Đối thủ cạnh tranh gián tiếp

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG KHUYẾN MÃI TẠI SIÊU THỊ CO.OPMART BMC – QUẬN TÂN PHÚ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 53)

Đối thủ cạnh tranh gián tiếp với Co.opMart BMC đó chính là loại hình “chợ truyền thống”. Theo đánh giá của phòng KH&NCPT – SaiGon Co.op, trong năm 2007, chợ vẫn chiếm tỉ lệ hơn 50% trong cơ cấu tổng chi cho tiêu dùng bình quân/hộ, siêu thị chỉ là lựa chọn thứ 2 của các hộ gia đình, chiếm 29%.

Hình 4.13. Cơ Cấu Tổng Chi Tiêu Dùng Bình Quân/Hộ Năm 2007

Nguồn: Phòng KH&NCPT – SaiGon Co.op

 Ưu điểm

- Theo quy hoạch của TPHCM là mỗi xã/phường đều có một chợ, bên cạnh các chợ trung tâm, điều đó đã làm cho mạng lưới chợ phân bổ khắp thành phố, phát huy lợi thế về “vị trí”.

- Giá cả cạnh tranh (do hao hụt thấp, chi phí bán hàng thấp, một số nhóm hàng chất lượng không đảm bảo).

- Thời gian mở cửa (họp chợ) sớm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

- Linh hoạt trong khâu bán hàng.

- Thuận tiện cho khách hàng mua hàng (các quầy hàng bày sát lề đường, một số chợ người dân có thể chạy xe vào để mua hàng).

 Hạn chế

- Chất lượng hàng hóa đôi khi không đảm bảo (khách hàng không thể biết nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa mình mua).

- Vệ sinh kém, môi trường (ánh sáng, nhiệt độ, mùi…) ô nhiễm, tạo cảm giác không thoải mái cho khách hàng.

- Trưng bày không khoa học, khiến khách hàng khó tìm hàng hóa.

- Chủng loại không đa dạng (chủ yếu tại các chợ nhỏ lẻ).

- Giá cả không ổn định, khi cao khi thấp, khách hàng có thể bị người bán “nói thách”.

- Khách hàng không thể thoải mái lựa hàng như ở siêu thị.

- Chợ đóng cửa (tan) sớm hơn siêu thị.

Tuy hiện nay chợ vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong cuộc sống hằng ngày của người dân nhưng trong tương lai, loại hình bán lẻ này sẽ dần dần bị thay thế bởi siêu thị do thói quen mua sắm của người dân sẽ dần thay đổi một khi mức sống của họ tăng cao. Theo bà Đinh Thị Mỹ Loan- Phó chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam: “khi Việt Nam gia nhập WTO và phát triển kinh tế mạnh mẽ, mức sống được cải thiện sẽ làm thay đổi xu hướng tiêu dùng ở Việt Nam. Thói quen mua sắm hiện đại (mua sắm tại siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng chuyên dụng…) của người Việt Nam đã tăng từ 9% (2005) lên 14% vào năm 2007 và dự kiến sẽ tăng lên 24% vào năm 2010. Riêng thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ tương ứng là 15%, 24% và 37%”. (báo Tiền Phong online, 29/03/2008).

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG KHUYẾN MÃI TẠI SIÊU THỊ CO.OPMART BMC – QUẬN TÂN PHÚ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 53)