẩu theo hiệp định khung, bảo lãnh trả chậm, bảo lãnh vay vốn, thuê mua tài chính…
Là một trong những chi nhánh lớn của Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam, chi nhánh đã đƣợc giao nhiệm vụ thẩm định, cho vay theo kế hoạch Nhà nƣớc trong lĩnh vực đầu tƣ xây dựng cơ bản. Chính vì vậy, khách hàng truyền thống của chi nhánh là
những công ty lớn, uy tín cao, tình hình tài chính vững mạnh, làm ăn hiệu quả cũng chính là những khách hàng có nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu lớn.
Qua 4 năm đi vào hoạt động, phòng thanh toán quốc tế đã có những kinh bƣớc phát triển đáng kể. Đội ngũ cán bộ có trình độ, am hiểu nghiệp vụ ngoại thƣơng, giàu kinh nghiệm, năng động, đƣợc trang bị mạng SWIFT, không những phục vụ an toàn hiệu quả nhu cầu thanh toán của khách hàng truyền thống mà còn thu hút đƣợc các khách hàng là các công ty TNHH, những khách hàng chuyên doanh nhập khẩu thiết lập quan hệ với chi nhánh.
Về quan hệ hợp tác: Chi nhánh đã có đƣợc mối quan hệ hợp tác với các ngân hàng thuộc các nƣớc EU. Với uy tín có đƣợc, hiện nay chi nhánh đã mở rộng quan hệ tín dụng xuất nhập khẩu với nhiều ngân hàng trên thế gới nhƣ Japan Exim bank, US Exim bank, Thailand Exim bank,…
2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân
Thứ nhất, nguồn vốn cho xuất nhập khẩu chưa đáp ứng được yêu cầu: Hiện nay nhu cầu vay vốn của các DN hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng cao trong khi chi nhánh chƣa có một nguồn vốn lớn, để đáp ứng nhu cầu này chi nhánh thƣờng phải sử dụng các nguồn vốn vay thƣơng mại trên thị trƣờng với lãi cao và thời hạn ngắn. Ngoài ra, với nguồn vốn huy động từ dân cƣ và các tổ chức kinh tế thì nguồn vốn trung dài hạn còn thấp, số tiền gửi thanh toán chƣa cao gây khó khăn trong việc triển khai các dự án tài trợ trung dài hạn có giá trị lớn.
Nguyên nhân của hạn chế này là do nhiều phía:
Đối với ngƣời gửi tiền họ còn thiếu tin tƣởng vào sự ổn định tiền tệ, sự bùng nổ của lạm phát trong những năm trƣớc đây đã tác động đến tâm lý của khách hàng khi gửi tiền. Bởi vậy, họ thƣờng chỉ gửi tiền tại chi nhánh trong thời gian ngắn. Đối với chi nhánh do mới đi vào hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu nên chƣa tạo đƣợc các mối quan hệ lâu dài và ổn định với bạn hàng. Mặt khác, với các DN xuất nhập khẩu, đặc biệt là các DN xuất khẩu nông lâm thuỷ hải sản thƣờng mang tính thời vụ và phụ thuộc khá nhiều vào tự nhiên do đó nhu cầu vốn thƣờng không ổn định gây khó khăn cho việc chuẩn bị vốn của chi nhánh.
Tuy là có thị phần tín dụng và huy động vốn lớn nhất, nhì trên địa bàn Thành phố, nhƣng đối tƣợng khách hàng có nguồn thu ngoại tệ từ việc xuất khẩu mà ngân hàng có thể mua lại quá nhỏ bé do khách hàng truyền thống chủ yếu là các TCT xây dựng.
Thứ hai là cơ cấu tín dụng xuất nhập khẩu chưa hợp lí, hình thức còn đơn điệu: Hiện nay tín dụng xuất nhập khẩu của chi nhánh chủ yếu là phục vụ nhập khẩu, tín dụng xuất khẩu chiếm tỉ trọng nhỏ và mới chỉ tập trung cho vay ngắn hạn. Bên cạnh đó thì cơ cấu tín dụng chƣa hợp lí về hình thức tín dụng xuất nhập khẩu của chi nhánh còn đơn điệu các hình thức. Hiện nay chi nhánh đang áp dụng mới chỉ là các hình thức cổ điển, nhiều hình thức tín dụng xuất nhập khẩu mới và có khả năng thích ứng còn chƣa đƣợc áp dụng dẫn đến các sản phẩm cung cấp không đa dạng và hạn chế khả năng đƣợc lựa chọn của khách hàng cũng nhƣ phân tán rủi ro.
Nguyên nhân của hạn chế này là: Do còn mang nặng quan điểm cũ rằng tín dụng đầu tƣ xây dựng cơ bản là nhiệm vụ của chi nhánh mình. Và tín dụng hỗ trợ xuất nhập khẩu theo quan điểm truyền thống chỉ gồm các hình thức cho vay theo món, cho vay theo hạn mức tín dụng.
