Điều trị bệnh nhân nội trú

Một phần của tài liệu Nghiên cứu việc xây dựng và phát triển mô hình hệ thống thông tin y tế tại việt nam (Trang 25)

 Bệnh nhân nội trú từ phòng cấp cứu hay từ bệnh viện khác chuyển đến, được phân giường bệnh và di chuyển đến khu vực điều trị. Sau khi nhập viện bác sĩ và y tá trong khu vực điều trị sẽ được phân công chịu trách nhiệm cho bệnh nhân theo thứ tự. Bác sĩ chịu trách nhiệm đưa ra các yêu cầu điều trị, xét

22

nghiệm và theo dõi các kết quả dựa trên tình trạng của bệnh nhân và y tá chịu trách nhiệm thực hiện phác đồ điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

 Khoa bệnh nhân nội trú, có phòng giải phẫu, phòng cấp cứu,… trong từng khu vực, mỗi một khu vực thực hiện một chức năng riêng biệt, vì thế sự quản lý lịch trình điều trị và hiện trạng sử dụng kể từ lúc bệnh nhân nội trú được chuyển đến khu vực điều trị.

 Ngoài các hoạt động điều dưỡng thông thường y tá cũng nên kiểm tra đồ dự trữ vật tư điều trị, vật tư y tế,… để sẵn sàng cho bất cứ khi nào cần dùng đến. Y tá cũng nên ghi lại sự thay đổi giường bệnh, bác sĩ phụ trách, bộ phận điều trị và những thông tin khác và chia sẻ thông tin này với bộ phận quản lý bệnh nhân. 1.4.3.3 Xét nghiệm y khoa

 Bác sĩ yêu cầu các xét nghiệm khác nhau để xác định tình trạng của bệnh nhân, mức độ bệnh tật. Xét nghiệm được phân loại thành 2 loại: bệnh nhân tự đến phòng xét nghiệm để kiểm tra, và các xét nghiệm mẫu của bộ phận hay cơ quan, hay máu. Có nhiều loại xét nghiệm như xét nghiệm máu, chụp X-quang, kiểm tra bệnh lý, kiểm tra các chức năng …

 Xét nghiệm máu được thực hiện chủ yếu với các thiết bị y tế và thuốc thử và kết quả xét nghiệm được sử dụng để hiểu rõ tình trạng sức khỏe thông qua các giá trị khác nhau. Các kết quả thử nghiệm được ghi nhận cho mỗi mục kiểm tra và gắn kèm với hồ sơ bệnh nhân.

 X Quang kiểm tra và xử lý cũng chủ yếu được thực hiện với các thiết bị y tế. Không giống như kiểm tra y tế khác, kết quả của X-Quang là một bộ phim với X quang, vì thế chụp phim và được gắn kèm như các tấm ảnh vào hồ sơ bệnh nhân.

 Kiểm tra bệnh lý được thực hiện bằng cách lấy mẫu của bộ phận hay tổ chức trong cơ thể của bệnh nhân tuân thủ theo văn hóa và quy định pháp luật nhà nước. Thông thường bác sĩ sẽ chẩn đoán các kết quả thay thế vì thế nó cũng được đính kèm trong hồ sơ bệnh nhân.

 Các hoạt động chính của phòng xét nghiệm phải được quản lý chặt chẽ theo quy trình, vật tư tiêu hao và trang thiết bị y tế. Các kết quả xét nghiệm được chuyển giao cho bác sĩ và đính kèm trong hồ sơ bệnh nhân. Bác sĩ quyết định bệnh sau khi xem xét kết quả xét nghiệm và viết toa thuốc để thực hiện điều trị y tế cũng như tiêm, thủ thuật phẫu thuật, ...

1.4.4 Quản lý 1.4.4.1 Tài chính 1.4.4.1 Tài chính

 Bệnh viện lập kế hoạch và yêu cầu kinh phí cho năm tới từ Bộ Y tế, Bộ Y tế đánh giá và điều chỉnh ngân sách. Nếu được chấp nhận thì Bộ Y tế sẽ cấp kinh phí.

23

 Bộ phận quản lý tài chính sẽ quản lý thu nhập và chi tiêu của từng đối tượng và bộ phận dựa trên chuẩn của hệ thống tài chính của Chính phủ.

 Sau khi tính toán chi phí y tế, thanh toán được thu thập sau khi điều trị. Nhưng yêu cầu thanh toán bảo hiểm sẻ được gửi đến cơ quan bảo hiểm. Bệnh viện sẽ quản lý những khoản phải thu.

 Phòng kế toán cũng tính toán những khoản phải mua và những chi trả vào cuối tháng.

