Các hiệu quả mang lại

Một phần của tài liệu Nghiên cứu việc xây dựng và phát triển mô hình hệ thống thông tin y tế tại việt nam (Trang 34)

- Bảo vệ quyền của khách hàng sử dụng dịch vụ y tế - Đẩy mạnh bảo mật và an toàn hệ thống

- Cải thiện sự thuận tiện của người sử dụng

- Đảm bảo trao đổi và chia sẻ thông tin dựa trên các tiêu chuẩn - Cải thiện hiệu quả nghiệp vụ.

31

- Đảm bảo các dịch vụ IT hoạt động một cách linh hoạt 2.2 Bài học kinh nghiệm từ Hoa Kỳ

2.2.1 Bối cảnh

Nước Mỹ bị ảnh hưởng sâu sắc bởi truyền thống đề cao chủ nghĩa cá nhân và hệ thống an sinh xã hội phân cấp, do đó hiển nhiên ngay cả trong lĩnh vực y tế trách nhiệm cá nhân được chú trọng rất nhiều.

Luật pháp về An Sinh Xã Hội của Hoa Kỳ đã được sửa đổi năm 1965, đánh dấu thời điểm quan trọng của sự ra đời hai chương trình: Medicare (chương trình bảo hiểm xã hội cung cấp dịch vụ bảo hiểm y tế cho những người có độ tuổi từ 65 trở lên) và Medicaid (chương trình y tế Hoa Kỳ cung cấp các dịch vụ y tế cho những cá nhân hoặc gia đình nghèo và thu nhập thấp).

Medicare là một chương trình bảo hiểm xã hội được quản lý bởi chính phủ Hoa Kỳ, cung cấp bảo hiểm y tế cho những người có độ tuổi từ 65 trở lên, hoặc những người có đủ các tiêu chuẩn đặc biệt khác như những người có bệnh rối loạn chức năng thận hoặc những người tàn tật. Chương trình được tài trợ bởi OSDHI (cao tuổi, người mất sức lao động, khuyết tật và bảo hiểm y tế)

Medicaid là một chương trình y tế cho các cá nhân và gia đình có thu nhập thấp và nghèo đói. Chương trình được tài trợ bởi các chính phủ tiểu bang và liên bang nhưng chịu sự quản lý chung của Chính phủ Hoa Kỳ.

Medicare và Medicaid là các tổ chức bảo hiểm công lập đủ để hỗ trợ khoảng 20% chi phí bảo hiểm của cả nước và các bảo hiểm tư nhân sẽ chịu chi phí bảo hiểm còn lại. HMO (Tổ chức duy trì sức khỏe) là một tổ chức phi lợi nhuận là đại diện cho các bảo hiểm tư nhân và các tổ chức có lợi nhuận khác.

HMO là chỉ hỗ trợ cho các thành viên và bệnh nhân chủ yếu có thể đến khám chữa bệnh tại các bác sĩ hay bệnh viện nhất định, do HMO chỉ định. HMO là đại diện bảo hiểm y tế tại Hoa Kỳ.

2.2.2 Chiến lược thông tin y tế

Phương châm của Tổng thống Obama là phát triển hệ thống bảo hiểm y tế cho cả nước và chỉ ra rằng việc thành lập EHR (Hồ sơ y tế Điện tử) là "mang tính thiết thực". Chính phủ Hoa Kỳ đang xúc tiến các viện và tổ chức y tế đưa vào EHR vào các bệnh viện với sự hỗ trợ kinh phí từ Chính phủ. Các điều kiện được liệt kê chi tiết như sau:

- Cung cấp thông tin kiểm tra lâm sàng bằng hệ thống EHR - Thúc đẩy việc đưa vào sử dụng hệ thống EHR

- Giảm thiểu các nguy cơ có thể xảy ra khi đưa vào sử dụng EHR - Mở rộng mô hình EHR cho địa phương và vùng sâu vùng xa

32

- Chia sẻ thông tin giữa các viện hay tổ chức y tế thông qua các mạng lưới bảo mật

- Thiết lập hệ thống hợp tác giữa các vùng miền

- Phát triển mạng lưới thông tin y tế rộng khắp quốc gia. - Đồng hợp tác xây dựng cùng với Chính phủ

- Khởi tạo và quản lý các trung tâm hồ sơ y tế cá nhân. - Thúc đẩy việc sử dụng hệ thống hồ sơ y tế cá nhân (PHR) - Tăng cường khả năng lựa chọn của khách hàng (người sử dụng) - Tìm kiếm các giải pháp vực dậy telemedicine (y tế từ xa)

- Thu thập thông tin hỗ trợ cho việc nghiên cứu và đánh giá chất lượng dịch vụ y tế, cải tiến y tế công lập

