Tăng cường kiểm tra, giám sát xử lý nghiêm minh hành vi vi phạm

Một phần của tài liệu Tập bài giảng pháp luật đại cương (Trang 26)

pháp luật

Thường xuyên kiểm tra hoạt động của Nhà nước, của cán bộ công chức; bảo đảm nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật; nâng cao trách nhiệm của cơ quan bảo vệ pháp luật.

B. HƯỚNG DẪN ÔN TẬP

1. Nêu các nguồn gốc của pháp luật.

2. Quy phạm pháp luật được cấu thành bởi mấy bộ phận? Lấy ví dụ minh họa.

3. Kể tên các văn bản quy phạm pháp luật.

4. Nguyễn văn T 18 tuổi, bị bệnh tâm thần từ nhỏ. Trong một lần lên cơn bỏ nhà đi lang thang, T đã lấy chiếc xe đạp của chị N. T có bị truy cứu trách nhiệm pháp lý không? Vì sao?

5. Nguyễn văn V 16 tuổi điều khiển xe máy do vội vàng không để ý đã đi ngược đường một chiều và quyệt phải chị K đang đi xe đạp làm chị K bị gãy chân và hỏng xe. Khi xem xét việc gây tai nạn của V, có nhiều ý kiến khác nhau:

a. V phải bồi thường dân sự cho chị K, đồng thời bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Vi phạm các quy định về an toàn giao thông”.

b. V bị xử lý hành chính vì đi vào đường cấm đi ngược chiều và gây tai nạn giao thông, đồng thời phải bồi thường dân sự cho chị K.

c. V không phải chịu bất kỳ loại trách nhiệm nào vì V đang ở độ tuổi vị thành niên, lại vi phạm pháp luật do vô ý.

CHƯƠNG 3. LUẬT NHÀ NƯỚC VIỆT NAMA. LÝ THUYẾT A. LÝ THUYẾT

3.1. Khái niệm Luật nhà nước

3.1.1. Khái niệm

Luật nhà nước còn gọi là Luật hiến pháp là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ cơ bản nhất, quan trọng nhất có liên quan đến tổ chức quyền lực Nhà nước, chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội; các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước; mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân.

3.1.2. Đối tượng điều chỉnh

Luật Nhà nước điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội:

+ Nhóm quan hệ xã hội cơ bản về chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học công nghệ, bảo vệ tổ quốc.

+ Nhóm quan hệ cơ bản giữa nhà nước và công dân chủ yếu ở hai chế định: chế định về quốc tịch và chế định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

+ Nhóm các quan hệ phát sinh trong việc xây dựng, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, chủ yếu tập trung ở các chế định: Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; Chế định về bầu cử; Chế định về tổ chức của Quốc hội, Chủ tịch nước, Hội đồng nhân dân, các cơ quan nhà nước khác,..

3.1.3. Phương pháp điều chỉnh

Ngành luật nhà nước sử dụng phương pháp định nghĩa, bắt buộc, quyền uy để điều chỉnh các quan hệ xã hôi.

3.1.4. Nguồn của Luật nhà nước

Một phần của tài liệu Tập bài giảng pháp luật đại cương (Trang 26)