Vai trò và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên

Một phần của tài liệu Tập bài giảng pháp luật đại cương (Trang 107)

Chính phủ Việt Nam hợp tác với Chính phủ nước ngoài trong việc thu hồi tài sản của Việt Nam hoặc của nước ngoài bị tham nhũng và trả lại tài sản đó cho chủ sở hữu hợp pháp.

11.1.6. Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng và đơn vị chuyên tráchvề phòng chống tham nhũng; giám sát công tác phòng chống tham nhũng về phòng chống tham nhũng; giám sát công tác phòng chống tham nhũng

- Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng do Thủ tướng

Chính phủ đứng đầu có trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc hoạt động phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước. Giúp việc cho Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng có bộ phận thường trực hoạt động chuyên trách.

- Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo

trung ương về phòng, chống tham nhũng do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.

11.1.6. Cơ chế phối hợp trong phòng, chống tham nhũng

- Vai trò và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chứcthành viên thành viên

trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có trách nhiệm sau đây:

+ Phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuyên truyền, giáo dục nhân dân và các thành viên tổ chức mình thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; kiến nghị các biện pháp nhằm phát hiện và phòng ngừa tham nhũng;

+ Động viên nhân dân tham gia tích cực vào việc phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng;

+ Cung cấp thông tin và phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, xác minh, xử lý vụ việc tham nhũng;

+ Giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp phòng ngừa tham nhũng, xác minh vụ việc tham nhũng, xử lý người có hành vi tham nhũng; cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải xem xét, trả lời trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu; trường hợp vụ việc phức tạp thì thời hạn trên có thể kéo dài nhưng không quá ba mươi ngày.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng pháp luật đại cương (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)