Các quan hệ giữa tòa án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án với nhau; Các quan hệ giữa các đương sự với những người liên quan.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng pháp luật đại cương (Trang 53)

Các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật tố tụng dân sự có đặc điểm chỉ phát sinh trong tố tụng, việc thực hiện mục đích của tố tụng là các quan hệ. Ngoài ra các quan hệ này không có sự bình đẳng giữa các chủ thể về địa vị pháp lý. Trong đó, tòa án, cơ quan thi hành án là chủ thể có vai trò có tính quyết định đối với quá trình giải quyết vụ việc dân sự và tổ chức thi hành án. Trong tố tụng dân sự toà án và các đương sự là hai chủ thể cơ bản và chiếm đa số.

- Phương pháp điều chỉnh của Luật tố tụng dân sự

Phương pháp điều chỉnh của luật tố tụng dân sự là tổng hợp những cách thức tác động lên các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của nó.

Xuất phát từ tính chất và đặc điểm của các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của mình nên luật tố tụng dân sự điều chỉnh bằng hai phương pháp mệnh lệnh và định đoạt.

+ Phương pháp mệnh lệnhthể hiện ở chỗ qui định địa vị của tòa án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án và các chủ thể khác trong tố tụng dân sự không giống nhau: các chủ thể đều phải phục tùng tòa án, viện kiểm sát và cơ quan thi hành án. Các quyết định của tòa án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án có giá trị bắt buộc các chủ thể tố tụng khác phải thực hiện, nếu không sẽ bị cưỡng chế thực hiện. Sở dĩ pháp luật tố tụng dân sự qui định như vậy là xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan này là những cơ quan bảo vệ pháp luật, giải quyết vụ việc dân sự, tổ chức thi hành án dân sự và kiểm soát các hoạt động tư pháp. Do đó, ở các quan hệ do Luật tố tụng dân sự điều chỉnh không có sự bình đẳng giữa tòa án, viện kiểm sát và cơ quan thi hành án với các chủ thể khác.

* Phương pháp định đoạt: Ngoài phương pháp mệnh lệnh trên, luật tố tụng dân sự còn điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong tố tụng bằng phương pháp định đoạt vì các quan hệ pháp luật nội dung tòa án có nhiệm vụ giải quyết trong vụ việc dân sự là các quan hệ dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, hôn nhân gia đình. Các chủ thể của các quan hệ này có quyền tự quyết định quyền lợi của mình khi tham gia vào các quan hệ đó. Trong vụ việc dân sự, các chủ thể chính là đương sự. Họ có quyền tự

Ví dụ: Quyền yêu cầu khởi kiện, yêu cầu toà án giải quyết vụ việc khi quyền, lợi ích của họ bị xâm hại hay có tranh chấp. Ngay trong quá trình giải quyết vụ án nếu các đương sự thoả thuận được với nhau về những vấn đề tranh chấp thì tòa án vẫn công nhận sự thoả thuận đó.

Như vậy, Luật tố tụng dân sự điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình tố tụng bằng hai phương pháp mệnh lệnh và định đoạt. Trong đó, chủ yếu nhất là phương pháp mệnh lệnh.

5.2.2. Các nguyên tắc của Luật tố tụng dân sự

Các nguyên tắc của Luật tố tụng dân sự là những tư tưởng pháp lý chỉ đạo, định hướng toàn bộ quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật tố tụng dân sự và được ghi nhận trong các văn bản pháp luật tố tụng dân sự.

Bộ luật tố tụng dân sự là nguồn chủ yếu và quan trọng nhất của luật tố tụng dân sự, qui định trực tiếp và có hệ thống về tất cả các vấn đề của luật tố tụng dân sự. Bộ luật tố tụng dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15/06/2004 có hiệu lực từ ngày 01/01/2005 bao gồm: 418 điều được cơ cấu thành 9 phần, 36 chương. Các nguyên tắc của luật tố tụng dân sự được qui định trong bộ luật tố tụng dân sự gồm có các nguyên tắc như sau:

Các nguyên tắc của Luật tố tụng dân sự được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của pháp luật xã hội chủ nghĩa. Hệ thống các nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện nay được qui định tại các điều, từ điều 3 đến điều 24 Bộ luật tố tụng dân sự. Nội dung các nguyên tắc này thể hiện 5 vấn đề cơ bản như tính pháp chế xã hội chủ nghĩa của hoạt động tố tụng dân sự; nguyên tắc tổ chức và hoạt động xét xử các vụ việc dân sự của tòa án; bảo đảm quyền tham gia tố tụng của các đương sự; trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng dân sự đối với việc giải quyết vụ việc dân sự; vai trò, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức khác đối với việc giải quyết vụ việc dân sự của tòa án. Việc vi phạm nguyên tắc của tố tụng dân sự được coi là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và dẫn đến hậu quả vụ việc

dân sự phải được xét lại, kể cả khi bản án, quyết định giải quyết vụ việc dân sự của tòa án có hiệu lực pháp luật.

