Kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước có liên quan

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường trung cấp và cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Bình Phước (Trang 71)

Hiện nay, nền kinh tế nước ta đã ngày càng hội nhập với các quốc gia trên thế giới, công tác ngoại giao được quan tâm và phát triển nhanh. Nhiều chế độ, chính sách mới về kinh tế, tài chính, ngân hàng đã được sửa đổi và ban hành. Luật Kế toán số 03/2003/QH11 chủ yếu phù hợp với kế toán thủ công trong khi hầu hết các đơn vị kế toán hiện nay đều đã thực hiện trên máy tính. Việc tổng kết, đánh giá nhằm sửa đổi, bổ sung và ban hành Luật kế toán mới để khắc phục những bất cập, đáp ứng yêu cầu quản lý và kinh nghiệm quốc tế là điều phù hợp và cần thiết. Hiện nay, Hiến pháp 1992 cũng đã được thông qua, nhiều điều luật mới cũng đã được sửa đổi. Quốc hội cần đẩy nhanh hơn nữa quá trình lấy ý kiến, soạn thảo Luật kế toán mới nhằm tạo thuận lợi cho khối ĐVHCSN cũng như các khối khác thực hiện tốt công tác kế toán, đồng thời tăng hiệu quả quản lý kinh tế.

Bộ Tài chính cần sớm ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán công nhằm tạo lập hệ thống thông tin thống nhất cho các ĐVHCSN và phù hợp với xu hướng chung của các nước phát triển trên thế giới. Mặc dù Bộ Tài chính đã ban hành Nghị định số 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Tuy nhiên, trong năm 2013 lại có các văn bản quy định khác làm ảnh hưởng đến vấn đề tự chủ của các đơn vị giáo dục đào tạo như: Văn bản số 3038/BGDĐT-KHTC ngày 10/5/2013 về việc giãn thời gian điều chỉnh học phí năm học 2013 – 2014; Nghị định số 74/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 – 2015. Theo đó, đối

tượng miễn giảm học phí mở rộng hơn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến t ình hình thu chi của các đơn vị giáo dục đào tạo. Vì thế để tạo điều kiện cho các ĐVSNCL có thể thực hiện tự chủ về tài chính một cách chủ động, Bộ Tài chính cũng cần xem xét và ban hành các Nghị định, thông tư hướng dẫn cụ thể và đồng bộ hơn đối với các ĐVSNCL trong vấn đề thực hiện tự chủ về tài chính.

Cũng cần xem xét, tạo điều kiện hơn nữa về chính sách thuế áp dụng cho các ĐVSNCL thực hiện tự chủ về tài chính, tạo điều kiện cho các đơn vị có thể hạch toán đầy đủ doanh thu, chi phí (bao gồm cả khấu hao TSCĐ), thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với cơ quan nhà nước.

Cần có sự phối hợp giữa liên bộ: Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục & Đào tạo,... để có thể triển khai nhanh chóng những vấn đề về tài chính cũng như cơ chế tài chính của các trường trung cấp, cao đẳng, đại học. Cũng cần xem xét về khung lương, định mức giờ giảng, nghiên cứu khoa học đối với giảng viên, cán bộ, viên chức công tác tại các trường.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường trung cấp và cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Bình Phước (Trang 71)