Nguyên tắc Nhà nước, XH và gia đình có trách nhiệm bảo vệ phụ nữ, trẻ em, giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ)

Một phần của tài liệu Tập bài giảng pháp luật đại cương (Trang 78)

trẻ em, giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ)

9.2. Một số chế định cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình

9.2.1. Kết hôn

* Khái niệm: Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

* Điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn - Điều kiện kết hôn

+ Về độ tuổi: Nam phải từ đủ 20 tuổi và nữ phải từ đủ 18 tuổi trở lên. Ví dụ: Anh A 20 tuổi một tháng, chị B 18 tuổi một tháng được công nhận là đủ tuổi kết hôn. Còn nếu anh A và chí B kết hôn dưới tuổi luật định thì hành vi kết hôn đó được coi là trái pháp luật hay người ta thường gọi đó là tảo hôn. Nhưng ở mỗi nước khác nhau, độ tuổi được kết hôn quy định khác nhau.

Ví dụ: Nhật Bản (nam từ 18 tuổi, nữ từ 16 tuổi trở lên); Anh Quốc (Nam, nữ là t ừ16 tuổi trở lên). Căn cứ vào đâu pháp luật nước ta quy định nam từ đủ 20 tuổi và nữ từ đủ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn?

+ Về ý chí: Việc kết hôn phải do hai bên nam nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép cản trở.

+ Việc kết hôn không thuộc trường hợp cấm kết hôn

Việc kết hôn bị cấm trong các trường hợp sau đây: Cấm kết hôn với người đang có vợ, có chồng.

Như vậy theo quy định trên, thì chỉ có những người chưa có vợ hoặc có chồng thì mới được kết hôn ngoài ra có những trường hợp người đã có vợ hoặc có chồng rồi nhưng vợ hoặc chồng đó đã chết, bị toà án tuyên bố đã mất tích hay đã ly hôn thì cũng được quyền được kết hôn với người khác.

Cấm kết hôn giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời. Thế nào là người có cùng dòng máu về trực hệ? Thế nào là người có họ trong phạm vi ba đời?

Cấm kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi, giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Cấm kết hôn giữa những người có cùng giới tính.

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 bỏ qui định: “cấm người mắc bệnh hoa liễu kết hôn”. Vì bệnh này không còn là bệnh nan y nữa.

Trong trường hợp hai bên nam – nữ có đủ điều kiện kết hôn nhưng họ bị mắc HIV thì theo qui định của pháp luật Việt Nam họ có được kết hôn không?

Như vậy, nam và nữ muốn kết hôn với nhau phải hội đủ 3 điều kiện: độ tuổi, sự tự nguyện và không thuộc các trường hợp cấm kết hôn.

Nhưng để được công nhận là vợ chồng của nhau (hôn nhân có giá trị pháp lý) thì hai bên phải đăng ký kết hôn.

- Đăng ký kết hôn: Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan có thẩm quyền thực hiện theo nghi thức kết hôn. Mọi nghi thức kết hôn không tuân thủ theo thủ tục đăng ký kết hôn thì không có giá trị pháp lý.

+ Thẩm quyền đăng ký kết hôn:

Đối với việc kết hôn giữa công nhân Việt Nam:

Ở Việt Nam: Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú của một trong hai bên.

Ở nước ngoài: Là Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài.

Đối với việc kết hôn của công dân Việt Nam với người nước ngoài: Ở Việt Nam: Ủy ban nhân dân tỉnh nơi cư trú của công dân Việt Nam. Ở nước ngoài: Là Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài hoặc bên nước ngoài.

Lưu ý: Kết hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài ở khu vực biên giới do Uỷ ban nhân dân xã gần khu vực biên giới giải quyết.

Nghi thức kết hôn: Khi tổ chức đăng ký kết hôn phải có mặt của hai bên nam nữ kết hôn. Đại diện cơ quan đăng ký kết hôn yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn thì ký vào bản đăng ký kết hôn, đại diện cơ quan đăng ký kết hôn trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên.

Tóm lại: Để hôn nhân có giá tri pháp lý (hợp pháp) thì hai bên nam và nữ phải tuân thủ đúng quy định pháp luật nhân nhân và gia đình về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

* Hủy kết hôn trái pháp luật

- Khái niệm: Kết hôn trái pháp luật là việc xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết hôn do pháp luật qui định.

+ Chủ thể có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật:

Luật Hôn nhân gia đình số 52/2014/QH13 ban hành ngày 19/06/2014 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2015 quy định tại Điều 10 về người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật này.

Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:

Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;

Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ.

Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.”

+ Cơ quan có thẩm quyền hủy kết hôn trái pháp luật

Theo quy định tại Điều 11 về Xử lý việc kết hôn trái pháp luật thì:

Xử lý việc kết hôn trái pháp luật được Tòa án thực hiện theo quy định tại Luật này và pháp luật về tố tụng dân sự.

Trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này.

Quyết định của Tòa án về việc hủy kết hôn trái pháp luật hoặc công nhận quan hệ hôn nhân phải được gửi cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên kết hôn trái pháp luật; cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn điều này.”

Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng. Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn và quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 16 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 này.

Trong trường hợp việc đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền thì khi có yêu cầu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận kết hôn theo quy định của pháp luật về hộ tịch và yêu cầu hai bên thực hiện lại việc đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ ngày đăng ký kết hôn trước.

Khi tòa án ra quyết định hủy kết hôn trái pháp luật thì phát sinh những hậu quả pháp lý sau:

+ Quan hệ nhân thân:

Sau khi có phán quyết của toà án hai bên nam, nữ phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng (chấm dứt cụộc sống chung trái pháp luật). Quyền lợi của các con được giải quyết như trường hợp cha mẹ ly hôn

+ Quan hệ tài sản: Tài sản được giải quyết theo nguyên tắc:

Tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc về quyền sở hữu của người đó. Tài sản chung được chia theo thỏa thuận của các bên, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết (Có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên, ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và con).

Đối với con cái: Vấn đề con cái được giải quyết như khi ly hôn.

Lưu ý: Trong vấn đề hủy kết hôn trái pháp luật vấn đề cấp dưỡng giữa vợ - chồng không được đặt ra vì đây là kết hôn trái pháp luật cho nên các chủ thể không được pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của mình.

9.2.2. Quan hệ vợ chồng

* Quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng

Là quyền và nghĩa vụ phi vật chất , mang yếu tố tình cảm gắn liền với bản thân vợ và chồng không thể chuyển giao cho người khác . Nội dung bao gồm các quyền và nghĩa vụ sau:

Một phần của tài liệu Tập bài giảng pháp luật đại cương (Trang 78)