Kinh nghiệm và thực tiễn triển khai hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở các nƣớc cũng nhƣ ở Việt Nam đã cho thấy rằng để hệ thống bảo hiểm tiền gửi hoạt động hiệu quả, tổ chức bảo hiểm tiền gửi cần phải có một địa vị pháp lý rõ ràng, hoạt động một cách độc lập, minh bạch, có uy tín và không bị tác động bởi hệ thống chính trị.
Tổ chức bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam hiện nay có tên gọi là Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, là một tổ chức tài chính của Nhà nƣớc do Thủ tƣớng Chính phủ thành lập, có tƣ cách pháp nhân, đƣợc ngân sách nhà nƣớc cấp vốn điều lệ, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, đƣợc miễn các khoản thuế nhƣng phải bảo đảm an toàn vốn và tự bù đắp chi phí. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là một bộ phận cấu thành của hệ thống tài chính quốc gia, là một công cụ quan trọng có chức năng trực tiếp bảo vệ quyền lợi ngƣời gửi tiền, đồng thời có nhiệm vụ góp phần bảo đảm an toàn hệ thống tài chính - ngân hàng. Chính vì vậy việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức bảo hiểm tiền gửi và quan hệ của tổ chức này với các cơ quan quản lý nhà nƣớc cần đảm bảo một số nguyên tắc sau:
Thứ nhất, địa vị pháp lý của tổ chức bảo hiểm tiền gửi phải tƣơng xứng với nhiệm vụ mà tổ chức này đƣợc trao, đồng thời phải đảm bảo cho tổ chức này có đƣợc quyền chủ động nhất định trong việc thực hiện các nhiệm vụ của mình.
98
Để tổ chức bảo hiểm tiền gửi phát huy có hiệu quả mục tiêu trên cần khẳng định tổ chức bảo hiểm tiền gửi là một định chế tài chính đặc biệt do Thủ tƣớng Chính phủ thành lập và phê duyệt Điều lệ tổ chức, hoạt động, là công cụ để thực hiện chính sách công của Chính phủ. Quy định nhƣ vậy sẽ làm cho ngƣời dân tin tƣởng hơn vào hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi. Nếu vị thế của tổ chức bảo hiểm tiền gửi bị thu hẹp, niềm tin của dân chúng vào chính sách bảo hiểm tiền gửi cũng sẽ giảm sút, đặc biệt là vấn đề tâm lý và nguồn lực tài chính cho nền kinh tế sẽ bị ảnh hƣởng đáng kể. Theo khuyến nghị của Hiệp hội bảo hiểm quốc tế (IADI) và Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng thì tổ chức bảo hiểm tiền gửi nên có vị thế độc lập với Ngân hàng Trung ƣơng. Thực tế cho thấy hầu hết các nƣớc trên thế giới đều quy định tổ chức bảo hiểm tiền gửi là một tổ chức tài chính độc lập của Chính phủ hoặc Quốc hội, chỉ có một số rất ít quốc gia nhƣ Lào, Sri Lanka, Banglađet... quy định tổ chức bảo hiểm tiền gửi trực thuộc Ngân hàng Trung ƣơng.
Thứ hai, tổ chức bảo hiểm tiền gửi cần có địa vị pháp lý độc lập tƣơng đối để có thể nâng cao đƣợc tầm hoạt động của mình ở trong nƣớc cũng nhƣ trên trƣờng quốc tế. Tổ chức bảo hiểm tiền gửi phải có những quyền hạn tự chủ nhất định trong hoạt động của mình, tập trung phát huy tối đa các chức năng bảo vệ quyền lợi của ngƣời gửi tiền thông qua việc góp phần bảo đảm sự an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng. Tính độc lập tƣơng đối của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải đƣợc thể hiện trong các chính sách về tổ chức, triển khai các hoạt động nghiệp vụ, vị trí pháp lý, mối quan hệ với các cơ quan nhà nƣớc... Điều này cũng phù hợp với Nguyên tắc 5 về Quản trị trong Bộ nguyên tắc cơ bản phát triển Hệ thống bảo hiểm tiền gửi hiệu quả đƣợc Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (BCBS) và Hiệp hội Bảo hiểm tiền gửi quốc tế ban hành vào tháng 9/2009, đó là "tổ chức bảo hiểm tiền gửi cần hoạt động một cách độc lập, minh bạch, có uy tín và không bị tác động bởi hệ thống
99
chính trị và khu vực tài chính ngân hàng".
Tính độc lập tƣơng đối của tổ chức bảo hiểm tiền gửi cần xuất phát từ bản chất, mục tiêu và chức năng của tổ chức này là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời gửi tiền trong xã hội. Do vậy, khi tổ chức bảo hiểm tiền gửi đƣợc độc lập một cách tƣơng đối thì hiệu quả của chính sách bảo hiểm tiền gửi cũng sẽ đƣợc củng cố và lòng tin của công chúng đối với hệ thống tài chính cũng đƣợc nâng lên, từ đó hạn chế những ảnh hƣởng xấu bị gây ra bởi những ngân hàng gặp khó khăn. Tính độc lập tƣơng đối còn tạo cho tổ chức này có một vị thế quan sát tốt hơn, chủ động hơn đối với hệ thống ngân hàng và là điều kiện để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của ngƣời gửi tiền, giảm thiểu tối đa chi phí giải quyết và tránh những xáo trộn, biến động không cần thiết trong nền kinh tế.
