Đối với Bộ Giáo dục & Đào tạo

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của trường đại học Công nghệ Tp.Hồ Chí Minh (Trang 86)

Trong giai đoạn hiện nay, cần thực hiện cải cách giáo dục để phù hợp nhu cầu thực tiễn.Giáo dục có nhiệm vụ chuẩn bị lực lượng tương lai cho xã hội, do đó, cải cách giáo dục phải xác định mô hình xã hội tương lai và hướng tới mô hình đó.

Nếu không có nhận thức đầy đủ về cuộc sống, nếu không thay đổi những quan niệm cơ bản thì không có cải cách giáo dục vì giáo dục về bản chất là định hướng con người, định hướng các năng lực phẩm chất, các năng lực kinh tế, các năng lực sống của con người, đó là các năng lực phát triển hay năng lực tự do.

Ngoài việc định hướng phát triển toàn diện của đối tượng người học, còn có một yêu cầu quan trọng là phát huy tốt nhất tiềm năng mỗi cá nhân. Đó là yếu tố hàng đầu, đúng quy luật và bản chất của giáo dục con người, phù hợp với quan điểm giáo dục hiện đại là lấy đối tượng người học làm trung tâm.

Đào tạo ra những công dân có hiểu biết và kỹ năng cơ bản, khả năng sáng tạo để làm chủ bản thân, sống tốt và làm việc hiệu quả, thực học và thực nghiệplà việc làm quan trọng. Trong thực tế, nền giáo dục nước ta những năm qua đã chạy theo thành tích, coi trọng bằng cấp mà thiếu thực học, thực nghiệp cho nên đào tạo một thế hệ lỡ thầy lỡ thợ, thiếu những kỹ năng cơ bản, thiết thực nhằm phục vụ cho cuộc sống bản thân. Nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học không tìm được việc đã cố gắng để tiếp tục học lên mong có tấm bằng cao hơn nhằm tìm việc vào các cơ quan hành chính, sự nghiệp của Nhà nước. Chính vì thế mà nhiều thạc sĩ mang bằng về cũng chỉ để làm những việc bình thường, như làm nông, buôn bán nhỏ,... Như vậy có nghĩa là không thực học và thực nghiệp.

Bộ cầncó những giải pháp then chốt để nâng cao chất lượng giáo dục thông qua chuẩn hóa đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục, tập trung đầu tư phát triển các trường sư phạm - kỹ thuật trọng điểm, xây dựng, ban hành và thực hiện các chính sách ưu đãi, nhất là chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ tạo động lực, cho các nhà giáo, cán bộ nghiên cứu và quản lý giáo dục. Bên cạnh đó, cần có chính sách đặc biệt nhằm thu hút các nhà giáo, nhà khoa học có uy tín và kinh nghiệm trong và ngoài nước, đặc biệt là người Việt Nam ở nước ngoài về nước tích cực tham gia quản lý, giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của trường đại học Công nghệ Tp.Hồ Chí Minh (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)