Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, cạnh tranh luôn diễn ra liên tục và được hiểu như cuộc chạy đua không ngừng giữa các đối thủ. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang từng bước khẳng định những ưu thế của mình, môi trường cạnh tranh ngày càng hoàn chỉnh hơn đặt ra cho các doanh nghiệp những cơ hội và thách thức. Doanh nghiệp nào hiểu biết đối thủ, biết thoả mãn tốt hơn các nhu cầu và thị hiếu khách hàng so với đối thủ cạnh tranh, biết giành thế chủ động với người cung cấp các nguồn hàng và tận dụng được lợi thế thì doanh nghiệp đó sẽ tồn tại, ngược lại doanh nghiệp không có năng lực cạnh tranh hoặc không “nuôi dưỡng” năng lực cạnh tranh tất yếu sẽ thất bại.
Việc nâng cao năng lực cạnh tranh sẽ giúp cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt. Các doanh nghiệp cần phải có các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm vượt trội so với các đối thủ. Điều này sẽ giúp quyết định sự sống còn của các doanh nghiệp. Để làm được điều đó, đòi hỏi các doanh nghiệp phải pháthuy khả năng sáng tạo, khai thác đầy dủ chất xám của đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và các nhà quản lý, nhằm tạo cho đơn vị mình những ưu thế vượt trội trong cạnh tranh so với đối thủ về chất lượng sản phẩm, kiểu dáng, thương hiệu, giá cả cũng như sự chủ động về nguồn cung cấp nguyên phụ liệu.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Qua nội dung chính trong chương 1, tác giả đã nêu lên một số khái niệm về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh. Bên cạnh đó, tác giả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh, từ các yếu tố bên trong: nguồn nhân lực, tài chính, vật chất kỹ thuật,... đến các yếu tố bên ngoài: khách hàng, nhà cung cấp, các đối thủ cạnh tranh,... Từ lý thuyết thể hiện lại mô hình đánh giá thông qua ma trận đánh giá các yếu tố bên trong và ma trận đánh giá các yếu tố bân ngoài. Trong chương này, tác giả cũng trình bày tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh.
Tóm lại, chương 1 gồm cơ sở lý luận giúp tác giả có cơ sở để tiếp tục phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của HUTECH trong chương tiếp theo.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TRƯỜNG
ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM TRONG THỜI GIAN QUA