Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG KHUYẾN MÃI TẠI SIÊU THỊ CO.OPMART BMC – QUẬN TÂN PHÚ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 56)

Theo cam kết khi đàm phán gia nhập WTO, ngày 01/01/2009 là thời điểm Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ trong nước; theo đó, những tập đoàn phân phối và bán lẻ nước ngoài có thể mở những siêu thị, trung tâm thương mại 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam mà không cần phải liên doanh với một đối tác trong nước. Đây vừa là mối đe dọa vừa là thử thách cho các nhà bán lẻ Việt Nam. Theo nhận định của SaiGon Co.op, một số tập đoàn bán lẻ nước ngoài mà một khi đã gia nhập vào thị trường bán lẻ trong nước có thể gây “xáo trộn” hoặc tạo ra sự thay đổi lớn đó là Wal- Mart (Hoa Kỳ), Tesco (Anh quốc) và Carrefour (Pháp). Ba đối thủ này đều là những tập đoàn bán lẻ hàng đầu tại chính quốc, có quy mô và tiềm lực tài chính hùng mạnh, nhiều năm kinh nghiệm chinh phục thị trường các nước châu Á như Nhật Bản, Ấn Độ (Wal-Mart hiện đang kiểm soát 394 siêu thị Seyu tại Nhật. Năm 2008, dự kiến sẽ chính thức có mặt tại Ấn), Đài Loan, Trung Quốc (tập đoàn Carrefour đến nay đã có hơn 100 đại siêu thị. Ngoài ra, Carrefour còn có mạng lưới siêu thị Champion rộng khắp và hàng trăm cửa hàng tiện ích Dia phân bổ ở mọi “ngõ ngách” của thị trường Trung Quốc. Wal-Mart có 192 siêu thị tại 34 thành phố khắp Trung Quốc) (báo Dân

Trí online, 2008). Tesco hiện có khoảng 2.365 cửa hàng nằm rải rác ở 13 quốc gia, hiện tại Tesco cũng đang rất thành công tại thị trường Trung Quốc và Nhật Bản (Lantabrand, 2005).

Tuy nhiên, việc chinh phục thị trường bán lẻ Việt Nam không hẳn là dễ dàng đối với các “đại gia” nước ngoài. Với lợi thế “sân nhà”, SaiGon Co.op có lợi thế là đã rát am hiểu thị trường (trong khi những nhà phân phối nước ngoài còn cần phải thăm dò thị trường Việt Nam trước khi quyết định đầu tư) cùng với việc có một hệ thống siêu thị rộng khắp từ miền Trung trở vào (trong tương lai gần, SaiGon Co.op sẽ mở rộng hệ thống siêu thị Co.opMart ra miền Bắc) và đặc biệt là lượng khách hàng rất lớn từ lâu đã quen thuộc và tin tưởng vào thương hiệu Co.opMart. Kinh nghiệm cho thấy một nhà đầu tư có thể thành công ở quốc gia nay nhưng cũng có thể hoàn toàn thất bại ở quốc gia khác – Carrefour là một ví dụ, tập đoàn bán lẻ thứ 2 thế giới của Pháp rất thành công tại Trung Quốc nhưng lại thất bại hoàn toàn tại thị trường Nhật Bản, phải “bỏ của chạy lấy người” nhường chỗ cho Tesco và Wal-Mart. Hay cái gọi là “hiệu ứng Wal-Mart” – “Wal-Mart định ra luật lệ: cho dù bạn ở ngành may mặc, đồ chơi hay giày dép….Wal-Mart ấn định giá cả và nhịp độ làm việc. Và trong vai trò người tiêu dùng, người kinh doanh hay quan chức chính quyền, dù muốn dù không bạn phải theo luật của Wal-Mart nếu muốn chơi cùng” (Lantabrand, 2005) – có thể áp dụng tại một nước nào đó nhưng chưa chắc phát huy tác dụng tại Việt Nam nếu như không đạt được sự đồng tình của những nhà cung cấp, người tiêu dùng Việt Nam.

4.5. Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động khuyến mãi tại Co.opMart BMC

Từ những kết quả phân tích trên, tác giả đưa ra một vài giải pháp nhằm hoàn thiện hơn hoạt động khuyến mãi tại Co.opMart BMC.

4.5.1. Tích cực xây dựng hình ảnh siêu thị

Để xây dựng được hình ảnh một siêu thị hiện đại, môt nơi mua sắm văn minh, thân thiện không phải là điều đơn giản mà đó là một nghệ thuật đòi hỏi phải có sự khéo léo trong cách ứng xử. Để tạo hình ảnh cho siêu thị, Co.opMart BMC cần tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội tại địa phương, đẩy mạnh hoạt động tài trợ các tổ chức từ thiện, những công trình mang tính phúc lợi xã hội…nhằm xây dựng được một hình ảnh tốt trong tâm trí khách hàng, để Co.opMart BMC không chỉ là một “nơi mua sắm đáng tin cậy” mà còn là “bạn của mọi nhà”.

