Khuyết điểm

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của trường đại học Công nghệ Tp.Hồ Chí Minh (Trang 64)

Về quy mô đào tạo:do đào tạo theo hướng đa ngành - nghề với quy mô lớn nên đòi hỏi phải có hệ thống quản lý rất chặt chẽ, số lượng cán bộ quản lý đông, nhiều các đơn vị chức năng Khoa, Phòng, Ban…đòi hỏi phải có sự phối hợp nhịp nhàng để đưa hoạt động của nhà trường trôi chảy nhịp nhàng.

Về chương trình đào tạo: còn có nhiều chương trình đào tạo chưa được cập

nhật thường xuyên, một số chưa bắt kịp với nội dung thực tiễn, một số môn học tạo cảm giác “dư thừa”, không cần thiết dành nhiều thời lượng cho sinh viên. Điển hình sinh viên ngành Quản trị kinh doanh không hào hứng khi học các môn về tính toán như Toán cao cấp, Xác suất thống kê hoặc môn chính trị như Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Với những môn này, sinh viên cảm thấy chán khi phải học với thời lượng dài( 3-5 tín chỉ), hoặc nên điều chỉnh thời lượng các môn thực hành như Nghiệp vụ Buồng, Bar của ngành Quản trị Du lịch, Sàn giao dịch chứng khoản ảo của chuyên ngành Tài chính, Kế toán… với thời gian tăng hợp lý tạo sự phấn khởi trong học tập. Tăng cường các môn học chuyên ngành, giảm tải các môn học phi chuyên ngành tạo sự hiểu biết sâu về các kiến thức chuyên môn cho sinh viên.

Về đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ giảng viên: đây là yếu tố gây “Đau đầu” không chỉ riêng HUTECH mà là xu hướng chung của các cơ sở giáo dục. Theo quy định của Bộ GD&ĐT, tỉ lệ số giảng viên và sinh viên không quá 25 sinh viên/giảng viên, nên HUTECH phải có các chính sách riêng để “chiêu hiền đãi sĩ” thu hút giảng viên theo kịp với quy mô đào tạo. Đa phần các giảng viên và cán bộ quản lý còn trẻ nên việc thiếu kinh nghiệm thực tế cũng là một trở ngại. Chất lượng công việc và các bài giảng chưa được sâu sắc về nội dung, trình độ cán bộ - giảng viên còn hạn chế, một số ít vẫn chưa có trình độ ThS hoặc số lượng người có học vị

TS, PGS, GS còn chưa nhiều. Hiện nay, với chính sách ưu đãi của nhà trường, cán bộ giảng viên cũng tự học tập để nâng cao trình độ, bổ sung các văn bằng chứng chỉ còn thiếu nhưng vẫn phải động viên, kiểm tra đôn đốc mới nhanh chóng hoàn thành nghĩa vụ của mình.

Về cơ sở vật chất và các hạng mục hỗ trợ đào tạo: Hiện tại nhà trường

đang tập trung phát triển các cơ sở mới nên công tác nâng cấp các trang thiết bị phục vụ học tập còn hạn chế, số lượng nguyên vật liệu dùng thực hành cho các môn ngành Du lịch chưa nhiều, các phòng máy tính thực hành còn hư hỏng chưa khắc phục, các phòng học chưa trang bị đầy đủ hệ thống máy chiếu hoặc các máy chiếu đã cũ, hệ thống quạt, điện, đèn… các phòng học vẫn còn tình trạng hư hỏnggây ảnh hưởng không nhỏ quá trình học. Hệ thống wireless còn chập chờn, một số thiết bị hệ thống mạng đã lỗi thời cần được nâng cấp. Nguyên nhân của các hạn chế này là do nhà trường phát triển với quy mô nhanh, lượng nhân lực dàn trải nên vẫn chưa thể đảmbảo được tất cả nhiệm vụ cơ sở vật chất.

Về lĩnh vực tài chính và nghiên cứu khoa học: Chính sách học phí còn gây

khó khăn cho người học tuy nhiên nếu xét về tổng thể là chấp nhận được. Công tác nghiên cứu khoa học đang giảm, số lượng công trình nghiên cứu ít do giảng viên đa phần tập trung vào việc giảng dạy để hoàn thành khối lượng công việc được giao trong mỗi năm học. Kinh phí đầu tư cho hoạt động nghiên cứu còn thiếu, trang thiết bị cũ.. nên chất lượng các công trình nghiên cứu không được như mong đợi.

Về hoạt động quản lý đào tạo: Do hoạt động theo tiêu chuẩn ISO nên mọi

công tác đều phải theo quy trình, đôi lúc còn hơi cứng nhắctrong việc xử lý các tình huống phát sinh. Hơn nữa, công tác ISO tại các đơn vị chưa được quan tâm sâu sắc, sau mỗi học kỳ tiến hành kiểm tra ISO thường tạo ra tình trạng đối phó làm hệ thống chưa phát huy hết hiệu quả.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trongchương 2, tác giả đã giới thiệu tổng quan về ngành giáo dục thông qua phân tích vai trò của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời, tác giả cũng giới thiệu về xu hướng đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay.

Trong chương này, tác giả cũng đã trình bày lịch sử hình thành và phát triển của HUTECH. Từ đó bắt đầu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của trường, trong đó môi trường bên trong bao gồm các yếu tố thuộc về nội bộ như: tổ chức và quản lý đào tạo, cơ sở vật chất, chương trình đào tạo,... và môi trường bên ngoài bao gồm các yếu tố tác động đến nhà trường, như: kinh tế - xã hội, chính trị,khoa học công nghệ...

Sau khi phân tích thực trạng, tác giả đã làm rõ những ưu điểm, hạn chế còn tồn đọng, qua đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp và kiến nghị cần thiết nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nhà trường. Những giải pháp này sẽ được trình bày ở chương 3 tiếp theo.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH

CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của trường đại học Công nghệ Tp.Hồ Chí Minh (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)