Sa thải áp dụng trong những trường hợp:

Một phần của tài liệu Tập bài giảng pháp luật đại cương (Trang 71)

+ Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp;

+ Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương, chuyển làm công việc khác mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.

+ Người lao động tự ý bỏ việc năm ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng.

* Trách nhiệm vật chất

Trách nhiệm vật chất là trách nhiệm pháp lý của người lao động, trong đó người lao động phải bồi thường thiệt hại về tài sản do hành vi vi phạm kỷ luật lao động mà mình gây ra làm thiệt hại về tài sản của đơn vị.

- Căn cứ xác định tráchh nhiệm vật chất

+ Người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động. + Có thiệt hại về tài sản của người sử dụng lao động.

+ Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và thiệt hại thực tế xảy ra.

+ Có lỗi của người lao động.

8.2.4. Bảo hiểm xã hội

* Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

+ Người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế.

Khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động thực hiện các hình thức bảo hiểm xã hội khác đối với người lao động.

+ Trong thời gian người lao động nghỉ việc được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động.

lương theo công việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm theo quy định.

* Tuổi nghỉ hưu

+ Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.

+ Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thuộc danh mục do Chính phủ quy định có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn so với quy định.

+ Người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 năm so với quy định.

B. HƯỚNG DẪN ÔN TẬP

1. Luật lao động là gì? Phân tích các quan hệ pháp luật về lao động. 2. Thế nào là hợp đồng lao động? Khi giao kết hợp đồng lao động cần phải tuân theo những nguyên tắc pháp luật nào?

3. Hợp đồng lao động cần đảm bảo những nội dung chính nào?

4. Trình bày quyền và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động.

5. Bảo hiểm xã hội là gì? Các loại hình bảo hiểm xã hội và các chế độ bảo hiểm xã hội ở nước ta hiện nay.

6. Nguyễn Thị Hòa, đến 10 tháng 10 năm 2014 tròn 15 tuổi. Tháng 01 năm 2015, Hòa đến Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo Hưng - Công ty chuyên

sản xuất mặt hàng mây tre đan - để xin việc. Công ty Bảo Hưng đang cần nhân

công do ký kết được nhiều hợp đồng xuất khẩu mặt hàng trên sang các nước Châu Âu, nên có nhu cầu tuyển dụng lao động.

Hỏi:

Một phần của tài liệu Tập bài giảng pháp luật đại cương (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)