6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
3.2.4 Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng ngừa rủi ro, hạn chế nợ quá hạn
Công việc đầu tiên để thực hiện ngăn ngừa rủi ro là chi nhánh phải củng cố mạng lƣới thu thập và xử lí thông tin khách hàng để nâng cao đƣợc chất lƣợng của công tác thẩm định dự án. Chi nhánh cần liên hệ thƣờng xuyên với khách cũng nhƣ các cơ quan quản lí khách hàng (các Bộ, các Tổng công ty,...) để có đƣợc những thông tin chính xác về thực trạng kinh doanh hiện tại của khách hàng, khả năng phát triển trong tƣơng lai của họ lấy đó là một cơ sở quan trọng nhất để ra quyết định cấp tín dụng.
Trong thẩm định dự án phải chú trọng đến năng lực pháp lý của ngƣời vay và đặc biệt là kế hoạch về khả năng sinh lời của dự án, kế hoạch trả nợ trên cơ sở gắn những yếu tố về chi phí thu nhập của dự án với các yếu tố tƣơng đƣơng trên thị trƣờng và xu hƣớng biến động của chúng trong tƣơng lai. Ngoài ra, với những khách hàng mới cũng cần có sự đảm bảo của cơ quan chủ quản (Tổng công ty, Bộ...) hay sử dụng tài sản cầm cố. Tuy nhiên, cũng không nên quá coi trọng vào tài sản thế chấp. Tiếp đến chi nhánh phải tiến hành phân định cán bộ tín dụng theo dõi tình hình sử dụng vốn trong suốt dự án chứ không chỉ chú trọng ở riêng giai đoạn đầu nhƣ hiện nay.
Về quản lí thu nợ và xử lí nợ quá hạn: Chi nhánh và khách hàng phải xác định lịch trả nợ phù hợp với lịch thu đƣợc lợi nhuận từ hoạt động của khách, tránh gây căng thẳng về vốn cho DN. Bên cạnh đó cần qui định chặt chẽ về việc yêu cầu DN mở tài khoản tại chi nhánh để thuận lợi thu nợ.
Chi nhánh cần phải phát hiện sớm các khoản cho vay có dấu hiệu bị đe dọa thông qua các dấu hiệu nhƣ: DN chậm chễ trong việc nộp báo cáo tài chính, báo các kết quả hoạt động kinh doanh; Có dấu hiệu trốn tránh sự kiểm tra của chi nhánh ; Số dƣ tiền mặt giảm; Gia tăng bất thƣờng về hàng tồn kho hoặc các khoản nợ thƣơng mại, hoàn trả nợ và lãi chậm... để chủ động tìm biện pháp xử lí chứ không nên trông chờ vào DN. Cụ thể:
- Cán bộ chi nhánh có thể cho lời khuyên hoặc cố vấn cho khách hàng trong tiêu thụ sản phẩm, thu nợ khách hàng của DN.
- Tăng thêm vốn cho DN thông qua các hình thức nhƣ: mở rộng cho vay tín chấp. Hay là, chi nhánh có thể cho vay thêm hợp đồng tín dụng khác trên cơ sở có ngƣời đứng ra bảo lãnh.
- Đề nghị DN huy động vốn từ bên ngoài thông qua các hình thức nhƣ cổ phiếu, trái phiếu.
- Đối với các khoản cho vay mà sau khi phát hiện và thực hiện các biện pháp hỗ trợ vẫn không có tác dụng dẫn đến nợ quá hạn, nợ khó đòi khi đó chi nhánh cần phải thực hiện các biện pháp về khai thác và thanh lí.
+ Biện pháp khai thác: Chi nhánh có thể gia hạn hợp đồng tín dụng, giảm qui mô hoàn trả trƣớc mắt hoặc có thể dãn nợ cho các DN. Các hình thức này chỉ nên áp dụng với các DN đang hoạt động sản xuất kinh doanh, có thu nhập có khả năng trả nợ; có ý thức trả nợ, trong quá trình vay đã trả đƣợc một phần nợ gốc và lãi; DN phải có tài sản cầm cố thế chấp dễ phát mại.
+ Biện pháp thanh lí tài sản thế chấp: Khi mà mọi sự cứu vãn tình thế trở nên không còn hiệu quả thì chi nhánh cần phải sử dụng biện pháp thanh lí nợ. Khởi kiện với những khách hàng có hành vi trốn tránh, lừa đảo thì chi nhánh sẽ tiến hành khởi kiện ra pháp luật.
Nếu các tài sản thế chấp có đủ hồ sơ hợp pháp, sau khi có quyết định của toà án thì chi nhánh nên chuyển qua trung tâm đấu giá hoặc thu hồi sử dụng nhƣ với hình thức gán nợ. Còn nếu các tài sản có đủ hồ sơ pháp lí nhƣng lại có thế chấp ở chi nhánh khác thì tiến hành phát mại và phân chia theo quyết định của toà án.
Đối với những khoản vay không có thế chấp, bảo đảm thì khả năng gánh chịu rủi ro của chi nhánh là khó tránh khỏi.