Đối thủ cạnh tranh trực tiếp

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG KHUYẾN MÃI TẠI SIÊU THỊ CO.OPMART BMC – QUẬN TÂN PHÚ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 50)

Hiện nay, có 3 hệ thống siêu thị có thể xem là đối thủ đang cạnh tranh trực tiếp với Co.opMart BMC về quy mô lẫn khả năng phát triển cũng như số lượng khách hàng đó là Big C, Metro và Maximark.

 Hệ thống siêu thị Metro

Metro là một tập đoàn thương mại và kinh doanh bán lẻ lớn thứ ba ở Châu Âu và thứ tư trên thế giới, là doanh nghiệp lớn nhất và thành công nhất của Đức. Metro Cash & Carry Vietnam là nhà cung cấp sỉ các mặt hàng thực phẩm & phi thực thẩm cho tất cả các hội viên chính thức của Metro, với hơn 15.000 sản phẩm tại mỗi kho theo phương thức “Cash & Carry” (“Thanh toán ngay và Tự chuyên chở”). Metro là 1 hình thức kinh doanh được biến đổi nhằm mục đích tiết kiệm tiền bạc và thời gian cho khách hàng. Metro khẳng định hàng hoá được bán tại các trung tâm thương mại Metro là “Chất lượng cao và giá thấp”.

Tính đến thời điểm hiện nay, Metro Cash & Carry Vietnam đã phát triển 7 trung tâm phân phối tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư là 150 triệu USD; bao gồm Metro Thăng Long (Hà Nội), Metro Hải Phòng, Metro Đà Nẵng, Metro An Phú, Metro Bình Phú, Metro Hiệp Phú (thành phố Hồ Chí Minh) và Metro Cần Thơ. Mỗi trung tâm Metro có khoảng 300 nhân viên và 90.000 khách hàng thành viên (website Metro Cash & Carry Vietnam, 2008).

 Điểm mạnh

- Là tập đoàn lớn có lợi thế về tài chính và kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh bán lẻ trên thị trường thế giới. Đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, sẵn sàng phục vụ tốt nhất mọi nhu cầu của khách hàng.

- Mặt bằng nằm ở ngoại vi thành phố nên rất rộng rãi, diện tích dành cho khu vực mua sắm lớn (mỗi trung tâm Metro tại Việt Nam có

diện tích mua sắm từ 6000 – 9000 m2). Bãi giữ xe rất rộng, giữ xe miễn phí cho khách hàng.

- Chủng loại hàng hoá tại Metro rất đa dạng, chất lượng cao, giá thấp vì được bán với giá sỉ. Khách hàng tại Metro chủ yếu là doanh nghiệp, đại lý bán lẻ nên khối lượng hàng hóa mua rất lớn.

- Xe đẩy hàng chuyên dụng với nhiều kích cỡ khác nhau để khách hàng sử dụng theo nhu cầu của mình.

 Điểm yếu

- Chỉ những khách hàng là doanh nghiệp hoặc cá nhân có giấy phép kinh doanh mới có thể mua hàng tại Metro. Những cá nhân bình thường không thể vào mua săm tại trung tâm Metro.

- Luôn yêu cầu các nhà cung cấp của mình cung cấp hàng hoá với giá thấp hơn những nơi khác, gây khó khăn cho hệ thống phân phối của họ.

- Khách hàng mua sắm tại Metro phải thanh toán ngay tiền hàng, trong khi khách hàng là những nhà bán lẻ đã quen với hình thức thanh toán gối đầu.

- Không có dịch vụ giao hàng tận nơi, khách hàng sau khi thanh toán phải tự xoay sở, lo liệu với khối lượng hàng hoá khá lớn mà mình đã mua.

 Hệ thống siêu thị Maximark

Maximark là hệ thống siêu thị trực thuộc công ty TNHH Thương mại – dịch vụ An Phong với 5 siêu thị trực thuộc đó là Maximark 3/2, Maximark Cộng Hòa, Maximark Sài Gòn Center, Maximark Nha Trang và Maximark Cần Thơ. Siêu thị Maximark 3/2 là một trong những siêu thị ra đời đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh. Thế mạnh của Maximark là hàng hóa phong phú, nhiều mẫu mã, diện tích mua sắm lớn từ 10.000 – 15.000 m2 tại mỗi siêu thị. Maximark Cộng Hòa ngoài khu vực kinh doanh siêu thị còn có khu vui chơi, giải trí, nhà hàng, cà phê, đặc biệt là có nhà thi đấu đa năng với sức chứa 3000 chỗ ngồi, là nơi thường xuyên tổ chức thi đấu thể thao, trình diễn ca múa nhạc, thời trang, gameshow truyền hình…Hiện nay, Maximark vẫn chưa có website riêng để khách hàng có thể truy cập tìm hiểu thông tin đặc biệt là

thông tin khuyến mãi. So với hệ thống Co.opMart, Maximark vẫn chưa thể sánh bằng cả về quy mô lẫn tiềm năng phát triển.

