Tình hình hoạt động của chi nhánh trong thời gian qua

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Bình Thạnh (Trang 29)

6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

1.2.4Tình hình hoạt động của chi nhánh trong thời gian qua

Trong hoàn cảnh tình hình kinh tế đất nƣớc còn gặp nhiều khó khăn, thử thách, dƣới sự chỉ đạo của Chính phủ, NHNN và sự hoạt động liên kết trên toàn hệ thống, chi nhánh đã sáng tạo, nỗ lực triển khai các giải pháp trong hoạt động kinh doanh đạt kết quả toàn diện trên cả 3 mặt: Hoàn thành kế hoạch kinh doanh, lộ trình cơ cấu lại và xây dựng ngành, góp phần cùng toàn ngành ngân hàng thực hiện đúng theo mục tiêu chính sách tiền tệ và phục vụ đắc lực sự phát triển nền kinh tế của đất nƣớc. Chi nhánh Vietcombank Bình Thạnh đã đạt đƣợc một số thành tựu đáng kể trong những năm vừa qua.

Bảng 1.4: Tình hình huy động vốn qua các năm tại chi nhánh

Đơn vị tính: Triệu đồng

Sản phẩm tiền gửi Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Không kỳ hạn 242,085 369,745 411,502 493,802

Có Kỳ hạn 546,012 868,380 1,195,059 1,493,824

Tổng huy động 788,097 1,238,125 1,606,561 1,987,626

Nguồn: Vietcombank Bình Thạnh Qua những con số thể hiện trên, chúng ta có thể nhận thấy tình hình huy động vốn của chi nhánh khá hiệu quả và ổn định qua các năm với mức tăng trung bình là 36.86%/năm. Một NHTM hoạt động hiệu quả là một ngân hàng huy động đƣợc nguồn vốn cần thiết cho hoạt động của mình. Trong tình hình cạnh tranh về lãi suất và thị trƣờng có nhiều kênh thu hút vốn (cổ phiếu, trái phiếu,…) nhƣ hiện nay thì việc huy động vốn gặp không ít khó khăn, nhƣng qua bảng số liệu trên cho ta thấy khả năng huy động vốn của chi nhánh nhìn chung vẫn giữ tốc độ tăng rất tốt qua các năm ở cả hai nhóm tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn. Cuối năm 2011, tổng mức huy động của chi nhánh đạt 1,987,626 triệu đồng, tăng 23.72% so với năm 2010. Trong năm 2011, tiền gửi không kỳ hạn tăng trƣởng 20% so với năm 2010 và chiếm 24.84% tổng huy động, tiền gửi có kỳ hạn tăng trƣởng 25% và chiếm 75.16% tổng huy động. Đây đều là những nguồn vốn có đƣợc với mức chi

phí thấp. Điều này cho thấy đƣợc sự tin tƣởng của khách hàng vào chi nhánh ngày càng cao. Bởi do chi nhánh luôn duy trì đƣợc nhiều hình thức huy động đa dạng, áp dụng nhiều chính sách lãi suất linh động cho từng địa bàn, chú trọng đến chất lƣợng nhiều hơn số lƣợng và luôn tăng cƣờng công tác quảng bá hình ảnh tới khách hàng.

Bảng 1.5: Tình hình hoạt động tín dụng qua các năm tại chi nhánh

Đơn vị: Triệu đồng Năm 2008 2009 2010 2011 Ngắn hạn 221,300 337,669 600,812 1,111,502 Trung hạn và dài hạn 211,562 283,510 412,732 639,735 Bảo lãnh 57,702 120,544 148,000 195,360 Tổng cộng 490,564 741,723 1,161,544 1,946,597 Nguồn: Vietcombank Bình Thạnh Sau khi đã huy động đƣợc nguồn vốn cần thiết, các NHTM phải tìm đƣợc khách hàng để cấp tín dụng nhằm giải phóng nguồn vốn và thông qua đó tìm kiếm lợi nhuận. Tình hình tăng trƣởng tín dụng của chi nhánh trong năm 2011 tăng trƣởng khá cao với tổng giá trị là 1,946,597 triệu đồng, tăng 67.59% so với năm 2010. Trong đó, ngắn hạn chiếm đa số 57.10% và luôn giữ tỉ lệ cao trong tổng giá trị cấp tín dụng qua các năm. Nghiệp vụ bảo lãnh tuy chiếm tỷ trọng thấp và do đặc thù của từng chi nhánh, song nhìn chung hoạt động tƣơng đối tốt và ổn định, cụ thể với mức tăng trung bình hằng năm là 27.39%/năm. Năm 2011 đạt 195,360 triệu đồng tăng 32% so với năm 2010. Đến đây ta đã thấy đƣợc sự hợp lý giữa tình hình kinh tế và tốc độ tăng trƣởng của tín dụng. Năm 2008 khi mà lãi suất huy động và cho vay lên cao, khách hàng đã chọn gửi tiền có kỳ hạn để hƣởng lãi nhiều hơn và hạn chế đi vay vì lãi suất quá cao. Năm 2010 và 2011 tình hình kinh tế bƣớc đầu đi ra khỏi khủng hoảng cùng với những sự hỗ trợ của chính phủ từ chính sách tiền tệ mở rộng năm 2009, nền kinh tế đã hồi phục và nhu cầu vay vốn cho sản xuất cũng do đó mà tăng lên. Đối tƣợng chủ yếu của chi nhánh là doanh nghiệp vừa và nhỏ, chính vì vậy dƣ nợ của nhóm khách hàng này luôn chiếm một

