Đẩy mạnh các nghiệp vụ dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động tín dụng XNK

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Bình Thạnh (Trang 83)

6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

3.2.6Đẩy mạnh các nghiệp vụ dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động tín dụng XNK

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế có liên quan trực tiếp đến hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu.

Thanh toán quốc tế tác động đến chất lƣợng tín dụng XNK thông qua việc đáp ứng kịp thời về chi trả của khách hàng, nó là một phần của nghiệp vụ tín dụng XNK ở khâu thanh toán. Thực hiện việc thanh toán nhanh chóng kịp thời không chỉ nâng cao uy tín cho chi nhánh mà còn hạn chế đƣợc tổn thất do yếu tố chủ quan và nhờ đó nâng cao chất lƣợng tín dụng cho chi nhánh.

Để đẩy mạnh đƣợc các dịch vụ kinh doanh ngoại tệ cũng nhƣ thanh toán quốc tế chi nhánh cần phải:

- Tìm kiếm các đối tác kinh doanh ngoại tệ, mở rộng quan hệ thanh toán. Chẳng hạn nhƣ với thị trƣờng Mỹ, quan hệ xuất nhập khẩu giữa Việt nam và Mỹ có rất nhiều triển vọng đặc biệt khi mà Hiệp định thƣơng mại Việt - Mỹ đƣợc kí kết. Chi nhánh nên sớm tìm kiếm đối tác ở thị trƣờng này.

- Sử dụng các công cụ thanh toán hiện đại qua mạng internet. - Xác định hạn mức kinh doanh ngoại tệ.

- Theo dõi tình hình thu chi ngoại tệ của các DN xuất khẩu có cam kết bán lại ngoại tệ cho chi nhánh khi có doanh thu xuất khẩu.

- Chủ động nắm bắt kịp thời sự biến động tỉ giá trên thị trƣờng để có xác định các tỷ giá giao dịch thuận lợi cho cả khách hàng và chi nhánh.

- Thƣờng xuyên theo dõi cân đối dự trữ ngoại tệ trong từng giai đoạn, thời kì.

3.2.7 Triển khai Marketing ngân hàng trong hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu

Trong môi trƣờng cạnh tranh khốc liệt, một trong những bí quyết thành công của các NH là không ngừng thu hút khách hàng và mở rộng thị trƣờng. Để làm đƣợc điều đó chi nhánh không thể không thực hiện áp dụng Marketing, cho dù theo hình thức này hay hình thức khác. Đối với chi nhánh hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu mới đi vào hoạt động điều này càng đòi hỏi phải chú trọng đến Marketing nhiều hơn. Hơn hai năm qua trong hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu chi nhánh đã bƣớc đầu chú ý đến công tác tiếp thị tìm hiểu thị trƣờng, tìm hiểu nhu cầu khách

hàng. Song để tiến tới những thành công lớn hơn chi nhánh cần phải xây dựng cho mình một chiến lƣợc Marketing hỗn hợp gồm 4 chính sách lớn:

- Chính sách thông tin, nghiên cứu, tìm hiểu, điều tra: Thực hiện chính sách này chi nhánh phải nắm bắt đƣợc nhu cầu về sản phẩm trên thị trƣờng, xem khách hàng hiện tại, khách hàng tƣơng lai là ai, họ mong muốn điều gì ở các sản phẩm của chi nhánh. Qua đó tiến hành phân loại khách hàng theo các mục tiêu cần nghiên cứu và có biện pháp để thu hút khách hàng và xây dựng đƣợc mạng lƣới khách hàng ổn định.

- Chính sách sản phẩm giá cả: Chi nhánh cần phải tạo ra sự khác biệt về sản phẩm so với các NH khác thông qua chính sách lãi suất và các dịch vụ hỗ trợ kèm theo nhƣ: Tƣ vấn cho khách hàng về thị trƣờng sản phẩm cung cấp các thông tin về khách hàng cho các DN...

- Chính sách phân phối: Đây là chính sách nền tảng cho mối quan hệ giữa khách hàng và chi nhánh. Thực hiện chính sách này chi nhánh phải xây dựng đƣợc mạng lƣới phân phối phù hợp trên cơ sở quan tâm xem xét đến các yếu tố về địa điểm mở quầy giao dịch, trang bị cơ sở vật chất, bố trí đội ngũ cán bộ,...

- Chính sách giao tiếp mở rộng: Để thực hiện tốt chính sách này chi nhánh ngoài quảng cáo còn cần phải tiến hành mở rộng các hình thức tín dụng, dịch vụ về xuất nhập khẩu. Công việc này cần phải đƣợc thực hiện bởi tất cả các phòng ban, mọi cán bộ nhân viên trong toàn chi nhánh chứ không nên chỉ giới hạn ở bất cứ phòng ban nào.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Bình Thạnh (Trang 83)