Cấu hình cơ bản của HIS (phần cứng)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu việc xây dựng và phát triển mô hình hệ thống thông tin y tế tại việt nam (Trang 73)

Theo đặc điểm của tổ chức y tế cùng với giá trị cuộc sống của bệnh nhân, hệ thống thông tin hỗ trợ các hoạt động điều trị của các nhân viên y tế phải luôn luôn hoạt động trong mọi trường hợp. Vì vậy, tất cả các thành phần mà có thể nảy liên quan đến các hệ thống hoạt động liên tục như máy chủ, mạng và lưu trữ thì phải có hệ thống dự phòng. Điều này đảm bảo tính sẵn có của hệ thống và an toàn thông tin.

Hình 3.12 Cấu hình phần cứng cơ bản cho HIS

Các thành phần đặc biệt của phần cứng cho HIS được liệt kê trong bảng dưới đây. Số lượng và chi tiết đặc tính kỹ thuật có thể được thay đổi trong giai đoạn cuối của đề

70

xuất, tất cả thông tin trong bảng dưới đây đều được dựa trên kinh nghiệm triển khai hệ thống thành công tại Hàn Quốc.

Thiết bị Số lượng Chi tiết

Server

Active server

CPU: 8 CPU, 5GHz/16 core RAM Memory: 128GB

HDD:146GB 10K, Hotswap*2EA O/S: Linux (More than 4 Socket) Including Dual S/W

Standby server

CPU : 4 CPU, 5GHz/8 core RAM Memory : 64GB

HDD : 146GB 10K, Hot-swap*2EA LTO 3 : 400/800GB

O/S : Linux(Over 4Socket) Including Dual S/W

Web server

CPU : Intel QC Xeon Nehalem*2EA(2.00GHz) Cache : L2(Over 4MB) RAM Memory : 4GB

HDD : 146GB 10K, Hot-swap*2EA O/S : Linux(More than 2Socket)

Storage

Dual Physical capacity of storage : 20TB

2.8GHz Xeon CPU × more 2ea or More dual Controller 2.0GHz

Cache 4GB, extensible max. 120ea Disk Interface : 4Gbps x 2ea

Backup

Backup server

CPU: Intel Xeon Quad-Core over 2.6GHz * 2EA

RAM: over ECC 4GB

HDD: SAS 15k rpm 300GB * 2EA (Raid 1) ODD: DVD-ROM

Backup S/W Support all OS and databases

Automatic scheduling backup/recovery VTL (Virtual Tape Library) Disk-based backup(storage) Physical capacity: 20TB Cache : over 2GB Network Backbone Switch Over 1.4 TGbps Over 1000 Base-X 100

Over 100/1000 Base-T (UTP Cat 6) 300 ports

L4 Switch (FLB/SLB)

8-port 10/100/1000

Over 4-port Fiber Switch backplane 16Gbps Desktop

Over Pentium 4 – hyper threading 1GB main memory

100 hard disk Bảng 3.12. Đặc tính kỹ thuật của H/W cho HIS

71 3.4.2.4 Cấu hình phần cứng cơ bản cho CPOE

Việc triển khai CPOE đóng vai trò là cốt lõi của hệ thống HIS và đưa vào hoạt động ổn định và hoàn thiện từng bước hơn là triển khai đầy đủ hệ thống HIS. Trong quá trình thực hiện CPOE, chúng tôi có thể làm giảm thiểu việc thử công nghệ, sự sai sót và công nghệ an toàn. Do đó, H/W cấu hình cho CPOE sẽ là nhỏ gọn hơn so với toàn HIS

72 CHƯƠNG 4

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH 4.1 Lợi ích của việc thực hiện

4.1.1 Sự tiện nghi của bệnh nhân

Cộng đồng và bệnh nhân được quyền chọn lựa bệnh viện trên phạm vi rộng lớn hơn thông qua các dịch vụ thông tin trực tuyến bệnh viện được cung cấp bởi Chính phủ/Bộ Y tế. Dịch vụ thông tin bệnh viện này cung cấp cho người dân những thông tin hữu ích như danh sách các bệnh viện thích hợp cho người dân và bệnh của mình, vị trí địa lý của bệnh viện, các khoa trong bệnh viện, dịch vụ y tế chuyên khoa, việc đánh giá bệnh viện là dựa trên sự hài lòng của khách hàng. Theo đó, người dân có thể tiết kiệm được chi phí và thời gian thông qua việc tránh di chuyển đường dài hoặc đến bệnh viện không đáp ứng được yêu cầu của mình.

