Hiệu quả mang lại

Một phần của tài liệu Nghiên cứu việc xây dựng và phát triển mô hình hệ thống thông tin y tế tại việt nam (Trang 37)

- Phân tích đa dạng trên bệnh nhân - Có thể trao đổi và sử dụng lại thông tin

- Điều chỉnh và phân tích quá trình khám chữa bệnh - Thực thi và chuẩn hóa thông tin y tế

- Tích hợp thông tin y tế và dịch vụ y tế

- Chia sẻ thông tin bệnh nhân giữa các nhà cung cấp dịch vụ y tế - Luân chuyển, phát triển, duy trì và cải thiện nguồn nhân lực y tế. - Nâng cao hiệu quả của việc quản lý và cắt giảm chi phí vật liệu y tế. 2.3 Bài học kinh nghiệm từ Vương Quốc Anh

2.3.1 Bối cảnh

Vương quốc Anh đã đem vào sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe quốc gia (NHS) từ những năm 1946, tất cả nguồn kinh phí được lấy từ thuế và hệ thống y tế được kiểm soát bởi Chính phủ. Vương Quốc Anh tin tưởng rằng Chính phủ nên chăm sóc những người bệnh và cung cấp các dịch vụ y tế miễn phí cho người dân.

Dịch vụ y tế quốc gia chính là dịch vụ y tế xã hội như quốc hữu hóa các bệnh viện, chuyển đổi các nhân viên y tế thành công chức nhà nước và thực hiện hợp đồng giữa Chính phủ và các bác sĩ tư nhân. Vì thế Chính phủ buộc phải tăng nguồn ngân sách thông qua thuế và đảm bảo các dịch vụ y tế miễn phí cho từng người dân.

Tuy nhiên, với hệ thống dịch vụ y tế miễn phí này, bệnh nhân không có quyền lựa chọn cơ sở y tế và khi trạng thái bệnh nhân không thay đổi hay chuyển biến xấu đi, bệnh sẽ được chuyển viện lên tuyến trên với các hồ sơ bệnh án đi kèm. Cũng chính vì vậy, bệnh nhân phải mất nhiều thời gian chờ đợi.

Vương Quốc Anh ban hành quy hoạch chiến lược thông tin được gọi là “Thông tin y tế” vào năm 1998 nhằm hiện đại hóa dịch vụ y tế quốc gia, chính sách mới giúp cải thiện đội ngũ nhân viên y tế hơn là chỉ tăng về mặt những con số thống kê.

34

Mạng lưới hệ thống y tế quốc gia được gọi là NHSnet được thành lập nhằm kết nối hơn 6,000 các nhà chuyên môn về nội khoa. Vương Quốc Anh đã và đang mở rộng nhiều dịch vụ y tế chẳng hạn như EMR (Hệ thống bệnh án điện tử), Tele-prescription (đơn thuốc từ xa), Telemedicine (y tế từ xa). Hệ thống y tế tập trung vào phòng chống các bệnh tật với việc sử dụng các nhà chuyên môn nội khoa hơn là để bệnh nhân đến bệnh viện khi bệnh nhân bị bệnh.

2.3.2 Chiến lược phát triển CNTT y tế

- Số hóa các thông tin trong các hồ sơ sức khỏe và khám chữa bệnh

- Phát triển PHR (hồ sơ sức khỏe cá nhân) và EHR (hồ sơ y tế điện tử) trong các cơ quan y tế

- Phát triển các trang web sáng tạo, xây dựng và thực thi EHR - Khả năng truy xuất 24/24h của hồ sơ xét nghiệm lâm sàng - Thông tin điện tử của y tế công cộng và an sinh xã hội - Duy trì tính riêng tư và bảo mật

- Xây dựng chuẩn Chính phủ

- Thiết lập thư viện điện tử quốc gia cho thông tin y tế. - Nâng cao hiệu quả quản lý và thông tin y tế công cộng - Quản lý lâm sàng theo từng khu vực

- Phát triển các chương trình nâng cao sức khỏe

- Xây dựng hạ tầng quốc gia cho việc đánh giá hiệu suất.

- Thỏa mãn nhu cầu của từng người dân khi sử dụng dịch vụ y tế công cộng. - Xây dựng hệ thống y tế từ xa.

2.3.3 Kết quả đạt được

Website (http://www.nhs.uk/) mới bắt đầu đưa vào sử dụng nhằm nâng cao việc cá nhân hóa y tế công lập, cho phép bệnh nhân chọn lựa cơ sở y tế phù hợp là một phong cách của dịch vụ thông tin y tế thế kỷ 21, trang điện tử “sự lựa chọn dịch vụ y tế quốc gia” cung cấp thông tin khám chữa bệnh cho bệnh nhân. Do đó bệnh nhân và gia đình có thể có được một sự lựa chọn tốt nhất các dịch vụ y tế.