tỷ lệ khá cao, tới 70% trong tổng dƣ nợ của chi nhánh, và luôn tăng trƣởng qua các năm, trung bình vào khoảng 67.65%/năm, đây cũng chính là nguồn thu chủ lực của chi nhánh.

Bảng 1.6: Tình hình cấp tín dụng phân theo đối tƣợng của chi nhánh

Đơn vị: Triệu đồng Năm 2008 2009 2010 2011 Doanh nghiệp 296,003 411,886 737,843 1,362,617 Cá nhân 136,859 209,293 275,701 583,980 Tổng dƣ nợ 432,862 621,179 1,013,544 1,946,597 Nguồn: Vietcombank Bình Thạnh

Nhận xét chung về tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Bình Thạnh trong khoảng thời gian vừa qua:

Với những con số đƣợc nhìn nhận và phân tích ở trên cho thấy Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng chi nhánh Bình Thạnh là một trong những chi nhánh lớn, đóng góp nhiều thành quả cho sự phát triển chung của toàn hệ thống. Trong suốt thời gian hoạt động, chi nhánh luôn chú trọng nâng cao chất lƣợng song song với việc chú trọng mở rộng số lƣợng khách hàng với các giải pháp xử lý tình thế linh hoạt, đồng thời luôn đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt những quy định của pháp luật, hƣớng mọi hoạt động kinh doanh của chi nhánh phải luôn phù hợp với chủ trƣơng NHNN đã đề ra. Kết quả là chi nhánh đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng, hứa hẹn một tƣơng lai tƣơi sáng và vững chắc trong việc đóng góp cho sự phát triển chung của thƣơng hiệu Vietcombank.

1.2.5 Phƣơng hƣớng, nhiệm vụ, định hƣớng hoạt động của chi nhánh trong thời gian tới

Đƣợc sự chỉ đạo từ Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng TW cũng nhƣ dựa vào đặc thù kinh doanh chi nhánh đã định hƣớng đƣợc những nhiệm vụ của mình:

- Tăng cƣờng tín dụng đối với các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính tốt, hỗ trợ các dự án đầu tƣ trung và dài hạn có tính khả thi và hiệu quả cao.

- Mở rộng mạng lƣới kinh doanh, xúc tiến thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh ở nƣớc ngoài.

- Đầu tƣ vào cơ sở vật chất, công nghệ, phát triển dịch vụ mới nhằm nâng cấp tiện ích cho khách hàng, nâng cao tỷ lệ thu nhập từ dịch vụ trong tổng thu nhập.

- Mở rộng hoạt động đầu tƣ, liên doanh góp vốn.

- Phát triển hệ thống ngân hàng bán lẻ.

- Tiếp tục tập trung cho huy động vốn: Tăng tiện ích, tính năng cho các phân

đoạn khách hàng ƣu tiên, tập trung kinh doanh chủ yếu vào bán lẻ và đối tƣợng khách hàng chính là các khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Tập trung phát triển các sản phẩm cho vay kết hợp với dự án đầu tƣ bất động sản.

- Đẩy mạnh triển khai dịch vụ Bancassurance, một kênh thu phí hiệu quả. - Triển khai dự án chuẩn hóa hệ thống nhận diện thƣơng hiệu cho chi nhánh. - Theo văn bản số 729/NHNN-CSTT của NHNN, Vietcombank đƣợc giao chỉ tiêu tăng trƣởng tín dụng năm 2012 ở mức 17%. Qua đó chi nhánh sẽ tập trung đáp ứng nhu cầu của các thành phần kinh tế, đặc biệt ƣu tiên trong các lĩnh vực cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Song song với tăng trƣởng tín dụng là nâng cao chất lƣợng tín dụng thể hiện ở việc không xuất hiện nợ xấu, nợ quá hạn mà chi nhánh đã thực hiện rất tốt trong những năm gần đây bằng việc thẩm định kỹ càng khách hàng và chỉ quan hệ với các khách hàng có lịch sử tín dụng tốt và khả năng trả nợ đảm bảo. Trong 3 năm vừa qua toàn chi nhánh đã không phát sinh một khoản nợ xấu nào đây là điều đáng tự hào của chi nhánh.