Thông qua các dịch vụ Internet cho phép người dân đặt chỗ tại các bệnh viện, người dân có thể đến bệnh viện khám chữa bệnh và có thể nhận được các dịch vụ y tế vào thời gian thuận tiện, đồng thời tránh được việc chờ đợi và giúp giảm lượng bệnh nhân ngoại trú tụ tập trong bệnh viện.

Xử lý các nhiệm vụ một cách tự động và nhanh chóng giúp cho giảm thời gian chờ đợi của bệnh nhân, xử lý tất cả các loại thông tin điện tử từ đăng ký và lưu lượng yêu cầu từ công chúng (ví dụ như vấn đề cấp giấy chứng nhận).

4.1.2 Hiệu quả nghiệp vụ của cơ quan y tế

Hệ thống này đảm bảo nghiệp vụ được thực hiện nhanh hơn bằng cách đối phó và xử lý các luồng thông tin đăng ký của bệnh nhân, kê đơn, xét nghiệm, thuốc men, vận chuyển đến viện; hệ thống này giúp giảm thiểu thời gian chờ đợi không cần thiết và nó cho phép bác sĩ chẩn đoán chính xác và nhanh chóng bằng cách tìm kiếm trên mạng tất cả các thông tin liên quan đến bệnh nhân và làm giảm đáng kể khả năng chẩn đoán sai.

73

Từ hồ sơ bệnh án phục vụ cho quá trình chẩn đoán bệnh nhân sẽ được lưu trữ bằng hệ thống hồ sơ bệnh án điện tử (EMR). EMR sẽ loại bỏ các công việc không mang lại hiệu quả cao như thực hiện các công việc (chuyển giao, tìm thông tin trong hồ sơ, …) với hồ sơ bệnh án bằng tay, thay vào đó công việc có thể đạt được hiệu quả tối đa hóa, đặc biệt các bác sĩ có thể tra cứu hồ sơ bệnh án trực tuyến.

Nếu chỉ bằng cách cải thiện mối liên hệ giữa bệnh nhân và bệnh viện, thì rất khó có thể mang lại hiệu quả cao. Nhưng bằng cách liên kết chặt chẽ giữa việc điều trị y tế và quản lý (ERP), việc quản lý vật tư tồn kho (ví dụ như chế độ thuốc men, bác sĩ tiêm, bông băng …) có thể đạt được hiệu quả thực hiện thông qua công cụ tự động. Điều này sẽ giúp giảm thiểu chi phí không cần thiết trong công tác quản lý kho vật tư y tế cũng như ngăn ngừa bất kỳ sự bất tiện gây ra cho công việc điều trị y tế do thiếu vật tư y tế.

Các hệ thống kế toán/tài chính điện tử sẽ tự động hoá tất cả các công việc hỗn hợp (ví dụ như xử lý phiếu kế toán bằng tay), giảm thời gian xử lý công việc và gia tăng độ chính xác dữ liệu tài chính cùng với tăng cường hiệu quả công việc khi chiết xuất các bản báo cáo, tài liệu thống kê.

4.1.3 Trao đổi thông tin y tế

Bằng cách cung cấp một dịch vụ trao đổi thông tin y tế cho nhân viên y tế có thẩm quyền và cho phép họ tìm kiếm thông tin bệnh nhân, có thể dễ dàng nắm bắt thông tin chính xác bệnh nhân trong trường hợp cấp cứu hoặc tham khảo và ngăn chặn không chỉ những chẩn đoán/điều trị không cần thiết mà còn phòng chống những chẩn đoán sai.