Một số nguyên tắc đặc trưng của tố tụng dân sự:

+ Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự .

Chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự có ý nghĩa rất lớn đối với việc giải quyết vụ việc dân sự khi có đầy đủ các chứng cứ và các tình tiết của vụ việc dân sự đã được làm sáng tỏ.

Trong tố tụng dân sự, các đương sự là người trong cuộc, biết được sự việc, đưa ra yêu cầu nên họ phải cung cấp cho tòa án các chứng cứ và chứng minh làm rõ sự việc. Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức đưa ra yêu cầu tòa án bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người khác thì họ cũng có nghĩa vụ như đương sự.

Tòa án có nhiệm vụ xem xét mọi tình tiết của vụ án khi cần thiết có thể thu thập thêm chứng cứ để bảo đảm việc giải quyết vụ án được chính xác. (Điều 6, Điều 7 Bộ luật tố tụng dân sự).

+ Nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa các đương sự:

Các đương sự bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự. Họ có quyền bình đẳng trong việc đưa ra yêu cầu, phản đối yêu cầu của đương bình đẳng trong thực hiện nghĩa vụ, thi hành các quyết định của Tòa án. Tòa án có nhiệm vụ thực hiện những biện pháp do pháp luật qui định để các đương sự được thực sự bình đẳng với nhau trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của họ. (Điều 8 Bộ luật tố tụng dân sự)

+ Nguyên tắc trách nhiệm hòa giải của tòa án:

Để giải quyết vụ án dân sự, Tòa án không chỉ tiến hành việc xét xử mà phải tiến hành việc hòa giải để đương sự thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ án, trừ trường hợp không hòa giải được hoặc pháp luật qui định không được hòa giải như: việc dân sự. (Điều 10 Bộ luật tố tụng dân sự)

Ngoài những nguyên tắc đặc thù cho hoạt động tố tụng dân sự nói trên, Luật dân sự còn qui định các nguyên tắc khác như: nguyên tắc tiếng nói, chữ viết dùng trong tố tụng dân sự, nguyên tắc thẩm phán, hội thẩm nhân dân xét

quyết định.... Việc quán triệt và thực hiện các nguyên tắc trên có ý nghĩa trong việc giải quyết đúng đắn pháp luật các vụ án dân sự.

B. HƯỚNG DẪN ÔN TẬP

1. Phân tích chế định về quyền sở hữu.

2. Trình bày những quy định chung của pháp luật thừa kế. Các loại thừa kế.

3. Không có sự phân biệt giữa người tham gia tố tụng và người tiến hành tố tụng, đúng hay sai. Vì sao?

4. Ông Tuấn bắt nợ chiếc xe máy Dream của anh Quảng để trừ vào khoản tiền mà anh Quảng vay không trả đúng thời hạn. Ông đem bán xe máy đó cho anh Hùng. Chiếc xe máy đó là vật kỷ niệm của anh Quảng nên mấy lần anh xin chuộc lại xe nhưng anh Hùng không cho.

Hãy cho biết:

- Việc ông Tuấn bắt nợ xe máy của anh Quảng là đúng hay sai? - Bằng cách nào anh Quảng lấy lại chiếc xe máy đó? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5. Ông Hoàng và bà Bẩy lấy nhau sinh được 2 người con là Tuấn (sinh năm 1995) và Ngọc (sinh năm 2000). Do mắc bệnh hiểm nghèo nên ông Hoàng đã viết di chúc để lại toàn bộ tài sản của mình là căn nhà trị giá 1,2 tỷ của hai vợ chồng và các tài sản riêng khác trị giá 600 triệu đồng cho con trai là cháu Tuấn. Năm 2014, ông Hoàng mất. Hãy chia thừa kế biết rằng bà Bẩy rất tôn trọng ý nguyện của chồng.

CHƯƠNG 6. LUẬT HÌNH SỰ VÀ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰA. LÝ THUYẾT A. LÝ THUYẾT

6.1. Khái niệm Luật hình sự

6.1.1. Khái niệm Luật hình sự

Luật hình sự là ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, quy định những hành vi nào nguy hiểm cho xã hội là tội phạm, đồng thời quy định hình phạt đối với những tội phạm ấy.

6.1.2. Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh

Một phần của tài liệu Tập bài giảng pháp luật đại cương (Trang 53)