Trách nhiệm liên đới của vợ hoặc chồng đối với giao dịch do một bên thực hiện.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng pháp luật đại cương (Trang 82)

* Quan hệ về tài sản giữa vợ và chồng - Quyền sở hữu tài sản giữa vợ và chồng

+ Quyền sở hữu tài sản chung của vợ chồng: Tài sản chung của vợ và chồng là tài sản chung hợp nhất không có sự phân biệt. Nghĩa là vợ chồng có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản đó.

+ Quyền sở hữu của vợ chồng đối với tài sản riêng: Vợ chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp tài sản riêng của vợ chồng đã được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản riêng đó phải được sự thoả thuận của cả vợ, chồng.

- Quyền thừa kế tài sản giữa vợ –chồng:

Vợ chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo di chúc hoặc theo pháp luật.

+ Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng: Chỉ đặt ra sau khi vợ chồng đã ly hôn.

* Chấm dứt hôn nhân bằng ly hôn

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng khi 2 người còn sống do một bên yêu cầu hoặc do hai bên thuận tình, được Toà án công nhận bằng bản án xử cho ly hôn hoặc bằng quyết định thuận tình ly hôn.

- Quyền yêu cầu ly hôn:

Cả hai vợ chồng.

Người chồng (bị hạn chế trong trường hợp vợ mang thai hặoc nuôi con dưới 12 tháng tuổi).

Người vợ (không bị hạn chế)

- Căn cứ cho ly hôn:

Quan hệ hôn nhân đã rơi vào tình trạng trầm trọng. Đời sống chung không thể kéo dài. Mục đích hôn nhân không đạt được.

- Hậu quả pháp lý sau khi ly hôn:

Khi vợ chồng ly hôn, hậu quả pháp lý xảy ra là sẽ làm chấm dứt và phát sinh một số quan hệ:

+ Quan hệ nhân thân: Các quyền và nghĩa vụ nhân thân chấm dứt khi bản án quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật. Ví dụ: Quyền và nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc giữa vợ và chồng ...

+ Quan hệ tài sản:

Tài sản riêng của ai thuộc về người đó. Tài sản chung của vợ chồng có thể thỏa thuận nếu không thỏa thuận được thì tòa án giải quyết theo nguyên tắc chia đôi nhưng trên cơ sở: Tình trạng tài sản. Hoàn cảnh của mỗi bên. Công sức đóng góp (lao động của vợ chồng trong gia đình là lao động có thu nhập)

Lưu ý: Bảo vệ lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động. Bảo vệ lợi ích của mỗi bên trong sản xuất kinh doanh. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị.

9.2.3. Quan hệ giữa cha mẹ và con

* Vấn đề con chung:

Một phần của tài liệu Tập bài giảng pháp luật đại cương (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)