Bằng việc cung cấp các tài liệu khoa học y tế điện tử (luận án, nghiên cứu và tạp chí), bất cứ ai cũng có thể có thể chia sẻ dữ liệu đã tạo ra cơ hội cho những tiến bộ lớn trong khoa học y tế.

4.1.4 Cải thiện mức độ an toàn của bệnh nhân

Trước khi kê toa, bác sĩ phải cân nhắc các loại thuốc sẽ được kê cho bệnh nhân dùng, nên so sánh và xem xét các loại thuốc cùng với thông tin của bệnh nhân nhằm đảm bảo an toàn cho bệnh nhân tránh các trường hợp dùng trùng thuốc/tiêm, quá liều, pha trộn…

74

Cũng vì thế hiệu thuốc có thể kiểm tra tính hợp lệ đơn thuốc của bác sĩ thông qua hệ thống trực tuyến và ngăn ngừa sự cố lạm dụng thuốc.

4.1.5 Cải thiện sức khỏe

Những thông tin được cung cấp bởi dịch vụ trực tuyến để theo dõi dịch bệnh, bệnh nhân có thể chuẩn bị cho việc phòng chống các bệnh trước khi bị nhiễm. Y tế quốc gia có thể được bảo vệ từ những thông tin trên thông qua thông báo tiêm phòng và tư vấn cho người khác hoặc tổ chức trong trường hợp khẩn cấp.

Hệ thống này nhắm tới việc theo đuổi các cải thiện y tế công cộng bằng việc cập nhật các thông tin về phòng, chống, xử lý, chế độ ăn uống, bệnh viện chuyên khoa và các loại thuốc của bệnh mãn tính như bệnh tiểu đường và cao huyết áp.

4.1.6 Khôi phục thị trường IT cho e-Health

Sự đầu tư vào lĩnh vực thông tin chăm sóc sức khỏe không đáng kể và thị trường CNTT trong khu vực này cũng trong tình trạng tương tự. Công việc máy tính hóa chăm sóc sức khỏe sẽ đảm bảo nâng cao bảo vệ sức khỏe cộng đồng và sẽ đóng góp đáng kể tạo điều kiện để khôi phục thị trường IT cho e-Health.

Bên cạnh đó, Việt Nam có thể tìm kiếm những cơ hội để mở rộng nội lực thị trường IT cho e-Health sang các nước láng giềng cũng như ra mở rộng thị trường y tế khắp thế giới dựa trên kinh nghiệm và kiến thức đạt được từ mô hình này.

4.2 Định lượng lợi ích chất lượng của việc thực hiện

Thực sự cần thiết phải phân tích tính khả thi về kinh tế như một phần của phân tích sơ bộ tính khả thi của dự án e-Health quốc gia. Chúng ta sẽ xác minh sự phù hợp của đầu tư thông qua dự toán kinh phí với đánh giá lợi ích đạt được tương ứng với sự đầu tư thông qua phân tích tính khả thi kinh tế. Cụ thể là chúng ta sẽ đánh giá khách quan những lợi ích của người dùng và các nhà cung cấp, đạt được từ dự án e-Health công cộng và so sánh với chi phí. Điều này sẽ thúc đẩy sự đầu tư thích hợp và sự tham gia tích cực của các bên tham gia vào dự án Y tế điện tử.

Phân tích lợi ích có thể đã được thực hiện trong nhiều cơ hội khác nhau nhằm mục tiêu ước tính lợi ích về chất lượng có thể được đo bằng số; tuy nhiên chúng ta có thể ước tính các lợi ích trong các lĩnh vực sau đây là có thể tính toán và đo lường được, do

75

đó có thể đạt được nhiều hiệu quả chất lượng hơn nếu chúng ta xem xét các hiệu ứng không được ước tính.