1.4.4.2 Quản lý mua sắm

 Phòng vật tư trang thiết bị y tế sẽ mua trang thiết bị y tế (vật tư) và các vật tư y tế phổ biến và nhập kho. Những vật tư y tế này sẽ được cấp phát cho các phòng xét nghiệm, phòng cấp cứu khi bất cứ khi nào cần.

 Phòng vật tư trang thiết bị y tế cũng quản lý những nhà cung ứng vật tư y tế để đảm bảo chất lượng của vật tư y tế và kiểm soát lượng vật tư còn trong kho và duy trì chúng ở mức tối ưu nhất.

 Tính toán được thực hiện vào cuối mỗi tháng sau khi xác nhận thủ tục mua sắm và các chứng từ hóa đơn.

1.4.4.3 Nguồn nhân lực

 Trong bệnh viện, có rất nhiều loại nhân viên lao động như bác sĩ, y tá, kỹ sư y tế, nhóm quản lý ... Phòng nhân sự (HR) chịu trách nhiệm thuê, đào tạo, đánh giá và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

 Bộ Y tế cũng tiếp tục các chương trình giáo dục và đào tạo với chất lượng cao nhằm cung cấp đủ cho đội ngũ nhân viên y tế.

1.4.5 Tổng quan về các dịch vụ liên quan khác 1.4.5.1 Thống kê y tế 1.4.5.1 Thống kê y tế

Số lượng ca cấp cứu/bệnh nhân nội trú cho mỗi giai đoạn/khoa/bác sĩ; tỷ lệ giường bệnh, chi phí điều trị y tế cho mỗi giai đoạn/khoa/bác sĩ; số lượng xét nghiệm cho mỗi giai đoạn/khoa/bác sĩ; tỷ lệ nhiễm bệnh, tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử… đều được báo cáo lên Bộ y tế.

1.4.5.2 Hồ sơ bệnh án

 Tất cả các dịch vụ y tế trong bệnh viện được cung cấp cho bệnh nhân đều được ghi lại trong hồ sơ bệnh án. Những thông tin này cũng còn được dùng cho nghiên cứu y khoa và quản lý bệnh viện. Theo luật, hồ sơ bệnh án được lưu giữ tối thiểu 10 năm.

 Để chuyển đổi và số hóa hồ sơ bệnh án, chuẩn thông tin phải được Bộ Y tế quan tâm.

1.4.5.3 Thuốc và vật tư y tế

 Thuốc và vật tư y tế được quản lý. Nếu có một bảng câu hỏi khi xem xét một toa thuốc tại nhà thuốc, dược sĩ có thể thay thế, sửa đổi và thay đổi của thuốc.

24

Trong trường hợp có biến chứng trong quá trình dùng thuốc, dược sĩ giải thích cách dùng thuốc đúng đắn.

 Dược sĩ cũng kiểm soát thuốc tồn đọng và vật tư y tế. 1.4.5.4 Dinh dưỡng

Dinh dưỡng theo chế độ bệnh lý được cung cấp cho bệnh nhân điều trị nội trú cho việc hồi phục. Chuyên gia dinh dưỡng điền thực đơn cho từng bệnh nhân và thực hiện tư vấn chế độ ăn uống. Chuyên gia dinh dưỡng cũng là quản lý nguồn cung cấp thức ăn, rửa và khử trùng các món ăn, nấu ăn và phân phối thực phẩm.

1.4.6 Tổng kết

Các mục tiêu của quy trình cốt lõi của bệnh viện và các quá trình phụ trợ liên quan được quản lý hiệu quả của bệnh viện và mở rộng các lợi ích sức khỏe. Vì vậy, nó là cần thiết để giới thiệu hệ thống thông tin y tế để đạt được các mục tiêu này.

 Hầu hết các quy trình quản lý tại các bệnh viện đang phát triển tự ví dụ sử dụng một “Sổ tay bệnh nhân”. Điều này có thể gây thiếu hồ sơ và làm mất thông tin để giới thiệu các hệ thống thông tin khẩn cấp.

 Trong hầu hết các bệnh viện đa khoa ở trung tâm thành phố, số bệnh nhân nội trú quá đông so với số giường hiện có trong bệnh viện, ví dụ hai hoặc nhiều bệnh nhân nội trú cùng sử dụng chung một chiếc giường. Điều này có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng bệnh viện hoặc những điều tồi tệ hơn vì vậy thực sự cần thiết phải cải thiện quy trình nghiệp vụ cho bệnh nhân nội trú chẳng hạn như giảm thời gian lưu trú.

 Có rất nhiều thông tin cần được chia sẻ nhưng hầu như tất cả các hồ sơ được tạo thành một cách thủ công nên dễ dẫn đến sự trùng lặp trong kiểm tra và thông tin. Kết quả là làm tăng thời gian chờ đợi để có thể có được thông tin thiết yếu trong quy trình nghiệp vụ.