Trang điện tử này cũng rất là thuận tiện cho những nhà cung cấp dịch vụ thông qua việc đưa ra các yêu cầu về dịch vụ y tế cho các cơ sở khám chữa bệnh cũng như những yêu cầu cho các bệnh nhân. Trang thông tin này cũng giúp cho bệnh nhân có đủ thông tin để đưa ra sự lựa chọn chính xác các cở sở y tế phù hợp nhất như thời gian di chuyển, thời gian chờ đợi ở bệnh viện, sự lây nhiễm tại bệnh viện và nhiều vấn đề khác liên quan.

35

Nhà cung cấp dịch vụ y tế cũng cung cấp cơ hội trao đổi trực tuyến và cho phép so sánh giữa họ và những nhà cung cấp dịch vụ y tế khác. Điều này thực sự tạo ra một làn sóng cạnh tranh khốc liệt nhằm nâng cấp và cải thiện các dịch vụ y tế.

Những nhà cung cấp dịch vụ cung cấp ngày càng nhiều hơn thông tin y tế, thông tin về cơ sở, dịch vụ tư vấn và cấp cứu và những thành quả đã đạt được.

Các nhà cung cấp dịch vụ cũng cung cấp các thông tin cạnh tranh cho người dân như thời gian chờ đợi của bệnh nhân tại từng khoa, số ngày nằm viện, số lượng bệnh nhân điều trị ngoại trú, tỷ lệ nhập viện lại, v.v.

Những điều này giúp cho các bác sĩ có thể tư vấn cho bệnh nhân tốt hơn bởi vì các bác sĩ giờ đây có thể có được nhiều thông tin chính xác của bệnh nhân từ các hệ thống thông tin chứng cứ thông qua mạng internet, tránh được những rủi ro không đáng từ những thông tin sai lệch.

Thư viện NHS cung cấp các thông tin bảo mật (có thẩm quyền) về những triệu chứng thông thường và quá trình điều trị, những thông tin này chỉ được cung cấp cho các chuyên gia. Vì thế bệnh nhân có thể tự mình kiểm soát được khoảng 20 loại bệnh.

Cung cấp các hồ sơ cho bệnh nhân và các trung tâm y tế để tìm được chuyên gia tốt nhất trong khu vực, thông qua các thông số chất lượng trong bảng dữ liệu so sánh giữa các bệnh viện, trung tâm y tế địa phương, và trung tâm phục hồi sức khỏe.

2.3.4 Hiệu quả mang lại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đảm bảo độ tin cậy của các bệnh nhân - Giảm thiểu thời gian chờ đợi của bệnh nhân

- Cung cấp các thông tin khám chữa bệnh cần thiết cho bệnh nhân - Cung cấp các thông tin thiết yếu của nhân viên y tế quốc gia - Cung cấp thông tin cần thiết cho các nhà hoạch định và quản lý

- Cung cấp các thông tin cần thiết để người dân hiểu và thực hiện theo các chính sách

- Quản lý toàn thời gian hồ sơ y tế điện tử trên toàn quốc. 2.4 Kết quả thu được qua những bài học trên

Các chính sách y tế được tạo ra trong thời gian dài quá trình xem xét và thảo luận phụ thuộc vào văn hóa quốc gia, kinh tế và môi trường chính trị. Vì vậy, hoàn toàn tự nhiên khi có một vài chính sách y tế phổ biến và không phổ biến. Sự so sánh của các hệ thống thông tin y tế ở mỗi quốc gia được thể hiện trong bảng sau:

36

Vấn đề Hàn Quốc Hoa Kỳ Vương Quốc Anh

Bối cảnh

Tuyên bố một nhà nước phúc lợi và bắt đầu với

bảo hiểm xã hội

Nhấn mạnh sự tự do và tự nguyện kiểm soát và bắt đầu với bảo hiểm tư nhân

Tuyên bố một nhà nước phúc lợi, bắt đầu từ bảo hiểm

Chính phủ

Chiến lược

Phát triển các chuẩn thông tin và cơ sở hạ tầng để quản lý phát

triển và hoạt động

Phát triển mạng lưới thông tin y tế

trên toàn quốc

Phát triển EHR (Hồ sơ y tế điện tử) và PHR (Hồ sơ y tế cá nhân) Hiện trạng Phát triển hệ thống U- Health bằng việc nâng

cấp IT Thiết lập các tiêu chuẩn để cung cấp phúc lợi khám chữa bệnh cho cả nước Hệ thống EHR để chia sẻ thông tin y tế. Bảng 2.2. Sự so sánh hệ thống y tế ở mỗi quốc gia

- Các quốc gia trong những bài học kinh nghiệm trên đang mở rộng đầu tư cho e- Health bởi vì e-Health là hệ thống giúp nâng cấp các dịch vụ y tế chất lượng cao.

