Chuẩn hóa các chương trình đào tạo: Có thể nói, việc nước ta tham gia ngày càng đầy đủ, tích cực và chủ động vào quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế thì cơ hội thuận lợi vẫn là cơ bản. Tuy nhiên, giáo dục nước ta cũng sẽ đối diện với những thách thức lớn. Khi đã tham gia giáo dục quốc tế thì sự cần thiết đầu tiên phải chuẩn hóa các chương trình đào tạo, đây là một thách thức không nhỏ đối với HUTECH. Để thực hiện mục tiêu này, năm học 2013 -2014 nhà trường đã ban hành bộ giáo trình giảng dạy thống nhất trong toàn trường. Bộ giáo trình do các khoa chuyên ngành, đứng đầu là các cán bộ đầu ngành biên soạn. Đây là toàn bộ tâm huyết của các nhà giáo, các cán bộ của HUTECH nhằm mang lại sự mới mẽ trong công tác đào tạo của trường. Nội dung cơ bản của giáo trình đã đáp ứng yêu cầu đổi mới của sự phát triển khoa học công nghệ, lấy người học là trọng tâm đào tạo, phát huy tinh thần tự học, nghiên cứu cốt lỗi các lĩnh vực chuyên ngành. Theo tiêu chuẩn quốc tế của một chương trình đào tạo, nội dung phải được cập nhật thường xuyên và đặt nặng tính thực hành ứng dụng, bộ giáo trình này đáp ứng tốt những yêu cầu đặt ra. Hiện nay nhà trường đã chuyển đổi hình thức đào tạo hoàn toàn theo học chế tín chỉ để phù hợp nhu cầu thực tế, kể các các bậc hệ đào tạo Vừa làm vừa học. Tuy nhiên vẫn còn khuyết điểm do sinh viên chưa hoàn toàn quen với các cách thức đăng ký môn học, cách tính điểm theo hệ thống tín chỉ, hạ tầng hệ thống mạng vẫn còn trục trặc, thời gian đăng ký môn học tuy được phổ biến rộng rãi nhưng vẫn còn một số ít sinh viên chưa quan tâm,… đã gây không ít khó khăn cho sinh viên tham gia học tập theo hệ thống tín chỉ. Đây là một thách thức không
nhỏ đối với HUTECH trong việc định hướng đào tạo theo tín chỉ trong giai đoạn hiện nay.
Bên cạnh việc chuẩn hóa chương trình đào tạo, hiện nay việc xây dựng và thực hiện kiểm định, đánh giá chất lượng đào tạo theo chuẩn khu vực và quốc tế cũng đang là thách thức không nhỏ cho HUTECH. Do có tham gia các hoạt động liên kết đào tạo quốc tế, chúng ta phải thỏa mãn các tiêu chuẩn mà đối tác đưa ra. Hệ thống ISO 9001:2008 đang được sử dụng cũng phải được phía đối tác quốc tế thừa nhận và chấp thuận. Các thang đo đánh giá, hệ thống kiểm định, chi tiết và yêu cầu đặt ra từ tiêu chuẩn quốc tế rất nghiêm ngặt và khắt khe về hệ thống cơ sở vật chất, chương trình đào tạo, trang thiết bị công nghệ phục vụ quá trình đào tạo… đều phải được đồng nhất và đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đây chính là thách thức lớn nhất của hệ thống giáo dục đào tạo Việt Nam nói chung và HUTECH nói riêng trong quá trình hội nhập đào tạo quốc tế.