- Chi nhánh sẽ tiếp tục hoàn thiện và củng cố cơ cấu tổ chức và các công tác quản lý, mở rộng một cách có tính toán hệ thống mạng lƣới, tăng cƣờng các công tác quản trị rủi ro, không ngừng nâng cao chất lƣợng dịch vụ, đẩy mạnh phát triển các sản phẩm bán lẻ trên nền tảng công nghệ hiện đại, giữ vững đà tăng trƣởng và chú trọng nâng cao hiệu quả mọi mặt hoạt động.

Lửa thử vàng, gian nan thử sức. Với sự chỉ đạo điều hành linh hoạt, quyết liệt của ban lãnh đạo, với sự nỗ lực của đội ngũ các bộ nhân viên, với sự tin tƣởng của

khách hàng và cổ đông, với việc phát huy cao độ “Tinh thần Vietcombank”, “Trí tuệ Vietcombank” nhất định chi nhánh sẽ vƣợt qua thử thách giữ vững đà phát triển bền vững, không ngừng sáng tạo và gia tăng giá trị cho cổ đông, cho khách hàng và xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH BÌNH THẠNH

2.1 Tín dụng ngân hàng đối với hoạt động xuất nhập khẩu

2.1.1 Sự cần thiết phát triển hoạt động xuất nhập khẩu

Bất cứ một quốc gia nào muốn phát triển kinh tế không thể chỉ dựa vào nền sản xuất trong nƣớc mà còn phải quan hệ với các nƣớc bên ngoài. Do có sự khác nhau về điều kiện tự nhiên nhƣ tài nguyên, khí hậu...mà mỗi quốc gia có thế mạnh trong việc sản xuất một số mặt hàng nhất định. Để đạt đƣợc hiệu quả kinh tế đồng thời đáp ứng đƣợc nhu cầu tiêu dùng ngày một đa dạng ở trong nƣớc, các quốc gia đều mong muốn có đƣợc những sản phẩm chất lƣợng cao với giá rẻ hơn từ các nƣớc khác đồng thời mở rộng đƣợc thị trƣờng tiêu thụ đối với các sản phẩm thế mạnh của mình. Chính từ mong muốn đó đã làm nảy sinh nhu cầu mua bán trao đổi quốc tế (hay thƣơng mại quốc tế). Hoạt động thƣơng mại quốc tế thông qua mối quan hệ rộng rãi vƣợt ra ngoài biên giới quốc gia sẽ là cầu nối giữa nền kinh tế trong nƣớc với nền kinh tế bên ngoài, đồng thời tạo ra động lực thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế ở mỗi khu vực và trên toàn thế giới. Thƣơng mại quốc tế đƣợc cấu thành bởi hai bộ phận cơ bản xuất khẩu và nhập khẩu. Do vậy, xác định đƣợc vai trò quan trọng cũng nhƣ có sự quan tâm thích đáng đến hoạt động XNK là nhiệm vụ hàng đầu của hoạt động thƣơng mại quốc tế.

Đối với Việt Nam, ngoài những đặc điểm nêu trên chúng ta còn có những nét đặc thù riêng đó là nền kinh tế có xuất phát điểm thấp, cơ sở hạ tầng kĩ thuật lạc hậu, công nghệ thủ công... đang rất cần đƣợc đổi mới, bên cạnh đó tiềm lực xuất khẩu lại lớn nhƣng chƣa đƣợc khai thác hiệu quả. Tất cả những điều này cho thấy hoạt động XNK đối với nƣớc ta ngày càng quan trọng. Vai trò của XNK đối với sự phát triển kinh tế đƣợc thể hiện qua một số khía cạnh cơ bản sau:

Xuất khẩu

- Xuất khẩu đem lại nguồn thu ngoại tệ chủ yếu cho đất nƣớc tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nƣớc.

- Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Thông qua việc đẩy mạnh xuất khẩu, NN sẽ khuyến khích các ngành, nghề phát triển bởi họ phần nào có đƣợc thị trƣờng tiêu thụ ổn định và mở rộng hơn. Đồng thời, sự cạnh tranh gay gắt trên thị trƣờng quốc tế sẽ tạo cho các nhà sản xuất sự năng động và sáng tạo trong kinh doanh, sự quan tâm đúng đắn đến việc nâng cao hiệu quả quản lí, đổi mới công nghệ cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng của sản phẩm.

- Xuất khẩu tạo điều kiện cho việc nhập khẩu có thể diễn ra thuận lợi hơn nhờ nguồn ngoại tệ thu đƣợc và mối quan hệ quốc tế mà nó tạo ra.

