6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
2.1.3 Các nguồn tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu
Hoạt động XNK là một trong những hoạt động kinh tế cơ bản, do vậy nó cũng đƣợc tài trợ từ rất nhiều nguồn khác nhau. Trong đó, những nguồn tài trợ thƣờng đƣợc sử dụng là:
- Tín dụng thƣơng mại (hay tín dụng nhà cung cấp): Là nguồn tài trợ đƣợc
thực hiện thông qua hình thức mua bán chịu hàng hoá, dịch vụ với các công cụ chủ yếu là hối phiếu. Đây là nguồn tài trợ ngắn hạn đƣợc ƣa dùng vì dễ thực hiện, khả năng chuyển thành tiền mặt cao (thông qua chiết khấu tại các ngân hàng), linh hoạt về thời hạn. Tuy nhiên, các công cụ nhƣ hối phiếu thƣờng đƣợc sử dụng trên cơ sở có NH đứng ra chấp nhận hay bảo đảm.
- Các khoản phải nộp phải trả: Bao gồm thuế phải nộp nhƣng chƣa nộp, phải
trả cán bộ công nhân viên và các khoản phải trả phải nộp khác. Đây là nguồn tài trợ mang tính thời điểm cao vì nó thƣờng nhỏ và ít ổn định.
- Vốn tự có: Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp khác nhau mà vốn tự có có thể
là vốn Ngân sách cấp, vốn cổ phần của các sáng lập viên công ty cổ phần hay vốn của chủ doanh nghiệp tƣ nhân. Vốn tự có chủ yếu bao gồm vốn khi thành lập doanh nghiệp nhƣ nói trên và phần lợi nhuận để lại cộng khấu hao. Sử dụng vốn tự có doanh nghiệp có thể giảm đƣợc hệ số nợ, tạo sự chủ động trong kinh doanh. Tuy vậy, nguồn tài trợ này có hạn chế là qui mô không lớn và nhiều khi chi phí cơ hội của việc giữ lại lợi nhuận cao.
- Phát hành cổ phiếu: Với các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay họ có
thể phát hành cổ phiếu công ty để huy động nguồn vốn trung và dài hạn. Hình thức này có ƣu điểm là doanh nghiệp có đƣợc sự chủ động trong việc huy động và sử dụng vốn, giảm đƣợc nguy cơ phá sản khi gặp khó khăn (vì có thể không phải phân chia lợi tức cổ phần hoặc có thể hoãn trả lợi tức khi bị lỗ hoặc không có nhiều lãi) hay làm tăng vốn chủ sở hữu, giảm hệ số nợ của doanh nghiệp... Tuy nhiên, chỉ có các doanh nghiệp thỏa mãn những điều kiện nhất định mới đƣợc sử dụng hình thức
này. Với nƣớc ta, do thị trƣờng tài chính còn chƣa phát triển nên hình thức tài trợ này còn ít đƣợc sử dụng hoặc nếu có sử dụng thì vẫn khó có thể đem lại hiệu quả cao.
- Phát hành trái phiếu công ty: Đây cũng là một hình thức tài trợ khá phổ
biến trong nền kinh tế thị trƣờng gần nhƣ cổ phiếu.
Tuy nhiên, với trái phiếu doanh nghiệp thƣờng phải trả lợi tức cố định cho dù hoạt động kinh doanh có lãi hay không. Điều này dễ làm tăng khả năng phá sản đối với doanh nghiệp khi gặp khó khăn về tài chính. Ngoài ra, với thị trƣờng tài chính chƣa phát triển nhƣ đã nói trên thì hình thức này cũng khó phát huy tốt đƣợc ƣu thế của nó.
- Tín dụng ngân hàng: NH có thể tài trợ cho các doanh nghiệp thông qua nhiều hình thức và với những mục đích sử dụng khác nhau nhƣ: cho vay ngắn hạn theo hạn mức tín dụng, cho vay theo hợp đồng, cho vay có đảm bảo... để thu mua dự trữ, sản xuất, nhập khẩu nguyên vật liệu, đáp ứng nhu cầu vốn lƣu động. Hoặc cho vay dài hạn để đầu tƣ dự án, mua sắm máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ... Tuỳ vào từng doanh nghiệp mà NH có thể áp dụng những hình thức nhất định sao cho thuận lợi với cả hai bên. Một đặc điểm khá nổi bật của tín dụng NH là có khả năng linh hoạt về lãi suất cũng nhƣ thời hạn.
- Các nguồn tài trợ khác: Ngoài các nguồn tài trợ trên các doanh nghiệp XNK
còn có thể đƣợc tài trợ bằng các nguồn nhƣ đầu tƣ nƣớc ngoài, vay nợ viện trợ của nƣớc ngoài, hỗ trợ của Chính phủ,... Hiện nay các nguồn này thƣờng cũng đƣợc sử dụng thông qua các Ngân hàng.
Nhƣ vậy, nguồn tài trợ cho XNK rất đa dạng nhƣng trong đó nguồn tín dụng NH nắm giữ một vị trí đặc biệt bởi nó có thể đƣợc cung cấp thông qua nhiều hình thức cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau và các hình thức tài trợ khác muốn thực hiện đƣợc phần nào cũng cần sự hỗ trợ từ phía ngân hàng.