Hiện nay giáo dục tại Việt Nam đang dần được thương mại hóa, chuyển sang cơ chế thị trường từng bước thích nghi với khu vực và thế giới đã có sự chuyển đổi mạnh mẽ trong cơ cấu các cơ sở đào tạo. Các trường công lập tăng trưởng về quy mô do được sự đầu tư của nhà nước và các thành phần kinh tế; các trường ngoài công lập cũng có cơ hội tiếp cận sự đầu tư đó thông qua hệ thống nguồn vốn ưu đãi giáo dục từ chính phủ, từ các nguồn đóng góp của các nhà hảo tâm giáo dục,…và HUTECH cũng không ngoại lệ. Giáo dục hiện nay tại HUTECH đang dần được thương mại hóa theo đúng chủ trương mà nhà nước ban hành, vì thế việc mở cửa của thị trường đào tạo đại học đang đặt đội ngũ lãnh đạo, cán bộ giảng viên HUTECH trước thách thức quan điểm giáo dục truyền thống. Với triết lý giáo dục phải trang bị cho người học một lượng kiến thức càng nhiều càng tốt giúp người học có một nền tảng vững chãi khi ra trường để sống và hành nghề lâu dài đang được triển khai tại Việt Nam, chất lượng sản phẩm sinh viên ra trường làm được việc rất thấp, đa phần phải đào tạo lại. Theo thống kê từ các tổ chức nghiên cứu giáo dục, sinh viên bị lỗ hổng các kiến thức chuyên ngành và kỹ năng cơ bản, do đó khi ra trường rất khó xin việc làm, đa phần đều phải đào tạo lại hoặc bị đào thải do năng
lực không đáp ứng theo nhu cầu xã hội. Đó là nghịch lý của giáo dục Việt Nam - đào tạo nhiều mà không sử dụng được. Hơn nữa, quá trình hội nhập quốc tế cũng không tránh khỏi việc tư tưởng, tri thức của nền giáo dục trong nước và quốc tế có sự giao lưu lệch pha, thay thế hoàn toàn mà không có sự chọn lọc. Điều này gây khó khăn trong công tác bảo tồn và duy trì giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của nền giáo dục Việt Nam nói chung và HUTECH nói riêng. Theo triết lý giáo dục quốc tế, giáo dục chỉ cần dạy người học kỹ năng xử lý vấn đề đặt ra trong cuộc sống hơn là tập trung vào việc làm đầy kiến thức đã có sẵn đã đặt ra cho HUTECH thách thức không nhỏ trong quá trình giảng dạy. Từ xưa đến nay, với phươngpháp giảng dạy “Thầy đọc trò chép” đã ăn sâu vào nền giáo dục Việt Nam. Đây là phương pháp giảng dạy không hiệu quả, quá phụ thuộc vào các bài thuyết trình và ít sử dụng các kỹ năng học tích cực, kết quả là có ít sự tương tác giữa sinh viên và giảng viên trong và ngoài lớp học. Hơn nữa, quá trình nhấn mạnh vào ghi nhớ kiến thức theo kiểu thuộc lòng mà không nhấn mạnh vào việc học khái niệm dẫn đến hậu quả là học hời hợt thay vì học chuyên sâu, sinh viên học một cách thụ động. Vì thế, yêu cầu đối với HUTECH là không để xảy ra tình trạng giáo dục theo phương pháp cũ mà phải đổi mới toàn diện hình thức giáo dục của mình.
Thách thức về việc nâng cao giá trị hệ thống văn bằng HUTECHtrong giáo dục Việt Nam, tiếp cận khu vực và hệ thống quốc tế. Đại diện các trường ĐH, CĐ trong nước đã tham dự hội thảo quốc tế và hội nghị bàn tròn của Mạng lưới Đảm bảo chất lượng ASEAN (AQAN) với chủ đề “Xây dựng văn hóa chất lượng và khung trình độ quốc gia” do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) chủ trì, diễn ra trong 2 ngày 16 và 17-10/2013 tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng đề cập nhiều vấn đề cấp thiết để bằng cấp của Việt Nam được các nước trong khu vực công nhận. Đánh giá về hệ thống văn bằng ở Việt Nam hiện nay, ông Hoàng Ngọc Vinh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chuyên nghiệp Bộ GD-ĐT, cho rằng có nhiều văn bằng, chứng chỉ thiếu tính thống nhất về tên gọi và giá trị; văn bằng và trình độ được định nghĩa khó hiểu, khó phân biệt, thiếu rõ ràng, như: trình độ trung cấp nghề và trung cấp chuyên nghiệp (TCCN), TCCN và CĐ nghề, CĐ,… Ông Vinh nhận định “Hệ thống trình
độ của Việt Nam cho thấy sự phức tạp, thiếu định hướng, khó hội nhập. Vì vậy, văn bằng được cấp thiếu sự tin tưởng của xã hội và nhà tuyển dụng. Việc từ chối bằng cấp để học liên thông, trong tuyển dụng hệ vừa làm vừa học, trong việc trả lương,… minh chứng rõ về hạn chế này”.
Tuy HUTECH có liên kết đào tạo quốc tế nhưng hiện nay vẫn chưa được thừa nhận giá trị của văn bằngdo HUTECH cấp, nguyên nhân do hệ thống văn bằng Việt Nam chưa được công nhận trên Quốc tế. Thách thức trên lại đặt ra cho HUTECH mục tiêu phải giảng dạy và chuẩn hóa các chương trình đào tạo, hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật… theo đúng chuẩn mực quốc tế quy định, đòi hỏi phải có sự nỗ lực từ phía nhà trường nhằm xóa bỏ định kiến, từng bước nâng cấp giá trị hệ thống văn bằng của HUTECH ngang tầm các trường đại học trong khu vực.