Nhập khẩu

Song song với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế. Cụ thể:

- Nhập khẩu tạo ra hàng hoá bổ sung cho hàng hoá thiếu hụt trong nƣớc và thay thế những sản phẩm trong nƣớc không sản xuất đƣợc hay sản xuất với chi phí cao hơn để đáp ứng nhu cầu sản xuất tiêu dùng nội địa một cách tốt nhất, từ đó tạo sự ổn định về cung-cầu trong nƣớc và cao hơn là sự ổn định kinh tế vĩ mô.

- Nhập khẩu có tác động đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đổi mới công nghệ tạo tiền đề thuận lợi cho sản xuất.

- Ngoài ra, nhập khẩu còn có vai trò thúc đẩy xuất khẩu thông qua việc cung cấp các nguyên vật liệu, máy móc thiết bị đầu vào cho xuất khẩu cũng nhƣ góp phần định hƣớng sản phẩm, định hƣớng thị trƣờng.

Cuối cùng, một vai trò hết sức quan trọng của cả xuất và nhập khẩu đối với sự phát triển kinh tế-xã hội đó là tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân và mở rộng hợp tác quốc tế.

2.1.2 Nhu cầu tài trợ cho xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp

Do hoạt động thƣơng mại quốc tế hiện nay là rất đa dạng và vì thế cũng hết sức phức tạp (nó bao gồm nhiều mối quan hệ nhƣ: thƣơng mại giữa các nƣớc phát triển, giữa các nƣớc đang phát triển, giữa các nƣớc phát triển và đang phát triển...)

nên để phù hợp với điều kiện VN cũng nhƣ với đề tài nghiên cứu, ở đây tôi chỉ xin đề cập đến hoạt động thƣơng mại quốc tế giữa các nƣớc phát triển và đang phát triển.

- Xuất khẩu hàng hoá từ các nƣớc phát triển sang các nƣớc đang phát triển chủ yếu là hàng hoá tƣ liệu sản xuất nhƣ máy móc thiết bị, kỹ thuật, công nghệ. Đây là những hàng hoá mà để hoàn thành hoạt động xuất khẩu cần phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau từ phân tích nhu cầu, kí kết hợp đồng, sản xuất cung ứng, lắp ráp chạy thử... đến thanh toán tiền hàng. Nhu cầu tài trợ thƣờng để đáp ứng các chi phí cho quảng cáo, thiết kế mẫu mã, sản xuất và cung cấp công trình.

- Xuất khẩu hàng hoá từ các nƣớc đang phát triển sang các nƣớc phát triển chủ yếu là các mặt nhƣ nông, lâm, thuỷ hải sản, hàng thô hay mới qua sơ chế... Và nhu cầu tài trợ thƣờng là để thu mua chế biến xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu vốn tạm thời.

Để có cái nhìn tổng quát về nhu cầu tài trợ nảy sinh trong hoạt động XNK ta sẽ xem xét nhu cầu tài trợ của các nhà xuất khẩu và nhập khẩu hình thành trong cùng một hoạt động XNK hàng hoá máy móc, thiết bị kỹ thuật, công nghệ.

Nhu cầu tài trợ cho XNK

Việc thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hoá máy móc thiết bị thƣờng kéo dài từ nhiều tháng cho tới vài năm, do đó thông thƣờng nhu cầu tài trợ thƣờng nảy sinh ở nhiều giai đoạn khác nhau. Cụ thể:

+ Giai đoạn phân tích nhu cầu, thiết kế, tìm kiếm khách hàng, đại diện tại các hội chợ, đàm phán sơ bộ, lập kế hoạch: Đây là giai đoạn đầu tiên và có ý

nghĩa quyết định đối với việc thực hiện các bƣớc sau của cả hoạt động xuất khẩu. Để hoàn thành tốt giai đoạn này các chuyên gia phải thực hiện các chuyến đi dài ngày và tiến hành nhiều cuộc đàm phán, phải làm ra hàng mẫu và mô hình để trƣng bày, giới thiệu. Sau đó họ còn phải hoàn tất các tài liệu thiết kế và tính toán chính xác cho đàm phán hợp đồng. Chi phí cho những hoạt động này không phải nhỏ, đặc biệt với các cơ sở kinh doanh tiềm lực tài chính còn hạn hẹp.

+ Giai đoạn đƣa ra đề nghị chào hàng: Các đề nghị chào hàng trong khuôn

có uy tín trong giao dịch quốc tế. Do vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu cũng cần đƣợc sự giúp đỡ của NH.

+ Giai đoạn kí kết hợp đồng: Trong trƣờng hợp nhà xuất khẩu chƣa có uy tín

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Bình Thạnh (Trang 29)