- Ở Hàn Quốc, các bệnh viện đang đặt trọng tâm vào công tác quản lý nhằm đạt được hiệu quả cao, thêm vào đó hệ thống e-Health thì đang chiếm ưu thế hơn trong việc cải thiện công tác quản lý trong bệnh viện.

- Ở Hoa Kỳ, Chính phủ cố gắng mở rộng phúc lợi của các dịch vụ y tế cho toàn quốc và cũng cân nhắc kỹ lưỡng về việc chia sẻ thông tin giữa các cơ quan y tế. - Ở Vương quốc Anh, Chính phủ thực thi bảo hiểm cho cả nước; tiêu tốn nhiều

ngân sách quốc gia. Vì vậy Chính phủ cố gắng thiết lập chính sách nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn ngân sách eo hẹp cho công cuộc cải thiện chất lượng các dịch vụ y tế.

- Cả ba quốc gia trên đều có riêng chính sách y tế riêng; tuy nhiên vấn đề chung và phổ biến ở cả 3 quốc gia là chính sách xây dựng e-Health và đầu tư một lượng ngân sách khổng lồ cho việc thúc đẩy sự phát triển e-Health của quốc gia. Thêm vào đó, những quốc gia trên đều nỗ lực hơn trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và phân phối hiệu quả của ngân sách y tế.

37

CHƯƠNG 3:

ĐỀ XUẤT TRIỂN KHAI

MÔ HÌNH HỆ THỐNG THÔNG TIN Y TẾ VIỆT NAM

3.1 Định hướng xây dựng hệ thống thông tin y tế Việt Nam (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tất cả Chính phủ/Bộ Y tế trên thế giới đều cố gắng cung cấp dịch vụ y tế chất lượng cao đến người dân. Để thực hiện điều này Chính phủ / Bộ Y tế cần xây dựng các bệnh viện mới, xây dựng đội ngũ nhân viên y tế và cải thiện các cơ sở y tế hiện tại. Mặc dù sức khỏe người dân là quan trọng nhất, nhưng ngân sách quốc gia thì hạn hẹp. Nếu chỉ đơn giản là xây dựng các bệnh viện mới và cải thiện các cơ sở y tế cũng không thể giải quyết tất cả các vấn đề. Mô hình hệ thống thông tin bệnh viện sẽ bổ sung và hỗ trợ những giới hạn này. Thông qua hệ thống thông tin y tế, Chính phủ có thể đạt được hiệu quả và đồng thời giảm được ngân sách đầu tư, tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và cung cấp cho người dân các dịch vụ y tế tốt hơn.

Như đã đề cập ở trên, vấn đề cấp bách hiện nay của Việt Nam là thực thi và mở rộng quy mô của hệ thống thông tin bệnh viện. Nhưng nếu chỉ đơn giản thực thi một vài mô đun của HIS hay là thực hiện triển khai hệ thống thông tin bệnh viện đơn độc mà không chú trọng đến vấn đề tích hợp hay là kết nối với các ứng dụng khác, thì việc thực thi này cũng không đem lại hiệu quả. Mội vài bệnh viện đã từng trải qua tình trạng trên.

Vì vậy khi bệnh viện chuẩn bị thực thi hệ thống thông tin bệnh viện trong tương lai, thì bệnh viện nên cân nhắc những vấn đề sau:

Định hướng Tóm tắt

Dễ dàng tiếp cận thông tin bệnh viện

Vấn đề quan trọng nhất trong các dịch vụ thông tin y tế là mọi người đều có thể sử dụng thông tin y tế. Tất cả thông tin y tế nên được cung cấp bởi các nhân viên y tế trong khuôn khổ cho phép. Mọi người dân và bệnh nhân nên được hưởng các dịch vụ y tế tốt hơn thông qua giảm thiểu các chi phí không cần thiết.

Người dân và bệnh nhân có thể kết nối cổng thông tin điện tử của bệnh viện thông qua internet để có thể đặt chỗ. Bác sĩ có thể truy xuất được thông tin của bệnh

38

nhân bao gồm hình ảnh đồng thời để cải thiện nghiệp vụ khám chữa bệnh.