Hạng mục Chi tiết

Sự thuận tiện của bệnh nhân

Cắt giảm thời gian chờ đợi của bệnh nhân ngoại chẩn để điều trị

Cắt giảm thời gian chờ đợi của bệnh nhân ngoại chẩn để kiểm tra và xét nghiệm y tế

Hiệu quả nghiệp vụ của cơ quan y tế

Giảm thời gian nằm viện

Giảm thời gian làm việc liên quan việc ghi chép hồ sơ điều dưỡng

Giảm thời gian làm việc liên quan việc quản lý hồ sơ bệnh án

Trao đổi và chia sẻ thông tin y tế.

Giảm chi phí liên quan đến việc chuyển viện của bệnh nhân.

Ngăn chặn việc kiểm tra lại của phòng xét nghiệm ngoại chẩn

Ngăn chặn việc kiểm tra hay xét nghiệm lại của bệnh nhân ngoại trú.

Ngăn chặn những kiểm tra X-Quang dư thừa không cần thiết.

Ngăn chặn những kiểm tra CT/MRI ngoại chẩn dư thừa không cần thiết

Ngăn chặn những kiểm tra CT/MRI dư thừa không cần thiết

Cải thiện độ an toàn của bệnh nhân

Giảm các phản ứng thuốc xuất hiện giữa các bệnh nhân ngoại chẩn

Giảm các phản ứng thuốc xuất hiện giữa các bệnh nhân nội trú

Bảng 4.1. Phân tích lợi ích chất lượng của e-Health công cộng 4.2.1 Sự thuận tiện của bệnh nhân

Hiệu ứng giảm thời gian chờ đợi của bệnh nhân để điều trị y tế đạt được là do hệ thống e-Health phục vụ đặt chỗ và tự động hóa.

 Lợi nhuận đến từ việc cắt giảm thời gian chờ đợi của bệnh nhân ngoại chẩn để điều trị y tế.

 Bệnh nhân tiết kiệm thời gian chờ tại quầy tiếp tân và phòng điều trị do chuyển đổi sang hệ thống lịch hẹn và đặt chỗ trước.

Hạng mục Hiệu quả và số lượng

A Giảm thiểu thời gian chờ đợi trung bình 29 phút B Số lượng điều trị ngoại chẩn mỗi năm 26,665,537 lượt

C Chi phí lao động mỗi phút 0.01 USD

76 đợi (= A * B * C)

Bảng 4.2. Kết quả dự tính lợi ích đạt được từ việc cắt giảm thời gian chờ đợi của bệnh nhân ngoại chẩn để điều trị.

 Giảm thời gian chờ đợi trung bình (A): thời gian chờ đợi có thể được cắt giảm khi tỉ lệ đặt chỗ của bệnh nhân ngoại chẩn tăng lên thông qua sử dụng e- Health; giảm thiểu thời gian chờ đợi dựa trên bản khảo sát từ bệnh viện.

 Số lượng người điều trị ngoại chẩn 1 năm (B) (theo [3]).

 Chi phí lao động mỗi phút (C): GDP trên đầu người vào năm 2010 được mong đợi đạt được khoảng 1,200 USD, vì thế kết quả được tính như sau

C = 1200 / (40 giờ * 52 tuần * 60 phút)

 Lợi ích từ giảm thiểu thời gian chờ đợi của bệnh nhân ngoại chẩn để xét nghiệm y tế. Thời gian chờ đợi để kiểm tra y tế được cắt giảm khi yêu cầu kiểm tra của bác sĩ được chuyển ngay lập tức đến phòng xét nghiệm và các kiểm tra y tế được đặt chỗ thông qua hệ thống CPOE.

Bảng 4.3. Lợi ích từ việc giảm thiểu thời gian chờ đợi của bệnh nhân ngoại chẩn để kiểm tra y tế.

