Thực trạng về tổ chức bộ máy kế toán tại các trường Trung cấp và Cao

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường trung cấp và cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Bình Phước (Trang 43)

Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Bình Phước

Tổ chức bộ máy kế toán là vấn đề có ý nghĩa rất lớn nhằm đảm bảo vai trò, chức năng và nhiệm vụ của công tác kế toán. Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của bộ máy kế toán các trường trung cấp, cao đẳng bao gồm:

- Lập dự toán ngân sách hàng năm, xây dựng phương án tự chủ tài chính, xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ gắn với việc thực hiện công tác chuyên môn nhằm phát huy hiệu quả sử dụng các nguồn lực của đơn vị, tiết kiệm chi phí.

- Phối hợp, hướng dẫn các bộ phận, phòng khoa trong đơn vị thực hiện đúng các chế độ chính sách về tài chính, kế toán theo quy định hiện hành.

- Quản lý, kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi của đơn vị. Tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế, tài chính gắn với việc thực hịên công tác chuyên môn của đơn vị.

- Tham mưu, đề xuất với lãnh đạo đơn vị về các vấn đề liên quan đến quản lý kinh tế, tài chính trong nhà trường.

- Tổ chức thu học phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định hiện hành, quản lý việc sử dụng nguồn thu tiết kiệm, hiệu quả.

- Tổ chức kiểm kê định kỳ theo quy định và kiểm kê đột xuất phục vụ công tác quản lý. Lập báo cáo kế toán định kỳ theo quy định nộp cơ quan quản lý cấp trên. Tham gia thanh quyết toán kinh phí đối với đơn vị chủ quan, tham gia kiểm tra, quyết toán thuế đối với cơ quan quản lý thuế trên địa bàn.

- Tổ chức bảo quản, lưu giữ các chứng từ, sổ sách, tổng hợp tình hình, số liệu cụ thể, phân tích kết quả hoạt động của đơn vị.

Để thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ trên, hầu hết các đơn vị đều có phòng Tài chính - Kế toán (hoặc Kế hoạch tài chính), số lượng nhân viên kế toán của các đơn vị là khác nhau do đặc điểm và quy mô của từng trường, tính bình

quân trung bình là 04 người, trình độ đại học là chủ yếu (80% trở lên), có đơn vị còn có trình độ sau đại học (trường Cao đẳng Công nghiệp cao su).

Bảng thống kê số lượng nhân viên kế toán theo trình độ chuyên môn tại các trường trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Bình Phước

Bảng 3.1: Bảng nhân viên kế toán theo trình độ chuyên môn tại các trường trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Bình Phước

Đơn vị khảo sát Tổng số nhân viên kế toán Trình độ chuyên môn Sau đại học Đại học Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp

Trường Cao đẳng sư

phạm tỉnh Bình Phước 5 0 5 0 0 0

Trường cao đẳng Công

nghiệp Cao su 4 1 2 0 1 0

Trường Trung cấp Y tế

Bình Phước 6 0 5 0 1 0

Trường Trung cấp Kinh

tế Kỹ thuật Bình Phước 3 0 3 0 0 0

Trường Trung cấp Chính

trị Bình Phước 3 0 1 1 1 0

Bộ máy kế toán tại các trường được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung do quy mô, khối lượng công tác kế toán nhìn chung không phức tạp, không theo mùa phụ mà phân bổ đều trong năm. Mỗi nhân viên trong bộ phận kế toán đều được quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong quá trình thực hiện công tác kế toán; công việc được phân công cho các nhân viên bộ phận kế toán hiện tại đều phù hợp với năng lực của từng cá nhân. Qua khảo sát ở các trường cho thấy, những nhân viên có trình độ thấp hơn đại học được bố trí ở vị trí thủ quỹ, nhân

viên có trình độ đại học trở lên được bố trí phụ trách một hoặc một số phần hành kế toán. Bộ máy kế toán tại các trường bao gồm:

- Trưởng phòng kế toán kiêm Kế toán trưởng: phụ trách chung công tác tài chính kế toán của toàn đơn vị, lập kế hoạch thu chi tài chính. Kế toán trưởng có nhiệm vụ chỉ đạo công tác lập dự toán, quyết toán kinh phí đã sử dụng, cung cấp thông tin kế toán cho lãnh đạo đơn vị và cơ quan chủ quản. Kế toán trưởng cũng là người phụ trách kế toán xây dựng cơ bản của các đơn vị.

- Kế toán tổng hợp phụ trách kế toán sự ngiệp, thực hiện công tác hạch toán, lập các báo cáo định kỳ, phục vụ thanh quyết toán kinh phí. Lập báo cáo quyết toán các loại thuế: thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.

- Kế toán thanh toán: tập hợp, kiểm tra chứng từ, phân loại, ghi sổ sách các khoản thanh toán đối với cán bộ, công nhân viên của đơn vị, lập tờ khai các loại thuế hàng tháng. Thực hiện thu học phí đối với HS-SV và các khoản thu khác của đơn vị.

- Một số đơn vị bố trí 02 nhân viên kế toán để thực hiện thu học phí, lệ phí đối với HS-SV

- Thủ quỹ căn cứ chứng từ thu chi hợp lệ tiến hành thu tiền vào quỹ tiền mặt và chi tiền từ quỹ thanh toán cho các cá nhân. Thủ quỹ có trách nhiệm bảo quản tiền mặt tại quỹ, cập nhật số liệu, cuối ngày kiểm kê quỹ và báo cáo kế toán trưởng khi số tiền tại quỹ vượt quá quy định. Định kỳ lập báo cáo kiểm kê quỹ.

Với cách bố trí bộ máy kế toán hiện nay cho thấy các khoản thu phát sinh đều tập trung tại bộ phận kế toán của các đơn vị. Trong khi đó, các khoản chi hầu hết phát sinh ở bộ phận chuyên môn có phát sinh kinh phí, do đó việc tạo lập bộ chứng từ thanh toán còn chưa được thực hiện bài bản. Nhìn chung bộ phận kế toán của các đơn vị hiện tại đã đáp ứng được công việc do ban lãnh đạo yêu cầu.

Tuy nhiên, qua khảo sát cũng cho thấy kế toán của các đơn vị hiện nay còn kiêm nhiệm cùng lúc nhiều công việc, điều này cũng làm ảnh hưởng đến việc cập nhật các thay đổi về chế độ chính sách của nhà nước đối với kế toán. Thêm vào

đó, kế toán cũng được luân chuyển 3 năm 1 lần vào các vị trí khác nhau làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc của bộ phận kế toán.

Hiện nay các trường Trung cấp, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Bình Phư ớc đều không có tổ chức công tác kế toán quản trị tại đơn vị. Các đơn vị chủ yếu thực hiện tổ chức công tác kế toán tài chính.

Việc xây dựng dự toán thu chi hàng năm đều dựa vào định mức thu, chi của Bộ Giáo dục & đào tạo (thu theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP; chi theo định mức 7.000.000 đồng/học sinh – sinh viên)

Chưa có trường nào xây dựng được định mức chi thực tế cho 1 HSSV, việc quản lý chi phí cũng chưa chặt chẽ, chỉ thực hiện chi theo kế hoạch, không căn cứ vào nhu cầu thực tế.

Công tác quản lý thu các khoản phí, lệ phí chưa chặt chẽ, vẫn còn hiện tượng học sinh học đến khi tốt nghiệp mới nộp học phí. Điều này làm cho khoản kinh phí của đơn vị bị chiếm dụng và đơn vị không chủ động trong việc sử dụng nguồn kinh phí.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường trung cấp và cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Bình Phước (Trang 43)