Người không nuôi con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho đến khi con đủ 18 tuổi, nếu con tàn tật thì có nghĩa vụ cấp dưỡng suốt đời.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng pháp luật đại cương (Trang 84)

18 tuổi, nếu con tàn tật thì có nghĩa vụ cấp dưỡng suốt đời.

Người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu toà án hạn chế việc thăm nom khi người thăm nom con có một số hành vi cản trở gây ảnh hưởng xấu tới việc trông nom chăm sóc giáo dục, nuôi dưỡng con cái.

(Tội từ chối, trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng xử lý theo Điều 152 BLHS 1999).

+ Quan hệ cấp dưỡng giữa vợ – chồng:

Sau khi vợ chồng ly hôn, vấn đề cấp dưỡng chỉ đặt ra khi thoả mãn các điều kiện:

Bên yêu cầu cấp dưỡng phải thực sự khó khăn, túng thiếu và có lý do chính đáng (ốm đau lâu dài, mất sức lao động, không phải là do lười biếng, ỷ lại, nghiện ngập, hoang phí)

Bên kia có khả năng cấp dưỡng thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng.

Như vậy, Ly hôn là quyền của vợ hoặc chồng. Tuy nhiên để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên sau khi ly hôn Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 qui định những căn cứ pháp lý xác đáng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên đặc biệt là phụ nữ và con chưa thành niên. Đây cũng chính là một trong những đặc điểm thể hiện tính ưu việt của pháp luật Việt Nam - pháp luật xã hội chủ nghĩa.

* Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài:

- Khái niệm:Quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân gia đình:

Giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài;

Giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam;

Giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập thay đổi chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.

Ví dụ: Công dân A và công dân B có quốc tịch Việt Nam nhưng đang học tập, lao động, công tác tại Malaixia có đủ điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn theo qui định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì có thể đến cơ quan lãnh sự ngoại giao của Việt Nam ở Malaixia để tiến hành việc đăng ký kết hôn theo qui định của pháp luật Việt Nam.

- Kết hôn có yếu tố nước ngoài:

Tuân thủ Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Ngoài ra nếu việc kết hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài tiến hành trước cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người đó phải được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài mà người đó là công dân xác nhận có đủ điều kiện kết hôn và việc kết hôn đó phải được pháp luật nước họ công nhận.

Công dân Việt Nam phục vụ trong quân đội hoặc các ngành có liên quan đến bí mật quốc gia khi kết hôn với người nước ngoài thì phải được cơ quan chủ quản xác nhận việc họ kết hôn với người nước ngoài không trái qui chế của ngành đó qui định.

- Thẩm quyền đăng ký kết hôn, giải quyết việc nuôi con nuôi và giám hộ có yếu tố nước ngoài:

+ Do ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiến hành. + Ở nước ngoài do cơ quan lãnh sự ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài thực hiện việc đăng ký kết hôn, giải quyết việc nuôi con nuôi, giám hộ.

+ Việc kết hôn, nuôi con nuôi, giám hộ giữa công dân Việt Nam ở khu

vực biên giới do ủy ban nhân dân xã gần biên giới tiến hành.

- Thẩm quyền giải quyết các việc về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.

+ Toà án nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc trung ương hủy việc kết hôn trái pháp luật giải quyết việc ly hôn các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ - chồng, cha mẹ và con, về nhận cha mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ có yếu tố nước ngoài.

+ Toà án nhân dân huyện quân thị xã thành phố thuộc tỉnh nơi cư trú của

công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết ly hôn, tranh chấp quyền và nghĩa vụ của vợ - chồng... giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới Việt Nam theo qui định của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 và các qui định khác của pháp luật Việt Nam.

B. HƯỚNG DẪN ÔN TẬP

1. Trình bày chế định về kết hôn trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

2. Luật hôn nhân và gia đình giúp anh, chị về những mặt nào trong chuyện tình yêu và chuẩn bị cho cuộc sống gia đình sau này.

4. Chị Loan được bố mẹ cho một ngôi nhà 50m2. Sau khi kết hôn với anh Hải, hai người chung sống tại ngôi nhà ấy. Được hai năm, đến tháng 2 năm 2015, họ ly hôn. Anh Hải đòi chia nhà, Chị Loan không đồng ý với lý do ngôi nhà không phải là tài sản chung của vợ chồng mà là tài sản riêng của chị.

Hãy cho biết anh Hải có quyền sở hữu căn nhà trên không? Vì sao? 5. Chị Hoa và anh Nghĩa kết hôn với nhau năm 2013. Đến tháng 4 năm 2015 do công việc kinh doanh ở Công ty TNHH của anh Nghĩa có nhiều rủi ro. Chị Hoa muốn chồng đồng ý cho mình đứng tên sở hữu riêng chiếc xe máy và căn nhà mới mua (nguồn tiền mua tài sản chủ yếu do Hoa kinh doanh mà có). Anh Nghĩa đồng ý với mong muốn của chị Hoa. Theo anh, chị mong muốn này của chị Hoa có trái với Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 không? Anh Nghĩa và chị Hoa cần làm những thủ tục pháp lý gì để đạt được mong muốn của mình.

CHƯƠNG 10. LUẬT ĐẤT ĐAIA. LÝ THUYẾT A. LÝ THUYẾT

10.1. Khái niệm chung

10.1.1. Khái niệm

Luật đất đai là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt nam, tổng hợp tất cả các qui pham pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để bảo vệ đất đai - một tài sản quý giá của quốc gia và điều

chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý, sử dụng đất đai. Quan hệ của luật đất đai bao hàm cả quan hệ hành chính và quan hệ dân sự: + Là quan hệ hành chính vì nó điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước về đất đai, giữa một bên là cơ quan nhà nước, một bên là chủ thể sử dụng đất, là quan hệ có tính mênh lệnh phục tùng.

+ Là quan hệ dân sự vì quan hệ giữa các chủ thể sử dụng đất có địa vị pháp lý bình đẳng với nhau.

* Đối tượng điều chỉnh của Luật đất đai

Đối tượng điều chỉnh của Luật đất đai gồm các quan hệ cơ bản như sau:

Một phần của tài liệu Tập bài giảng pháp luật đại cương (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)