 Cán bộ y tế phải dành nhiều thời gian trong việc chăm sóc bệnh nhân. Vì vậy, cần loại bỏ những công việc không cần thiết cho cán bộ y tế thông qua việc thay thế những công việc thủ công như ghi chép, truyền đưa các hồ sơ bệnh, kết quả xét nghiệm,… bằng hệ thống thông tin.

 EMR có thể cải thiện quy trình nghiệp vụ hiện tại thông qua chia sẻ thông tin về bệnh nhân, quy định, hồ sơ y tế ...

25

 Thông tin sức khỏe không phải là quá trình bổ sung, nhưng rất cần thiết trong việc cải thiện bệnh viện. Thông tin y tế có thể cải thiện năng suất của các tổ chức y tế.

 Nói chung mức độ sử dụng thông tin số hóa là thấp hơn sự cần thiết. Và hoạt động quản lý cũng được yêu cầu thay đổi thông qua giáo dục và các mối quan hệ công cộng …

1.5 Những yêu cầu chia sẻ thông tin

Dựa trên kết quả khảo sát, hầu như không có nhiều câu trả lời hoặc ý kiến về các yêu cầu chia sẻ thông tin. Điều này cho thấy các đơn vị không có hệ thống thông tin hoặc là có quá nhiều vấn đề cần được cải thiện trong hệ thống đang hoạt động vì thế các đơn vị không có suy nghĩ hoặc ý kiến gì trong việc chia sẻ thông tin.

Nguyên nhân tại sao hệ thống hiện tại không thể chia sẻ thông tin bởi vì các đơn vị không có hệ thống thông tin hoặc là hệ thống thông tin của các đơn vị đó không đủ để đáp ứng việc chia sẻ thông tin với bệnh viện khác. Yêu cầu thêm vào các hệ thống thông tin hỗ trợ.

Các cuộc khảo sát cho thấy rằng EMR (hồ sơ bệnh án) nên được ưu tiên thêm vào hệ thống đang hoạt động. CDW (kho lưu trữ dữ liệu lâm sàng) và PACS (hệ thống thông tin và lưu trữ hình ảnh) sẽ thêm vào sau đó.

CDW (Clinical Data Warehouse) là hệ thống lưu trữ thông tin lâm sàng phục vụ cho công tác nghiên cứu y khoa, phân tích và yêu cầu điều dưỡng. Xem xét cấp độ hiện tại của hệ thống thông tin y tế Việt Nam, câu trả lời là CDW thì cần thiết phát triển tiếp theo sau EMR đã cho thấy rằng nhu cầu của nhân viên y tế là rất cao về thông tin y tế cho các hoạt động y tế.

Hình 1.4. Mức độ ưu tiên của hệ thống thông tin y tế bổ sung (theo [16]) 1.6 Nhu cầu chia sẻ thông tin

1.6.1 Điều trị bệnh nhân

- Trong trường hợp cấp cứu, từ lúc vào viện cho đến lúc gặp được bác sĩ, bệnh nhân thường gặp nhiều khó khăn và phải chờ đợi mất nhiều thời gian. Bệnh

26

nhân nên đăng ký ngay tại cửa và xác nhận thẻ bảo hiểm tại chi nhánh bảo hiểm trong viện. Bệnh nhân vào quầy đăng ký lấy số thứ tự và sau đó ngồi chờ để gặp được bác sĩ.

- Điều trị và kê đơn thuốc đều được ghi lại trong sổ y bạ và bệnh nhân nên giữ sổ y bạ này và đây cũng chính là nguyên nhân gây ra mất mát hoặc hư hỏng sổ y bạ. Trong trường hợp này tất cả dữ liệu có thể mất và cũng chính là nguyên nhân dẫn đến việc điều trị lại hoặc là xét nghiệm lại.

- MRI (hình ảnh cộng hưởng từ), CT (điện toán cắt lớp – chụp cắt lớp).

- Hình ảnh y tế có được từ MRI hay CT đều được lưu giữ dưới dạng phim, vì thế sẽ tiêu tốn nhiều thời gian và chi phí cho công tác duy trì và chuyển giao.

- Kết quả xét nghiệm được viết bằng tay, hay là được nhập vào máy tính sau khi ghi chép trong bệnh án, vì thế nếu có sai sót trong quá trình ghi chép thì sẽ dẫn đến dữ liệu nhập vào trong máy tính cũng sai.

- Bệnh nhân mất nhiều thời gian khi di chuyển cùng với các hồ sơ liên quan từ lúc vào viện cho đến lúc được điều trị và kiểm tra điều trị, tất cả các thông tin đều được di chuyển hay ghi chép trực tiếp vào hồ sơ vì thế bệnh nhân phải chờ đợi rất lâu.