Một số hoạt động xã hội của tập thể CBCNV Co.opMart BMC:

- Tháng 8/2007, đại diện Co.opMart BMC đã đi thăm và tặng quà cho những nạn nhân bị nhiễm chất độc màu da cam tại tỉnh Bình Phước.

- Tháng 9/2007, Co.opMart BMC trao 200 suất học bổng cho trẻ em nghèo hiếu học của quận Tân Phú.

- Tháng 9/2007, Co.opMart BMC tổ chức lễ hội đón trung thu, tặng lồng đèn cho các em thiếu nhi trong khu vực gần siêu thị.

- Ngày 1/6/2008, Co.opMart BMC tổ chức chương trình mừng ngày Quốc tế Thiếu nhi với chủ đề: “Bé vui cùng Co.opMart”. Tổ chức nhiều trò chơi như “Bé tập làm cầu thủ”, “Bịt mắt đập lon”, “Ném bóng” với nhiều quà tặng hấp dẫn đã thu hút gần 500 em thiếu nhi đến siêu thị vui chơi.

4.5.2. Hoàn thiện công tác tổ chức, quản lý các chương trình khuyến mãi

Nên tăng cường áp dụng hình thức khuyến mãi giảm giá và mua hàng kèm tặng phẩm vì đây là 2 hình thức khuyến mãi được khách hàng ưa thích nhất.

Cần đánh giá công tác tổ chức, quản lý sau mỗi chương trình khuyến mãi đã thực hiện nhằm rút kinh nghiệm cho các chương trình sau.

Thường xuyên tham khảo những nhận định, nhận xét từ các cơ quan thông tin đại chúng như báo, đài về các chương trình khuyến mãi của hệ thống Co.opMart từ đó rút ra những kinh nghiệm, bài học về công tác tổ chức khuyến mãi.

Khuyến khích nhân viên Quảng cáo – Khuyến mãi tìm tòi, học hỏi, đưa ra những ý tưởng mới, sáng tạo cho công tác tổ chức chương trình khuyến mãi. Ngoài ra, Co.opMart BMC cũng nên tham khảo, phân tích những chương trình khuyến mãi của những siêu thị khác qua đó rút kinh nghiệm cho mình.

Hoàn thiện phần mềm quản lý thông tin khách hàng chủ yếu là KHTT – TV, tránh để sai sót thông tin về khách hàng. Phần mềm quản lý thông tin khách hàng tại Co.opMart BMC hiện nay đôi khi xảy ra lỗi kỹ thuật, gây khó khăn trong việc truy cập thông tin để chi thưởng cho KHTT – TV, khiến khách hàng phải chờ đợi lâu, gây khó chịu cho khách hàng.

Để tạo thêm giá trị gia tăng cho khách hàng thì dịch vụ khách hàng là một trong những phương pháp hữu hiệu. Co.opMart BMC cần đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên đặc biệt là nhân viên quầy dịch vụ và nhân viên thu ngân vì đây là 2 lực lượng tiếp xúc với khách hàng nhiều nhất. Nhân viên siêu thị phải cư xử lịch sự, nhã nhặn, chu đáo với khách hàng, sẵn sàng hướng dẫn, giải đáp thắc mắc của khách hàng.

Co.opMart BMC cần phát triển hình thức bán hàng qua điện thoại, dịch vụ đổi, trả hàng, phát triển thêm đội ngũ giao hàng tận nhà giúp khách hàng tiết kiệm thời gian mua sắm.

4.5.4. Xây dựng đội ngũ nhân lực

Nhân lực là yếu tố quan trọng để duy trì hoạt động cũng như phát triển của siêu thị, một đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết sẽ giúp cho hoạt động tại siêu thị luôn được duy trì trong tình trạng tốt nhất. Để xây dựng và phát triển tốt nguồn nhân lực, siêu thị nên thực hiện một số vấn đề sau:

- Tạo bầu không khí làm việc đoàn kết, thân thiết trong nội bộ để có sự phối hợp hài hòa trong công việc.

- Tạo điều kiện cho nhân viên trong siêu thị có thể phát huy hết năng lực của mình. Tạo điều kiện cho nhân viên được nâng cao nghiệp vụ thông qua các khóa học, đào tạo tại trung tâm huấn luyện nghiệp vụ SaiGon Co.op.

- Có chính sách thi đua khen thưởng hợp lý nhằm kích thích tinh thần làm việc cho CBCNV.

CHƯƠNG 5

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG KHUYẾN MÃI TẠI SIÊU THỊ CO.OPMART BMC – QUẬN TÂN PHÚ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 56)