- Đồng nhất hệ thống theo dõi y tế công lập

- Chuẩn bị các giải pháp cải thiện chất lượng của quản lý y tế. - Tăng cường tối đa việc học tập, nghiên cứu tri thức y khoa. 2.2.3 Kế hoạch thực hiện

Tổng thống Obama đã quyết định đầu tư 19 tỉ USD vào lĩnh vực EHR (Hệ thống hồ sơ y tế điện tử) theo quy định của "Các hoạt động khôi phục và tái đầu tư" nhằm thúc đẩy các quy trình nghiệp vụ thông tin y tế từ cấp độ dự án thử nghiệm lên thành quy trình nghiệp vụ y tế toàn cầu.

Theo luật tiểu bang, có khoảng 17 tỷ USD, tức là khoảng 90% tổng ngân sách chi cho thông tin y tế và được sử dụng khuyến khích các viện và tổ chức y tế đưa vào sử dụng EHR.

Các viện và tổ chức y tế đã đưa vào sử dụng EHR thì sẽ nhận được nhiều ưu đãi cũng như ưu tiên ngân sách từ Chính phủ Liên bang. Ví dụ, nếu một bệnh viện nhỏ đưa vào sử dụng hệ thống EHR sẽ nhận được khoảng 44,000 USD cho 5 năm từ 2011 đến 2015 và những bệnh viện lớn sẽ nhận được khoảng 2 triệu USD trong 1 lần và có thể nhận được thêm kinh phí dựa trên các nhóm chẩn đoán liên quan và số lượng bệnh nhân.

Ngược lại những bệnh viện nào không đưa vào dùng EHR sẽ bị cắt giảm kinh phí khoảng 1% mỗi năm từ 2015 đến 2017, vì vậy chính phủ mong muốn tất cả các viện và tổ chức y tế ở Hoa Kỳ sẽ đưa vào sử dụng EHR cho đến hết 2015.

Chính phủ Hoa Kỳ cũng chỉ cung cấp kinh phí khuyến khích cho những cơ quan y tế nào đảm bảo đưa vào ứng dụng EHR “đạt hiệu quả cao”. Đạt đươc hiệu quả ứng dụng EHR cao là một trong những tiêu chí tiên quyết khi cơ quan y tế xin hỗ trợ kinh phí từ Chính phủ Hoa Kỳ. Ứng dụng EHR đạt hiệu quả, yêu cầu các chức năng cơ bản:

33

- Tuân thủ luật của tiểu bang, liên bang trong việc đảm bảo an toàn thông tin chia sẻ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cung cấp các bản tóm tắt lâm sàng và tiến trình khám chữa bệnh

- Trao đổi các thông tin quan trọng với các nhà cung cấp dịch vụ y tế khác - Thực hiện các biện pháp an toàn đối với các tương tác thuốc

- Gửi cho bệnh nhân các nhắc nhở và phòng ngừa.

- Gửi các dữ liệu về tiêm chủng và xét nghiệm cho cơ quan đăng ký y tế công cộng

- Sử dụng hệ thống máy tính nhập các yêu cầu của bác sĩ (CPOE) nhằm chuyển giao các đơn thuốc

2.2.4 Hiệu quả mang lại

- Phân tích đa dạng trên bệnh nhân - Có thể trao đổi và sử dụng lại thông tin

- Điều chỉnh và phân tích quá trình khám chữa bệnh - Thực thi và chuẩn hóa thông tin y tế

- Tích hợp thông tin y tế và dịch vụ y tế

- Chia sẻ thông tin bệnh nhân giữa các nhà cung cấp dịch vụ y tế - Luân chuyển, phát triển, duy trì và cải thiện nguồn nhân lực y tế. - Nâng cao hiệu quả của việc quản lý và cắt giảm chi phí vật liệu y tế. 2.3 Bài học kinh nghiệm từ Vương Quốc Anh

2.3.1 Bối cảnh

Vương quốc Anh đã đem vào sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe quốc gia (NHS) từ những năm 1946, tất cả nguồn kinh phí được lấy từ thuế và hệ thống y tế được kiểm soát bởi Chính phủ. Vương Quốc Anh tin tưởng rằng Chính phủ nên chăm sóc những người bệnh và cung cấp các dịch vụ y tế miễn phí cho người dân.

Dịch vụ y tế quốc gia chính là dịch vụ y tế xã hội như quốc hữu hóa các bệnh viện, chuyển đổi các nhân viên y tế thành công chức nhà nước và thực hiện hợp đồng giữa Chính phủ và các bác sĩ tư nhân. Vì thế Chính phủ buộc phải tăng nguồn ngân sách thông qua thuế và đảm bảo các dịch vụ y tế miễn phí cho từng người dân.