Thứ ba là tín dụng xuất khẩu còn mang nặng tính tự phát, chưa được triển khai đồng bộ trong toàn hệ thống dẫn đến chất lượng hoạt động nhiều khi còn thấp:
Hoạt động tín dụng xuất khẩu chƣa đƣợc xác định rõ nét các biện pháp hỗ trợ riêng còn đan xen với các hoạt động khác.
Nguyên nhân của tình trạng trên là do lĩnh vực hoạt động truyền thống trong những năm qua của chi nhánh là đầu tƣ xây dựng cơ bản, tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu là hoạt động mới đƣợc thực hiện trong mấy năm trở lại đây. Do vậy, thị phần thanh toán quốc tế của chi nhánh trên địa bàn còn nhỏ bé. Chƣa có cơ chế phối kết hợp giữa Trung ƣơng và chi nhánh để mở rộng hoạt động này đặc biệt là hoạt động tài trợ xuất khẩu. Thể hiện rõ nét nhất là chi nhánh chƣa ban hành quy trình chính thức cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, chƣa thành lập phòng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại chi nhánh.
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH BÌNH THẠNH
3.1 Phƣơng hƣớng hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu
3.1.1 Mục tiêu
- Từng bƣớc đẩy mạnh hoạt động cho vay xuất khẩu, coi đây là hoạt động mũi nhọn trong năm 2012 và những năm tiếp theo, với nguyên tắc hoạt động phải mang tính khoa học, thận trọng, bài bản và có hiệu quả. Lựa chọn điểm đột phá là ngành hàng, có hàng hóa gắn liền với các TCT có tiềm năng xuất khẩu.
- Tích cực tìm hiểu (gắn xuất khẩu với nhập khẩu) có chọn lọc kỹ lƣỡng các dự án đầu tƣ có hiệu quả của các DN làm ăn có uy tín để cho vay bằng nguồn vốn trong nƣớc để tiếp tục hạn chế nợ quá hạn, đƣa nợ quá hạn xuống dƣới 2% tránh tình trạng không thu hồi đƣợc nợ theo kế hoạch.
- Đẩy mạnh các hoạt động tín dụng khác phục vụ cho việc tài trợ xuất khẩu trực tiếp nhƣ hàng xuất khẩu để trả nợ của Chính phủ, hàng đổi hàng, nghiệp vụ mua bán nợ.
- Duy trì và phát triển các mối quan hệ hợp tác với các NH nƣớc ngoài để thu xếp nguồn vốn tài trợ, sử dụng các dịch vụ ngân hàng và học hỏi kinh nghiệm về các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế.
- Đảm bảo đủ nội lực để tạo đà cho bƣớc nhảy vọt của hoạt động tín dụng xuất khẩu bên cạnh việc duy trì và phát triển hoạt động tài trợ nhập khẩu và các dịch vụ ngân hàng quốc tế.
3.1.2 Các mặt hoạt động cụ thể
Đối với hoạt động tín dụng xuất khẩu
- Rà soát lại các Bộ, TCT đã và chƣa có quan hệ tín dụng với chi nhánh, xem xét mức độ quan hệ tín dụng của từng TCT hiện nay (với chi nhánh và các NHTM khác) để phát triển và thiết lập quan hệ tín dụng, dịch vụ ngân hàng. Đặc biệt chú trọng các TCT có tiềm năng về xuất khẩu.
- Mở rộng tiếp thị, làm việc trực tiếp với các TCT có tiềm năng về xuất khẩu nhƣ TCT than, TCT chè, TCT cà phê, TCT lƣơng thực, TCT dệt may, TCT da giầy, TCT cao su, TCT thuỷ tinh gốm sứ, TCT rau quả, TCT lâm nghiệp, TCT chăn nuôi, TCT xuất nhập khẩu nông sản và thực phẩm chế biến, TCT máy và phụ tùng, TCT thiết bị y tế, TCT dƣợc, các TCT của Bộ thuỷ sản). Cố gắng tối đa để phục vụ nhu cầu vay vốn và các dịch vụ ngân hàng của các TCT này.
Trên nguyên tắc thận trọng, đảm bảo an toàn về vốn, mua lại đƣợc ngoại tệ, tăng số lƣợng giao dịch xuất khẩu nhằm nâng cao uy tín trên thị trƣờng quốc tế. Phấn đấu năm 2012, tổng doanh số cho vay xuất khẩu và tập trung vào 8 nhóm mặt hàng chính là cà phê, gạo, hạt có dầu, hải sản, may mặc, giầy dép, chè, cao su.
Đối với hoạt động tín dụng nhập khẩu:
- Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động này bằng việc tích cực tìm kiếm, lựa chọn khách hàng, dự án đầu tƣ có hiệu quả thông qua các kênh thông tin nhƣ các NH nƣớc ngoài có quan hệ, các chi nhánh, các Bộ, các TCT; Gắn tín dụng nhập khẩu với tín dụng xuất khẩu.
- Nghiên cứu để triển khai thí điểm việc cho vay bằng đồng EURO đối với một vài dự án.