 Hệ thống siêu thị Big C

Big C (trước đây là hệ thống siêu thị Cora) là thương hiệu của tập đoàn Casino (Pháp), một trong những tập đoàn bán lẻ hàng đầu Châu Âu với hơn 9.000 cửa hàng tại Việt Nam, Thái Lan, Argentina, Uruguay, Venezuela, Brazil, Colombia, Ấn Độ, Hà Lan, Pháp…, sử dụng trên 190.000 nhân viên.

Big C Việt Nam khai trương siêu thị đầu tiên tại Đồng Nai năm 1998. Hiện nay, các cửa hàng Big C hiện diện ở hầu hết các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, TP.HCM và mới đây nhất là Đà Nẵng, khai trương cuối năm 2007 (website Big C Vietnam, 2008).

 Điểm mạnh

- Big C là một trung tâm mua sắm lý tưởng dành cho khách hàng. Diện tích mỗi trung tâm lớn, bố trí khoa học, tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng. Mỗi siêu thị có trên 50.000 mặt hàng, từ thực phẩm tươi sống đến hàng tạp hóa, từ quần áo đến đồ trang trí nội thất, các mặt hàng điện máy như đồ gia dụng và thiết bị nghe-nhìn, tất cả đều được bán với giá rẻ.

- Mỗi ngày, khách hàng của Big C đều được khám phá nhiều chương trình khuyến mãi, các mặt hàng mới, các mặt hàng độc quyền, thuộc nhiều chủng loại, được sản xuất tại Việt Nam hoặc được nhập từ nước ngoài.

- Cứ đều đặn 3 tuần, Big C phát hành một bản tin khuyến mãi với chính sách giá và quà tặng hấp dẫn. Khách hàng của Big C nếu có đăng ký trên website của Big C sẽ được nhận bản tin khuyến mãi trên website của Big C qua email. Việc đăng ký cũng rất đơn giản; chỉ cần có địa chỉ email, thông tin khuyến mãi sẽ được cập nhật thường xuyên và gửi ngay đến khách hàng.

 Điểm yếu

- Số lượng siêu thị chưa nhiều khiến khách hàng ở xa mất nhiều thời gian di chuyển nếu muốn mua sắm tại Big C. Tại thành phố Hồ

Chí Minh, Big C mới chỉ có 3 siêu thị đó là Big C Miền Đông, Big C An Lạc và Big C Hoàng Văn Thụ. Tại Đồng Nai thì có Big C Ngã 3 Vũng Tàu.

- Việc thay đổi tên thương hiệu cũng khiến tâm lý khách hàng bị ảnh hưởng.

So với Co.opMart, Big C có lợi thế hơn về hoạt động khuyến mãi cũng như công tác tuyên truyền thông tin khuyến mãi đến khách hàng qua việc vận dụng công cụ rất phổ biến hiện nay là công nghệ thông tin. Big C mạnh về các chương trình khuyến mãi giảm giá, chiến lược giá của Big C được thực hiện rất tốt. Theo ông Pascal Billaud, tổng giám đốc Big C Việt Nam: “Nhiệm vụ hiển nhiên của nhà bán lẻ là làm khách hàng hài lòng bằng chất lượng dịch vụ, chất lượng hàng hoá, tiện nghi mua sắm, sự tận tuỵ của nhân viên…Vượt lên tất cả, điều khách hàng mong muốn nhất khi mua sắm luôn là có được mức giá rẻ. Trong bối cảnh giá cả thị trường ngày càng tăng, giá sẽ là yếu tố quyết định tạo nên doanh thu và sức mua cho siêu thị. Giá trị gia tăng của chúng tôi thể hiện ở sự khác biệt: làm thế nào có mức giá rẻ cho khách mua, có thể là dựa vào lợi thế quy mô, kỹ thuật đàm phán thương lượng, cắt giảm chi phí quản lý…”. Theo đó, nhiều mặt hàng được giảm giá từ 1 – 10% hoặc thấp hơn 1 – 2% so với giá bán lẻ quy định của nhà cung cấp mỗi khi có chương trình khuyến mãi.

Ngoài 3 hệ thống siêu thị trên, tác giả cũng xin đề cập đến một đối tượng nữa đó là các trung tâm thương mại tại thành phố Hồ Chí Minh như Diamond Plaza, Parkson, Zen Plaza, Thương xá Tax,…Lợi thế của trung tâm thương mại là đều tọa lạc tại những vị trí đẹp, trung tâm thành phố; hàng hóa phong phú, chất lượng cao nhưng hầu hết những nơi này đều bày bán những sản phẩm từ trung đến cao cấp, thậm chí xa xỉ như quần áo thời trang, dày dép, túi xách, nước hoa,…của những thương hiệu nổi tiếng trong nước và thế giới. Do chỉ bán hàng hóa có thương hiệu, chất lượng cao như vậy nên giá bán tại những nơi nầy rất cao, chỉ phù hợp cho đối tượng mua sắm là tầng lớp giàu có, thượng lưu. Trong khi đó, tại Co.opMart BMC, khách hàng có thể thoải mái tìm mua cho mình những món hàng đơn giản nhất, phục vụ cho cuộc sống hằng ngày như con cá, bó rau…đến những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu cao hơn như quần áo, dày dép…với giá cả hợp túi tiền mà lại rất tiện lợi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG KHUYẾN MÃI TẠI SIÊU THỊ CO.OPMART BMC – QUẬN TÂN PHÚ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 50)