Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật về mô hình BHTGVN

Một phần của tài liệu Mô hình cơ quan bảo hiểm tiền gửi theo pháp luât Việt Nam (Trang 99)

Xây dựng hệ thống pháp luật về bảo hiểm tiền gửi phù hợp với thông lệ quốc tế và yêu cầu phát triển của thị trƣờng tài chính, đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới hiện nay của các quốc gia sẽ tạo hành lang pháp lý tốt nhất cho hoạt động giám sát, quản trị rủi ro và xử lý vi phạm. Đây cũng là yêu cầu khách quan nhằm phát triển thị trƣờng tài chính lành mạnh trên cơ sở bảo vệ lợi ích của ngƣời gửi tiền, tạo môi trƣờng pháp lý cho thị trƣờng tài chính - tiền tệ phát triển an toàn, bền vững. Nhƣng để đảm bảo cho hệ thống này thực sự phát huy đƣợc giá trị trong đời sống kinh tế - xã hội thì khi nghiên cứu xây dựng các văn bản pháp luật trong lĩnh vực này trong thời gian tới cần đảm bảo một số nguyên tắc sau:

- Cụ thể hóa đƣợc quan điểm, chủ trƣơng và chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, thể hiện đƣợc tính đặc thù của hệ thống ngân hàng Việt Nam, phù hợp với thể chế chính trị của Việt Nam đã đƣợc quy định trong Hiến pháp năm 1992.

- Phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội ở nƣớc ta, đặc biệt là các điều kiện về sự phát triển của thị trƣờng tiền tệ, thị trƣờng vốn, sự phát triển của hệ thống ngân hàng, mức độ hiểu biết, thói quen tiết kiệm của ngƣời dân.

- Kế thừa những nội dung phù hợp đã đƣợc trải nghiệm qua thực tiễn hơn 10 năm thực hiện pháp luật về bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam, bảo đảm tính kế thừa trong quản lý đồng thời khắc phục đƣợc những thiếu sót, bất cập của pháp luật hiện hành về bảo hiểm tiền gửi.

- Tham khảo, học tập kinh nghiệm về xây dựng pháp luật bảo hiểm tiền gửi của các nƣớc, cũng nhƣ tham khảo các hƣớng dẫn phát triển hệ thống bảo hiểm tiền gửi hiệu quả của các tổ chức quốc tế, bảo đảm cho hệ thống pháp

95

luật về bảo hiểm tiền gửi của Việt Nam có sự tƣơng thích nhất định với các thông lệ chung của quốc tế.

- Đảm bảo sự đồng bộ với các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan trong hệ thống pháp luật quốc gia nhƣ văn bản trong các lĩnh vực: dân sự, ngân hàng, thƣơng mại, bảo vệ ngƣời tiêu dùng…, trong đó cần có sự phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong việc thực thi pháp luật về bảo hiểm tiền gửi nhằm tạo ra hiệu quả chung trong việc thực thi hệ thống pháp luật quốc gia, cũng nhƣ tạo ra sự phối hợp, hoạt động hiệu quả của các cấu phần trong mạng lƣới an toàn tài chính quốc gia.

Hoàn thiện pháp luật BHTG Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay là vấn đề cần đƣợc tiến hành khẩn trƣơng nhằm xây dựng cơ quan BHTG Việt Nam đủ năng lực đáp ứng đƣợc yêu cầu bảo vệ quyền lợi ngƣời gửi tiền. Để xây dựng đƣợc cơ quan BHTG hiệu quả, việc hoàn thiện pháp luật BHTG nói chung và mô hình cơ quan BHTGVN nói riêng phải đáp ứng đƣợc những yêu cầu sau đây:

Thứ nhất, bảo đảm sự phù hợp của pháp luật BHTG Việt Nam với điều kiện kinh tế, xã hội ở nƣớc ta, đặc biệt là các điều kiện về sự phát triển của thị trƣờng tiền tệ, thị trƣờng vốn, sự phát triển của hệ thống ngân hàng, mức độ hiểu biết, thói quen tiết kiệm của ngƣời dân.

Thứ hai, bảo đảm phù hợp với diễn biến của thị trƣờng ngân hàng, tiền tệ trên thế giới, đặc biệt trong điều kiện Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Nƣớc ta bƣớc vào thời kỳ mới trong bối cảnh thế giới đang thay đổi rất nhanh, phức tạp và khó lƣờng. Trong thập niên tới, hoà bình, hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thế lớn. Toàn cầu hoá kinh tế tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ và hình thức biểu hiện với những tác động tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen rất phức tạp. Trong điều kiện hội nhập quốc tế, để phù hợp với thông lệ quốc tế, chúng ta phải xây dựng pháp luật về BHTG

96

phù hợp với bộ nguyên tắc xây dựng hệ thống BHTG hiệu quả do hiệp hội BHTG quốc tế ban hành. Chính việc áp dụng những bộ nguyên tắc này sẽ phát huy đƣợc vai trò của BHTG đối với an toàn tài chính và bảo vệ ngƣời gửi tiền.

Thứ ba, bảo vệ quyền lợi ngƣời gửi tiền vừa là mục tiêu, vừa là động lực của hệ thống BHTG trên thế giới. Các quy định pháp luật BHTG các quốc gia bằng những biện pháp khác nhau, phải dành cho BHTG vị trí xứng đáng trong quá trình xây dựng, vận hành, phát triển thị trƣờng tài chính mà trọng tâm là bảo vệ quyền lợi ngƣời gửi tiền.

Thứ tƣ, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật cũng nhƣ tính khả thi của pháp luật BHTG. Tính thống nhất của hệ thống pháp luật đòi hỏi các quy định do Nhà nƣớc ban hành không đƣợc mâu thuẫn, chồng chéo lẫn nhau. Nếu trong trƣờng hợp xảy ra tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn cần phải đƣợc xử lý ngay. Tính khả thi của pháp luật BHTG đƣợc hiểu là những quy định này phải dễ dàng đi vào cuộc sống, dễ áp dụng và bảo vệ tốt nhất quyền lợi ngƣời gửi tiền cũng nhƣ bảo đảm an toàn hệ thống các trung gian tài chính.

Thứ năm, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa tổ chức BHTG với các chủ thể tham gia BHTG và ngƣời gửi tiền.Chính sách BHTG ra đời nhằm bảo vệ quyền lợi của ngƣời gửi tiền và đảm bảo an toàn cho hoạt động của các ngân hàng, bởi vậy cân bằng hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia BHTG và tổ chức BHTG là điều kiện tiên quyết đảm bảo mục tiêu chính sách đề ra.

Thứ sáu, khắc phục những bất cập trong thực tiễn áp dụng pháp luật về mô hình BHTG Việt Nam. Tháng 6/2012 vừa qua, Luật Bảo hiểm tiền gửi đã đƣợc ban hành. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng và đủ tầm để điều chỉnh các quan hệ về bảo hiểm tiền gửi nói chung, cũng nhƣ quy định về các hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi nói riêng. Tuy nhiên, nhƣ đã phân tích ở những phần

97

trên, những quy định của Luật còn chung chung, nhiều vấn đề vẫn còn bỏ ngỏ hoặc quy định chƣa rõ ràng, do đó một số vấn đề vẫn cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu để quy định cụ thể và hoàn thiện trong thời gian tới khi ban hành các văn bản quy định chi tiết, hƣớng dẫn thi hành Luật bảo hiểm tiền gửi nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của mô hình Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

Một phần của tài liệu Mô hình cơ quan bảo hiểm tiền gửi theo pháp luât Việt Nam (Trang 99)