Tuy nhiên, với hệ thống dịch vụ y tế miễn phí này, bệnh nhân không có quyền lựa chọn cơ sở y tế và khi trạng thái bệnh nhân không thay đổi hay chuyển biến xấu đi, bệnh sẽ được chuyển viện lên tuyến trên với các hồ sơ bệnh án đi kèm. Cũng chính vì vậy, bệnh nhân phải mất nhiều thời gian chờ đợi.

Vương Quốc Anh ban hành quy hoạch chiến lược thông tin được gọi là “Thông tin y tế” vào năm 1998 nhằm hiện đại hóa dịch vụ y tế quốc gia, chính sách mới giúp cải thiện đội ngũ nhân viên y tế hơn là chỉ tăng về mặt những con số thống kê.

34

Mạng lưới hệ thống y tế quốc gia được gọi là NHSnet được thành lập nhằm kết nối hơn 6,000 các nhà chuyên môn về nội khoa. Vương Quốc Anh đã và đang mở rộng nhiều dịch vụ y tế chẳng hạn như EMR (Hệ thống bệnh án điện tử), Tele-prescription (đơn thuốc từ xa), Telemedicine (y tế từ xa). Hệ thống y tế tập trung vào phòng chống các bệnh tật với việc sử dụng các nhà chuyên môn nội khoa hơn là để bệnh nhân đến bệnh viện khi bệnh nhân bị bệnh.

2.3.2 Chiến lược phát triển CNTT y tế

- Số hóa các thông tin trong các hồ sơ sức khỏe và khám chữa bệnh

- Phát triển PHR (hồ sơ sức khỏe cá nhân) và EHR (hồ sơ y tế điện tử) trong các cơ quan y tế

- Phát triển các trang web sáng tạo, xây dựng và thực thi EHR - Khả năng truy xuất 24/24h của hồ sơ xét nghiệm lâm sàng - Thông tin điện tử của y tế công cộng và an sinh xã hội - Duy trì tính riêng tư và bảo mật

- Xây dựng chuẩn Chính phủ

- Thiết lập thư viện điện tử quốc gia cho thông tin y tế. - Nâng cao hiệu quả quản lý và thông tin y tế công cộng - Quản lý lâm sàng theo từng khu vực

- Phát triển các chương trình nâng cao sức khỏe

- Xây dựng hạ tầng quốc gia cho việc đánh giá hiệu suất.

- Thỏa mãn nhu cầu của từng người dân khi sử dụng dịch vụ y tế công cộng. - Xây dựng hệ thống y tế từ xa.

2.3.3 Kết quả đạt được

Website (http://www.nhs.uk/) mới bắt đầu đưa vào sử dụng nhằm nâng cao việc cá nhân hóa y tế công lập, cho phép bệnh nhân chọn lựa cơ sở y tế phù hợp là một phong cách của dịch vụ thông tin y tế thế kỷ 21, trang điện tử “sự lựa chọn dịch vụ y tế quốc gia” cung cấp thông tin khám chữa bệnh cho bệnh nhân. Do đó bệnh nhân và gia đình có thể có được một sự lựa chọn tốt nhất các dịch vụ y tế.

Trang điện tử này cũng rất là thuận tiện cho những nhà cung cấp dịch vụ thông qua việc đưa ra các yêu cầu về dịch vụ y tế cho các cơ sở khám chữa bệnh cũng như những yêu cầu cho các bệnh nhân. Trang thông tin này cũng giúp cho bệnh nhân có đủ thông tin để đưa ra sự lựa chọn chính xác các cở sở y tế phù hợp nhất như thời gian di chuyển, thời gian chờ đợi ở bệnh viện, sự lây nhiễm tại bệnh viện và nhiều vấn đề khác liên quan.

35 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhà cung cấp dịch vụ y tế cũng cung cấp cơ hội trao đổi trực tuyến và cho phép so sánh giữa họ và những nhà cung cấp dịch vụ y tế khác. Điều này thực sự tạo ra một làn sóng cạnh tranh khốc liệt nhằm nâng cấp và cải thiện các dịch vụ y tế.

Những nhà cung cấp dịch vụ cung cấp ngày càng nhiều hơn thông tin y tế, thông tin về cơ sở, dịch vụ tư vấn và cấp cứu và những thành quả đã đạt được.

Các nhà cung cấp dịch vụ cũng cung cấp các thông tin cạnh tranh cho người dân như thời gian chờ đợi của bệnh nhân tại từng khoa, số ngày nằm viện, số lượng bệnh nhân điều trị ngoại trú, tỷ lệ nhập viện lại, v.v.

