Khái niệm Luật hành chính và cơ quan hành chính nhà nước

Một phần của tài liệu Tập bài giảng pháp luật đại cương (Trang 33)

- Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ…

4.1.1. Khái niệm Luật hành chính và cơ quan hành chính nhà nước

4.1.1.1. Khái niệm Luật hành chính

Là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, gồm tổng thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước, những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các cơ quan nhà nước xây dựng, tổ chức bộ máy và củng cố chế độ công tác nội bộ của mình; những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình một số đoàn thể và cá nhân thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với những vấn đề cụ thể được pháp luật hành chính quy định.

- Đối tượng điều chỉnh

Luật hành chính điều chỉnh 3 nhóm quan hệ sau:

+ Quan hệ phát sinh trong hoạt động quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước. Quan hệ giữa các cơ quan hành chính nhà nước cấp trên với các cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới, hay giữa các cơ quan đồng cấp. Ví dụ: Chính phủ với Ủy ban nhân dân địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh với Sở Giáo dục và Đào tạo. Giữa các cơ quan hành chính nhà nước với các đơn vị cơ sở. Ví dụ: Sở Giáo dục và Đào tạo với các trường hoc. Giữa các cơ quan hành chính nhà nước với công dân. Khi công dân làm các thủ tục hành chính như: khai sinh, khai tử, xin con nuôi, đăng ký kết hôn,..

+ Quan hệ phát sinh trong các cơ quan nhà nước xây dựng, tổ chức bộ máy và củng cố công tác của mình. Ví dụ: Điều hành việc luân chuyển cán bộ từ cơ quan này sang cơ quan khác hoặc từ cơ quan cấp dưới lên các cơ quan cấp trên và ngược lại.

+ Quan hệ phát sinh trong quá trình một số đoàn thể và cá nhân thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Ví dụ: Công đoàn được uỷ quyền quản lý việc thực hiện chế độ phúc lợi cho cán bộ, công nhân viên chức trong cơ quan.

4.1.1.2. Cơ quan hành chính nhà nước

* Khái niệm: Cơ quan hành chính nhà nước là chủ thể chủ yếu của pháp luật hành chính. Đó là các cơ quan thực hiện các hoạt động chấp hành và điều hành các hoạt động của nhà nước và xã hội.

* Đặc điểm: Cơ quan hành chính nhà nước có những đặc điểm của cơ quan nhà nước nói chung như tính quyền lực nhà nước, nhiệm vụ và quyền hạn thực hiện thẩm quyền của mình. Bên cạnh đó cơ quan hành chính nhà nước có đặc điểm riêng, đó là cơ quan chuyên thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước.

* Phân loại cơ quan hành chính nhà nước - Theo địa giới hoạt động

+ Các cơ quan hành chính trung ương: Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc chính phủ.

+ Các cơ quan hành chính địa phương: Uỷ ban nhân dân các cấp, các sở, phòng, ban thuộc Uỷ ban nhân dân các cấp.

- Theo thẩm quyền

+ Các cơ quan hành chính thẩm quyền chung: Chính phủ, uỷ ban nhân dân các cấp.

+ Các cơ quan hành chính thẩm quyền chuyên môn: Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc chính phủ, sở, phòng, ban thuộc các cấp,

Một phần của tài liệu Tập bài giảng pháp luật đại cương (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)