Một thách thức nữa không chỉ bị ảnh hưởng riêng cho HUTECH mà là ảnh hưởng đến tất cả các cơ sở giáo dục đại học khác. Việc Bộ GD&ĐT chỉ thị việc giảm chỉ tiêu các khối ngành kinh tế, một trong những ngành đào tạo hàng đầu tại HUTECH đã tạo ảnh hưởng rất lớn đến cơ cấu ngành đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh cũng như cán cân thương mại của nhà trường. Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, tỉ lệ sinh viên đang theo học các khối ngành kinh tế chiếm khoảng 30% tổng số sinh viên cả nước, hằng năm tỉ lệ sinh viên ra trường khoảng 32.000, trong đó rất nhiều trường hợp không tìm được việc làm hoặc làm việc trái với chuyên ngành đào tạo gây lãng phí lớn cho xã hội. Do đó Chính phủ chỉ thị buộc tất cả các trường có đào tạo các khối ngành kinh tế, điển hình là Quản trị kinh doanh, Kế toán và Ngân hàng phải giảm chỉ tiêu đào tạo các nhóm ngành kin tếvà không cho mở mới các ngành trên đối với các trường chưa được phép đào tạo nhằm đảm bảo cân đối đủ lượng cung – cầu cho thị trường lao động. Các nhóm ngành kinh tế trên đóng vai trò mũi nhọn tại HUTECH, hằng năm thu hút một lượng lớn đáng kể sinh viên theo học. Điều đó khiến cơ cấu chỉ tiêu tuyển sinh của HUTECH phải thay đổi theo yêu cầu của Chính phủ, gây không ít khó khăn cho công tác tuyển sinh. Việc giảm số lượng sinh viên các ngành trên cũng gây thất thoát một lượng không nhỏ về tài chính cho
nhà trường, đồng thời ảnh hưởng đến công tác nghiên cứu khoa học của các nhóm ngành kinh tế tại trường. Theo kết quả báo cáo từ phòng Quản lý khoa học & đào tạo Sau đại học của nhà trường, công trình nghiên cứu khoa học các nhóm ngành này giảm rõ rệt. Từ 2-3 đề tài hằng năm nhưng đến năm 2013, số lượng đề tài lại giảm rõ rệt còn từ 1-2 đề tài. Sự thay đổi trên buộc HUTECH phải cơ cấu lại quy mô của chuyên ngành kinh tế, ảnh hưởng đến quy mô đào tạo của nhà trường. Chỉ tiêu tuyển sinh giảm, giảng viên các ngành này có khả năng dư thừa, đây là thách thức không nhỏ cho HUTECH trong vấn đề nhân sự.
Cùng với việc giảm chỉ tiêu tuyển sinh khối ngành kinh tế, hiệu lực của thông tư 55 ( 55/2012/TT-BGDĐT, ngày 25/12/2012)của Bộ GD&ĐT quy định về việc hình thức đào tạo liên thông hệ chính quy được áp dụng. Theo đó, sinh viên tốt nghiệp các bậc đào tạo TCCN, CĐ, CĐ nghề nếu muốn tham gia họctập liên thông theo hình thức tuyển sinh riêng của trường phải có thời gian tốt nghiệp cấp bằng từ 36 tháng trở lên, điều này cũng gây ảnh hưởng lớn đến nhà trường. Hằng năm HUTECH luôn được các sinh viên chọn là nơi học tập hình thức liên thông để nâng cao trình độ trong quá trình đi làm, nhưng hiện nay do thông tư trên làm cho nhu cầu học tập của đối tượng trên giảm rõ rệt. Đối với các sinh viên có thời gian tốt nghiệp cấp bằng dưới 36 tháng, họ cũng có sự lựa chọn hình để học liên thông bằng cách thi tuyển sinh các môn văn hóa do Bộ GD&ĐT tổ chức hằng năm vào tháng 7, tuy nhiên việc trúng tuyển là khó khả thi do đa phần đều đã đi làm không thể tập trung ôn tập các môn văn hóa. Ảnh hưởng của Thông tư 55 không chỉ là việc giảm chỉ tiêu tuyển sinh của nhà trường mà còn làm ảnh hưởng đến ngân sách và kinh phí hoạt động. Hệ đào tạo liên thông mang đến cho HUTECH khoản thu không nhỏ về ngân sách, nay chỉ tiêu liên thông giảm, một số ngành lại không đủ chỉ tiêu để mở lớp gây nên sự lãng phí lớn về hệ thống CSVC mà HUTECH đã đầu tư. Vì vậy HUTECH phải đối diện với thách thức hoàn thiện hệ thống tuyển sinh, rà soát cơ cấu lại quy mô đào tạo theo xu hướng hiện nay.