Thông tin về số lượng giường trống, số lượng bệnh nhân nội trú và ngoại trú có thể được tiếp cận trực tuyến đều hỗ trợ tốt cho công tác quản lý của bệnh viện và việc ra quyết định của Chính phủ/Bộ Y tế. Hiệu quả của bệnh viện Các nguồn cung hiện nay của các bệnh viện thiếu việc

so sánh với nhu cầu vì thế khó có thể có được dịch vụ y tế chất lượng cao. Và điều này cũng làm tiêu tốn rất nhiều kinh phí cũng như thời gian cho việc xây mới các bệnh viện và mở rộng đội ngũ nhân viên y tế nhằm hóa giải các vấn đề một cách đơn giản nhất.

Dĩ nhiên, đây không phải là giải pháp cơ bản nhưng cũng đủ để giảm bớt tình trạng hiện nay, những quy trình nghiệp vụ không cần thiết cũng nên được cải tiến để giảm thiểu thời gian chờ đợi của bệnh nhân. Cũng vì thế mà nhiều bệnh nhân sẽ được phục vụ trong khoảng thời gian nhất định.

Chúng ta không nên mong đợi hiệu quả đáng kể thông qua cải thiện việc liên lạc với bệnh nhân. Toàn diện hiệu quả của bệnh viện như hiệu quả các dịch vụ, kiểm soát hàng tồn kho, minh bạch tài chính, hỗ trợ các giao dịch bảo hiểm trực tuyến với bảo hiểm có thể cung cấp cho bệnh nhân các lợi ích cuối cùng.

Chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ của bệnh

viện

Ở hầu hết các nước phát triển, hệ thống thông tin bệnh viện được phát triển dựa trên thuộc tính nghiệp vụ duy nhất của bệnh viện. Vì thế nếu bệnh viện khác cũng muốn thực thi hệ thống thông tin, tất cả hệ thống nên được thiết kế và xây dựng lại. Và đây cũng chính là

39

vấn đề gây ra lãng phí ngân sách của quốc gia.

Vì vậy, quy trình nghiệp vụ phổ biến được trích ra thông qua việc loại bỏ các quy trình nghiệp vụ không hiệu quả và việc thiết kế quy trình nghiệp vụ chuẩn của bệnh viện nên được chia sẻ với các bệnh viện khác nhằm mục tiêu giảm chi phí thực thi khi mở rộng mô hình. Dĩ nhiên điều này có thể làm giảm khoảng cách khác biệt của nghiệp vụ ở các bệnh viện khác nhau.

Bảng 3.1. Định hướng

Dựa trên những định hướng trên, các mô hình ý tưởng trung và dài hạn cho hệ thống thông tin y tế của Việt Nam được trình bày như sau:

Hình 3.1. Mô hình khái niệm của hệ thống thông tin y tế Việt Nam

Thiết lập ý tưởng của các hệ thống thông tin y tế thì rất là khó khăn bởi vì tiêu tốn rất nhiều thời gian, sự nỗ lực và ngân sách. Một vài vấn đề cần được cân nhắc kỹ lưỡng để thực hiện thành công các tiến trình phát triển hệ thống.

3.1.1 Thiết lập hạ tầng cơ sở cơ bản

Trong hệ thống y tế hiện đại, điều quan trọng nhất là mọi người có thể nhận được sự giúp đỡ của hệ thống y tế bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào. Nhưng chúng ta không thể xây dựng tất cả các bệnh viện và nâng cấp đội ngũ nhân viên y tế khi cần thiết. Chúng

40

ta nên bổ sung nó thông qua mạng lưới thông tin y tế toàn quốc. Hơn nữa, xem xét đặc tính địa lý Việt Nam thì thật là khó khăn để tăng cường tiếp cận thông qua internet. Tuy nhiên, chúng tiêu tốn rất nhiều ngân sách và thời gian vì hệ thống thông tin y tế nên được thực thi từng bước một, đồng thời với việc thiết lập hạ tầng cơ sở mạng toàn quốc. Thông qua phương pháp này chúng ta có thể nhân đôi hiệu quả của hệ thống thông tin y tế.

Bên cạnh việc thiết lập cơ sở hạ tầng mạng lưới toàn quốc, tăng cường kết nối các máy tính cá nhân và thúc đẩy sử dụng Internet cũng rất quan trọng. Nếu người dân chưa chuẩn bị tinh thần sử dụng hệ thống thông tin, thì việc thiết lập hạ tầng cơ sở sẽ trở thành vô nghĩa ngay cả khi Chính phủ cung cấp các dịch vụ thông tin tốt nhất. Trong khi thực thi hệ thống thông tin y tế, kế hoạch có hệ thống cần được xem xét để

Một phần của tài liệu Nghiên cứu việc xây dựng và phát triển mô hình hệ thống thông tin y tế tại việt nam (Trang 37)