Hạng mục Hiệu quả và số lượng

A Giảm thời gian chờ đợi trung bình 43 phút B Số lượng kiểm tra ngoại chẩn 1 năm 13,332,769 lượt

C Chi phí lao động mỗi phút 0.01 USD

Tổng

Lượng tiền tiết kiệm được liên quan đến việc cắt giảm thời gian chời đợi của xét

nghiệm ngoại chẩn (= A * B * C)

5,733,090 USD

 Giảm thời gian chờ đợi trung bình (A): thời gian chờ đợi có thể được cắt giảm khi tỉ lệ đặt chỗ của bệnh nhân ngoại chẩn tăng lên thông qua sử dụng e- Health; giảm thiểu thời gian chờ đợi dựa trên bản khảo sát từ bệnh viện.

 Số lượng kiểm tra ngoại chẩn 1 năm (B): 50% của số bệnh nhân hàng năm điều trị ngoại chẩn từ báo cáo của Bộ Y tế năm 2008.

 Chi phí lao động mỗi phút (C): GDP trên đầu người vào năm 2010 được mong đợi đạt được khoảng 1,200 USD, vì thế kết quả được tính như sau

77 4.2.2 Hiệu quản công việc trong cơ quan y tế

Hiệu quả điều dưỡng sẽ được cải thiện bằng cách tiêu chuẩn hóa và tất cả các hồ sơ y tế được số hóa. Cuối cùng thời gian lưu trú có thể được giảm do ảnh hưởng trên.

 Lợi ích đạt được từ giảm thiểu thời gian nằm viện.

 Thông qua hồ sơ điều dưỡng từ hệ thống thông tin y tế, bác sĩ sẽ nhận thấy được tình trạng của bệnh nhân ngay lập tức, và hiệu quả của điều trị y tế vì thế ngày nằm viện sẽ được cắt giảm.

Bảng 4.4. Lợi ích từ việc giảm thời gian nằm viện

Hạng mục Hiệu quả và số lượng

A Giảm thiểu tỷ lệ thời gian nằm viện 0.05 % B Thời gian nằm viện hàng năm 78,072,827 ngày

C Chi phí y tế trung bình 1 ngày 4 USD

Tổng Lượng tiền tiết kiệm được từ việc cắt

giảm thời gian nằm viện (= A * B * C) 14,560,404 USD

 Giảm tỷ lệ thời gian nằm viện (A): theo [13], ước tính tỷ lệ lượng giảm 5,10%. Theo báo cáo này, lượng giảm trong thời gian lưu trú tại bệnh viện có thể được thực hiện thông qua việc cải thiện sự chậm trễ của việc ra quyết định từ chờ đợi kết quả kiểm tra, lập kế hoạch cho sự chậm trễ chẩn đoán và trì hoãn xuất viện. Thêm vào đó chất lượng chăm sóc y tế có thể được thúc đẩy thông qua quá trình xử lý nhanh hơn vì vậy thời gian lưu trú có thể được giảm.

 Thời gian lưu trú hàng năm (B): theo [3].

 Chi phí y tế trung bình mỗi ngày (C): Trong trường hợp của Hàn Quốc chi phí này là 73 USD. GDP của Việt Nam bình quân đầu người là một phần hai mươi của Hàn Quốc cho nên chi phí y tế trung bình mỗi ngày của Việt Nam là 1 phần 20 của 73 USD.

 Giảm thời gian làm việc liên quan đến hồ sơ điều dưỡng.

 Trong quá khứ, các y tá phải viết bằng tay tất cả các hồ sơ điều dưỡng nên tỷ lệ số giờ làm việc đối với hồ sơ điều dưỡng là rất cao. Giờ đây sau khi đưa hệ thống thông tin vào sử dụng nên tỷ lệ giờ làm việc được giảm và hiệu quả được tăng lên.

Bảng 4.5. Lợi ích từ việc giảm thiểu thời gian làm việc liên quan đến hồ sơ điều

Một phần của tài liệu Nghiên cứu việc xây dựng và phát triển mô hình hệ thống thông tin y tế tại việt nam (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)