Phương pháp điều chỉnh của Luật hình sự là phương pháp quyền uy,

Một phần của tài liệu Tập bài giảng pháp luật đại cương (Trang 58)

mệnh lệnh, đơn phương.

6.1.3. Nguồn của ngành Luật hình sự Việt Nam

Là Bộ luật hình sự

6.2. Khái niệm tội phạm, cấu thành tội phạm và trách nhiệm pháplý

6.2.1. Khái niệm tội phạm

Là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khoả, danh dự, nhân phảm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự xã hội chủ nghĩa.

6.2.2. Các dấu hiệu cơ bản của tội phạm

- Tính nguy hiểm cho xã hội; - Tính có lỗi;

- Tính phải chịu hình phạt.

6.2.3. Phân loại tội phạm

Thứ nhất: Tội ít nghiêm trọng được hiểu là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù.

Thứ hai: Tội nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù.

Thứ ba: Tội rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù.

Thứ tư: Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm, tù chung thân hoặc tử hình.

6.2.4. Cấu thành tội phạm

Các yếu tố cấu thành tội phạm: gồm mặt khách quan, chủ quan, chủ thể, khách thể.

- Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan. Những dấu hiệu thuộc về khách quan của tội phạm gồm những hành vi nguy hiểm cho xã hội : tính trái pháp luật của hành vi, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ của tội phạm còn có các dấu hiệu khác nhau như: phương tiện, công cụ tội phạm, phương pháp thủ đoạn, thời gian, địa điểm, thực hiện phạm tội.

- Mặt chủ quan của tội phạm là những diễn biến tâm lý bên trong của tội phạm bao gồm : lỗi, mục đích, va động cơ phạm tội. Bất cứ tội phạm cụ thể nào cũng phải là hành vi được thực hiện một cách có lỗi. Lỗi có hai loại lỗi : lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý.

- Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau:

+ Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là nguy hại cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn cho hành vi đó xảy ra.

+ Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là nguy hiềm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho nó xảy ra.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng pháp luật đại cương (Trang 58)