Những điều này giúp cho các bác sĩ có thể tư vấn cho bệnh nhân tốt hơn bởi vì các bác sĩ giờ đây có thể có được nhiều thông tin chính xác của bệnh nhân từ các hệ thống thông tin chứng cứ thông qua mạng internet, tránh được những rủi ro không đáng từ những thông tin sai lệch.

Thư viện NHS cung cấp các thông tin bảo mật (có thẩm quyền) về những triệu chứng thông thường và quá trình điều trị, những thông tin này chỉ được cung cấp cho các chuyên gia. Vì thế bệnh nhân có thể tự mình kiểm soát được khoảng 20 loại bệnh.

Cung cấp các hồ sơ cho bệnh nhân và các trung tâm y tế để tìm được chuyên gia tốt nhất trong khu vực, thông qua các thông số chất lượng trong bảng dữ liệu so sánh giữa các bệnh viện, trung tâm y tế địa phương, và trung tâm phục hồi sức khỏe.

2.3.4 Hiệu quả mang lại

- Đảm bảo độ tin cậy của các bệnh nhân - Giảm thiểu thời gian chờ đợi của bệnh nhân

- Cung cấp các thông tin khám chữa bệnh cần thiết cho bệnh nhân - Cung cấp các thông tin thiết yếu của nhân viên y tế quốc gia - Cung cấp thông tin cần thiết cho các nhà hoạch định và quản lý

- Cung cấp các thông tin cần thiết để người dân hiểu và thực hiện theo các chính sách

- Quản lý toàn thời gian hồ sơ y tế điện tử trên toàn quốc. 2.4 Kết quả thu được qua những bài học trên

Các chính sách y tế được tạo ra trong thời gian dài quá trình xem xét và thảo luận phụ thuộc vào văn hóa quốc gia, kinh tế và môi trường chính trị. Vì vậy, hoàn toàn tự nhiên khi có một vài chính sách y tế phổ biến và không phổ biến. Sự so sánh của các hệ thống thông tin y tế ở mỗi quốc gia được thể hiện trong bảng sau:

36

Vấn đề Hàn Quốc Hoa Kỳ Vương Quốc Anh

Bối cảnh

Tuyên bố một nhà nước phúc lợi và bắt đầu với

bảo hiểm xã hội

Nhấn mạnh sự tự do và tự nguyện kiểm soát và bắt đầu với bảo hiểm tư nhân

Tuyên bố một nhà nước phúc lợi, bắt đầu từ bảo hiểm

Chính phủ

Chiến lược

Phát triển các chuẩn thông tin và cơ sở hạ tầng để quản lý phát

triển và hoạt động

Phát triển mạng lưới thông tin y tế

trên toàn quốc

Phát triển EHR (Hồ sơ y tế điện tử) và PHR (Hồ sơ y tế cá nhân) Hiện trạng Phát triển hệ thống U- Health bằng việc nâng

cấp IT Thiết lập các tiêu chuẩn để cung cấp phúc lợi khám chữa bệnh cho cả nước Hệ thống EHR để chia sẻ thông tin y tế. Bảng 2.2. Sự so sánh hệ thống y tế ở mỗi quốc gia

- Các quốc gia trong những bài học kinh nghiệm trên đang mở rộng đầu tư cho e- Health bởi vì e-Health là hệ thống giúp nâng cấp các dịch vụ y tế chất lượng cao.

- Ở Hàn Quốc, các bệnh viện đang đặt trọng tâm vào công tác quản lý nhằm đạt được hiệu quả cao, thêm vào đó hệ thống e-Health thì đang chiếm ưu thế hơn trong việc cải thiện công tác quản lý trong bệnh viện.

- Ở Hoa Kỳ, Chính phủ cố gắng mở rộng phúc lợi của các dịch vụ y tế cho toàn quốc và cũng cân nhắc kỹ lưỡng về việc chia sẻ thông tin giữa các cơ quan y tế. - Ở Vương quốc Anh, Chính phủ thực thi bảo hiểm cho cả nước; tiêu tốn nhiều (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ngân sách quốc gia. Vì vậy Chính phủ cố gắng thiết lập chính sách nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn ngân sách eo hẹp cho công cuộc cải thiện chất lượng các dịch vụ y tế.

- Cả ba quốc gia trên đều có riêng chính sách y tế riêng; tuy nhiên vấn đề chung và phổ biến ở cả 3 quốc gia là chính sách xây dựng e-Health và đầu tư một lượng ngân sách khổng lồ cho việc thúc đẩy sự phát triển e-Health của quốc gia. Thêm vào đó, những quốc gia trên đều nỗ lực hơn trong việc nâng cao chất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu việc xây dựng và phát triển mô hình hệ thống thông tin y tế tại việt nam (Trang 34)