Theo thông lệ quốc tế, bảo hiểm tiền gửi là một công cụ tài chính của nhà nƣớc nhằm củng cố lòng tin đối với ngƣời gửi tiền thông qua việc chi trả tiền gửi đƣợc bảo hiểm khi tổ chức tín dụng mất khả năng thanh toán, tránh tình trạng rút tiền hàng loạt gây bất ổn cho nền kinh tế. Để thực hiện đƣợc chức năng này, thiết chế bảo hiểm tiền gửi cần có một địa vị pháp lý rõ ràng có sự độc lập tƣơng đối trong mối quan hệ với các cơ quan hành chính nhà nƣớc, với các thành viên mạng an toàn tài chính quốc gia để bảo đảm khi tình trạng mất khả năng thanh toán xảy ra, tổ chức bảo hiểm tiền gửi có thể phản ứng mau lẹ, can thiệp kịp thời và thực hiện các biện pháp hỗ trợ nhanh chóng. Nếu tổ chức bảo hiểm tiền gửi quá phụ thuộc vào cơ quan quản lý nhà nƣớc thì sẽ khó có thể can thiệp kịp thời và tham gia cùng các thành viên khác trong mạng an toàn tài chính giải quyết khủng hoảng một cách có hiệu quả.
Tuy nhiên, cùng với việc khẳng định tổ chức bảo hiểm tiền gửi là tổ chức duy nhất thực hiện việc bảo hiểm tiền gửi của ngƣời dân và là định chế tài chính do Nhà nƣớc thành lập để thực hiện chính sách công, nên cần làm rõ
100
mối quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực bảo hiểm tiền gửi hoặc giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc đối với tổ chức bảo hiểm tiền gửi nhƣ: trách nhiệm quản lý nhà nƣớc của Ngân hàng Nhà nƣớc trong việc quản lý và phối hợp thực hiện một số hoạt động nghiệp vụ, Bộ Tài chính trong việc cấp vốn, quản lý tài chính; Bộ Nội vụ trong việc bổ nhiệm các chức danh chủ chốt của tổ chức bảo hiểm tiền gửi; Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội về cơ chế tiền lƣơng, phụ cấp...
Thứ ba, cần khẳng định tổ chức bảo hiểm tiền gửi là một cơ quan thuộc mạng an toàn tài chính quốc gia gồm có Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Bộ Tài chính, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia và Tổ chức bảo hiểm tiền gửi. Hiện nay, khái niệm "mạng an toàn tài chính" ở Việt Nam vẫn chƣa đƣợc xác định chính thức. Quy định về sự phối hợp, chia sẻ thông tin, cơ chế phối hợp trong việc xử lý đổ vỡ giữa Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam với các cơ quan giám sát chƣa có hoặc có nhƣng hiệu lực chƣa cao, vì vậy, cần làm rõ tính độc lập cả về nghiệp vụ cũng nhƣ cơ chế hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong mối liên kết tổng thể này, có nhƣ vậy, vai trò của từng thành viên mới đƣợc phát huy hết chức năng, quyền hạn của mình. Đặc biệt, cần xác định rõ cơ chế chia sẻ thông tin và phối hợp xử lý giữa các cơ quan có thẩm quyền và tổ chức bảo hiểm tiền gửi trƣớc thời điểm ban hành quyết định chấm dứt hoạt động và chấm dứt bảo hiểm tiền gửi đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi để bảo vệ ngƣời gửi tiền, đảm bảo an ninh kinh tế quốc gia. Điều này là phù hợp với Nguyên tắc 15 về Phát hiện sớm, can thiệp và xử lý kịp thời trong Bộ nguyên tắc cơ bản phát triển hệ thống bảo hiểm tiền gửi hiệu quả. Theo đó:
Cơ quan bảo hiểm tiền gửi nhất thiết phải là một phần trong hệ thống an toàn tài chính để phát hiện sớm, can thiệp và xử lý kịp thời các ngân hàng gặp vấn đề. Việc xác định và thừa nhận một ngân hàng đang hoặc được xem
101
là có nguy cơ rơi vào khó khăn tài chính nghiêm trọng cần phải được thực hiện sớm trên cơ sở các tiêu chí đã được các thành viên độc lập khác nhau và có thẩm quyền liên quan của mạng an toàn tài chính xác định rõ ràng [11].
Sự ra đời của tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cách đây hơn 10 năm là một sự kiện quan trọng và có ý nghĩa đối với xã hội bởi đó là việc Nhà nƣớc công khai thực hiện cơ chế, chính sách công nhằm xây dựng, củng cố niềm tin của dân chúng đối với hệ thống tài chính - ngân hàng quốc gia. Niềm tin của dân chúng chính là nguồn lực to lớn giúp cho nền kinh tế - xã hội của đất nƣớc phát triển ổn định, bền vững, là nền tảng tài chính cho hoạt động của các tổ chức tín dụng. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam có sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và với sự phát triển nhanh, mạnh, năng động và cạnh tranh gay gắt của thị trƣờng tài chính đã tác động không nhỏ đến sự an toàn và kiểm soát rủi ro trong hoạt động của các tổ chức nhận tiền gửi. Thực tiễn đó đòi hỏi tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải có một vị thế độc lập, tƣơng xứng với mục tiêu, nhiệm vụ của mình và phù hợp với thông lệ quốc tế.