- Trong trường hợp bệnh nhân nội trú, dĩ nhiên có rất nhiều bệnh nhân nội trú vì thế cũng khó tránh khỏi việc kiểm tra bằng mắt của y tá cũng có thể là nguyên nhân gây ra khu vực điều trị quá đông.

1.6.2 Quản lý

- Trong trường hợp thu thập, hầu hết đều được thực hiện một cách thủ công. Ngay cả khi hệ thống thông tin được sử dụng, thông tin cũng không sử dụng được sau vài giờ làm việc. Vì thế trong trường hợp khẩn cấp việc thu thập thông tin dữ liệu được thực hiện thủ công trước, sau đó các thông tin này sẽ được nhập lại vào hệ thống thông tin.

- Số liệu thống kê rất cần thiết cho việc quản lý bệnh viện như số lượng bệnh nhân nội trú/ngoại trú, số giường, chi phí y khoa và số lượng phòng xét nghiệm, vv. Những số liệu này thông thường được thu thập thủ công cho nên cũng không chính xác. Kết quả là Bộ Y tế mất lòng tin vào các báo cáo, các số liệu thống kê được gửi từ các bệnh viện.

- Mua sắm thuốc, vật tư cho y tế và văn phòng cũng được thực hiện thủ công, vì thế thật là khó khăn để nắm bắt được chính xác con số phục vụ công tác kiểm soát và kiểm kê của dự trữ. Điều này khiến cho vật tư dự trữ ở trên hoặc dưới mức cho phép và điều này sẽ làm ảnh hưởng đến việc giảm chi phí và hoạt động tích cực trong bệnh viện.

27

- Tài chính cũng được thực hiện thủ công như vậy phải mất nhiều thời gian để xử lý và có thể có vấn đề trong sự tín nhiệm

- Ngay cả trong trường hợp bệnh viện có hệ thống thông tin, nhưng môi trường hoạt động không tốt. Nó có thể gây ra sự xáo trộn, dẫn đến tăng chi phí không cần thiết.

- Cùng với việc chưa có mã cá nhân, thông tin không có thể được thu thập và thật là khó khăn trong việc quản lý bệnh nhân.

1.6.3 Bảo hiểm

- Việc kiểm tra người tham gia bảo hiểm với thẻ bảo hiểm vì thế nếu bệnh nhân đánh mất thẻ bảo hiểm hoặc bệnh nhân không mang theo thẻ bảo hiểm, bệnh nhân sẽ phải chờ đợi mất nhiều thời gian để được khám và điều trị.

- Thông tin chia sẻ giữa các bệnh viện và bảo hiểm được thực hiện một cách thủ công, đây cũng chính là nguyên nhân gây mất hiệu quả trong công việc hàng ngày.

1.6.4 Chia sẻ thông tin

- Khi bệnh nhân chuyển viện từ tuyến 2 lên tuyến 1 hoặc là từ bệnh viện địa phương lên bệnh viện TW, các thông tin y tế thực sự rất khó khăn được chuyển đi kèm, đây chính là nguyên nhân khiến bệnh nhân phải tiến hành điều trị lại, xét nghiệm lại.

- Báo cáo từ các bệnh viện lên Bộ Y tế được thực hiện một cách thủ công vì thế Bộ y tế dần dần mất lòng tin vào những báo cáo này, còn các báo cáo khẩn thì quá khó khăn để thực hiện.

- Nhiều quan điểm được ban hành, tuy nhiên vẫn thiếu vắng sự tham gia hệ thống thông tin. Cụ thể là nếu bệnh nhân, nhân viên y tế hành chính, Bộ Y tế được kết nối với hệ thống thông tin bệnh viện, hầu hết các vấn đề sẽ được giải quyết tốt đẹp.

28 CHƯƠNG 2:

KINH NGHIỆM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

MÔ HÌNH HỆ THỐNG THÔNG TIN Y TẾ TỪ CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN TRÊN THẾ GIỚI

Mô hình hệ thống sẽ được hoàn thiện tốt hơn thông qua việc nghiên cứu thực tiễn các mô hình tốt nhất của các nước tiên tiến trước khi thiết lập định hướng và thiết kế một mô hình tương lai của hệ thống thông tin y tế tiêu chuẩn ở Việt Nam.

Hệ thống thông tin y tế ở mỗi quốc gia bị ảnh hưởng rất nhiều bởi nền văn hóa, lịch sử, môi trường kinh tế xã hội và hệ thống y tế riêng biệt của mỗi nước, do đó hệ thống thông tin y tế của mỗi nước cũng có những đặc trưng riêng. Trong mục này,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu việc xây dựng và phát triển mô hình hệ thống thông tin y tế tại việt nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)