- Với phƣơng châm tích cực phối hợp với các chi nhánh để đảm bảo thu nợ đầy đủ, đúng hạn, giải quyết kịp thời các phát sinh, cố gắng hạn chế tối đa nợ quá hạn. Đồng thời thực hiện rút vốn theo đúng tiến độ của dự án và trả nợ đối với các NH nƣớc ngoài theo đúng các hợp đồng đã kí.
- Nghiên cứu nhu cầu thực tế của các DN để có cơ sở làm việc với các NH nƣớc ngoài, chủ động tìm kiếm khách hàng trong nƣớc có hoạt động sản xuất kinh doanh với nƣớc ngoài để giới thiệu và hợp tác với NH liên doanh nhằm mở rộng và nâng cao chất lƣợng tín dụng xuất nhập khẩu của chi nhánh.
3.2 Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng tín dụng tại chi
nhánh Ngânhàng Vietcombank Bình Thạnh
Để tiếp tục phát triển một cách vững chắc và ngày càng đóng góp nhiều hơn cho sự nghiệp phát triển đất nƣớc, chi nhánh còn rất nhiều việc cần phải làm. Và một mục tiêu quan trọng mà chi nhánh cần phải đạt đƣợc là nâng cao hơn nữa chất lƣợng tín dụng nói chung và chất lƣợng tín dụng xuất nhập khẩu nói riêng. Qua thời gian thực tập và nghiên cứu về hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại VCB Bình Thạnh với những hiểu biết về thực trạng và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động này nhƣ phân tích ở trên, tôi xin mạnh dạn đƣa ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng tín dụng xuất nhập khẩu của chi nhánh trong những năm tới. Các giải pháp đó bao gồm:
3.2.1 Đẩy mạnh đa dạng hóa nguồn vốn cho xuất nhập khẩu
Đây là giải pháp quan trọng nhằm tạo đầu vào cho hoạt động tín dụng tại chi nhánh. Đảm bảo đủ nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng nói chung và doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng. Trong những năm, qua mặc dù chi nhánh đã thực hiện việc huy động vốn với nhiều hình thức khác nhau tuy nhiên đối với hoạt động xuất nhập khẩu còn có một số hình thức huy động mà chi nhánh chƣa thực sự quan tâm khai thác.
Trước hết, chi nhánh phải đa dạng các hình thức huy động vốn
Đẩy mạnh huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi. Việc phát hành bằng trái phiếu hay chứng chỉ tiền gửi sẽ giúp chi nhánh tham gia một cách tích cực trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Khách hành có thể dùng trái phiếu hay chứng chỉ tiền gửi chi nhánh phát hành để thế chấp, cầm cố vay vốn tại chi nhánh. Và đối với những khách hành này chi nhánh có thể có những chính sách ƣu đãi đặc biệt về lãi suất tiền vay.
- Tiếp tục mở rộng quan hệ đại lý với các ngân hàng trên thế giới, với các tổ chức tài chính quốc tế. Đây mà một trong những thế mạnh mà chi nhánh có thể phát huy nhằm giúp chi nhánh đáp ứng nguồn vốn ngoại tệ một cách nhanh chóng và
phục vụ tốt nhu cầu vay vốn ngoại tệ của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nƣớc.
- Chi nhánh có thể phát hành thêm cổ phiếu nhằm tăng vốn tự có của chi nhánh. Đây là nguồn vốn mà chi nhánh không phải trả lãi, có thời hạn vĩnh viễn và ổn định.
- Tham gia đồng tài trợ cho các dự án XNK với các NH nƣớc ngoài để khai thác những nguồn vốn với chi phí thấp.
- Sử dụng hình thức tái tài trợ bằng đồng EURO của các nƣớc theo cơ chế chi nhánh vay ngắn hạn 3 tháng hoặc 6 tháng dƣới hình thức quay vòng của các NH nƣớc ngoài với lãi suất ngắn hạn sau đó cho vay lại với các DN XNK trong nƣớc với lãi suất chênh lệch.
- Sử dụng nguồn vốn ODA tạm thời nhàn rỗi để cho vay ngắn hạn XNK. Đây là những nguồn vốn nƣớc ngoài rất có ý nghĩa đối với hoạt động tín dụng XNK bởi nó gắn với hoạt động ngân hàng quốc tế và quan hệ chặt chẽ với hoạt động tài trợ cho xuất nhập khẩu của chi nhánh. Để khai thác các nguồn vốn này thì chi nhánh cần phải:
+ Không ngừng nâng cao uy tín trong quan hệ vay trả với nƣớc ngoài, trả lãi và gốc đúng hạn.
+ Tiếp tục mở rộng quan hệ với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế trên cơ sở phát triển các mối quan hệ cũ và xúc tiến những mối quan hệ mới.
Thứ hai, chi nhánh cần có chính sách ưu đãi, thực hiện tốt vấn đề bảo hiểm tiền gửi trên cơ sở tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng gửi tiền vào chi nhánh
- Những khách hàng lớn, gửi tiền vào chi nhánh với số tiền lớn, thời hạn dài sẽ