Hoạt động thu phí BHTG

Một phần của tài liệu Mô hình cơ quan bảo hiểm tiền gửi theo pháp luât Việt Nam (Trang 75)

Có thể hiểu phí bảo hiểm tiền gửi là khoản tiền mà tổ chức tín dụng đƣợc phép nhận tiền gửi phải nộp để bảo hiểm cho các khoản tiền gửi của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp thuộc đối tƣợng đƣợc bảo hiểm, ngƣời gửi tiền không phải nộp phí này. Phí bảo hiểm tiền gửi không nằm trong lãi suất tiền gửi mà đƣợc hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức nhận tiền gửi.

Hiện nay, theo quy định của Luật bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thì Thủ tƣớng Chính phủ quy định khung phí bảo hiểm tiền gửi theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam và căn cứ vào khung phí đó, Ngân hàng Nhà nƣớc quy định mức phí bảo hiểm tiền gửi cụ thể đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi trên cơ sở kết quả đánh giá và phân loại các tổ chức này. Đây là quy định mới của Luật thể hiện việc thu phí bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam đang dần chuyển sang cơ chế tính phí trên cơ sở mức độ rủi ro trong hoạt động của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, tuy nhiên, việc áp dụng cơ chế tính phí dựa trên mức độ rủi ro đòi hỏi phải có những điều kiện lớn về tài chính, nhân lực để có thể đánh giá và phân loại chính xác các tổ chức tín dụng nên để có cơ sở thực hiện đƣợc cơ chế này thì trƣớc hết cần sớm có những văn bản pháp luật hƣớng dẫn thi hành Luật và quy định cụ thể các mức phí tƣơng ứng, phù hợp với sự phân loại các tổ chức tín dụng. Trƣớc khi Luật bảo hiểm tiền gửi đƣợc ban hành, Việt Nam áp dụng phƣơng pháp tính phí trên cơ sở đồng hạng đối với mọi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, không phân biệt quy mô, hình thức sở hữu hay hình thức pháp lý của tổ chức tham gia bảo hiểm, theo đó, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi theo mức 0,15%/năm tính trên số dƣ tiền gửi bình quân của các loại tiền gửi đƣợc bảo hiểm tại tổ chức đó (khoản 4 Điều 1 Nghị định số 109/2005/NĐ-CP sửa đổi,

71

bổ sung Điều 6 Nghị định số 89/1999/NĐ-CP). Về vấn đề thời hạn nộp phí bảo hiểm tiền gửi, Luật mới vẫn kế thừa những quy định trƣớc đây, theo đó, phí bảo hiểm tiền gửi đƣợc tính và nộp định kỳ hàng quý trong năm tài chính; tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chậm nhất vào ngày 20 tháng đầu tiên của quý kế tiếp. Có thể thấy rằng, việc xác định mức phí và thời hạn nộp phí đối với các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đã đƣợc pháp luật Việt Nam quy định rõ ràng và cụ thể. Trong trƣờng hợp tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi vi phạm thời hạn nộp phí bảo hiểm theo quy định thì ngoài việc phải nộp đủ số phí còn thiếu, phải chịu phạt mỗi ngày nộp chậm bằng 0,05% số tiền chậm nộp, trƣớc đây mức phạt này là 0,1% (Điều 8 Nghị định số 89/1999/NĐ-CP). Sau thời hạn nộp phí bảo hiểm tiền gửi 30 ngày mà tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi không nộp hoặc nộp không đầy đủ phí bảo hiểm tiền gửi và tiền phạt thì bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có quyền đề nghị Ngân hàng Nhà nƣớc trích tài khoản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nƣớc để nộp phí bảo hiểm và tiền phạt. Trƣớc đây, pháp luật quy định trong trƣờng hợp trên tài khoản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi không đủ số dƣ để thực hiện việc trích nộp nêu trên thì tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có văn bản báo cáo Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam và nếu sau 03 tháng tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi không nộp đủ phí bảo hiểm kể từ ngày phải nộp phí theo quy định thì Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có quyền thu hồi chứng nhận bảo hiểm tiền gửi của tổ chức tham gia bảo hiểm. Trong trƣờng hợp này, bảo hiểm tiền gửi Việt Namphải có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nƣớc để báo cáo và đề nghị Ngân hàng Nhà nƣớc có ngay quyết định ngừng huy động tiền gửi của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đó. Nhƣ vậy, có thể thấy việc truy thu phí bảo hiểm tiền gửi là trách nhiệm của tổ chức bảo hiểm tiền gửi, còn Ngân hàng Nhà nƣớc chỉ ra những quyết định cụ thể trên cơ sở đề xuất của tổ chức

72

bảo hiểm tiền gửi. Nhƣng theo quy định mới của Luật bảo hiểm tiền gửi thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đƣợc văn bản đề nghị của tổ chức bảo hiểm tiền gửi về việc trích tài khoản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi để nộp phí bảo hiểm tiền gửi thì Ngân hàng Nhà nƣớc có trách nhiệm phải xử lý. Điều này đã phần nào thể hiện đƣợc vị thế độc lập tƣơng đối của tổ chức bảo hiểm tiền gửi với Ngân hàng Nhà nƣớc khi hai cơ quan này cùng chia sẻ trách nhiệm trong việc thực hiện chức năng hoạt động của mình chứ không đơn thuần là quan hệ hành chính nhƣ trƣớc đây. Còn trƣờng hợp tổ chức bảo hiểm tiền gửi có văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nƣớc đình chỉ hoặc tạm đình chỉ hoạt động nhận tiền gửi của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi thì phải là sau khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi không nộp hoặc nộp không đầy đủ phí bảo hiểm tiền gửi mà Ngân hàng Nhà nƣớc phải trích tài khoản của tổ chức đó để nộp phí lần thứ hai. Ngoài ra, Luật mới đã quy định thêm cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi trách nhiệm xử lý trong trƣờng hợp có sự thiếu chính xác trong việc tính và nộp phí, theo đó, tổ chức bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm thông báo và truy thu số phí còn thiếu hoặc thoái thu đối với số phí nộp thừa trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày phát hiện có sự thiếu chính xác. Điều này sẽ góp phần hạn chế sự sai sót trong việc tính và nộp phí bảo hiểm tiền gửi, từ đó góp phần nâng cao trách nhiệm của đội ngũ nhân lực làm công tác tính và thu phí bảo hiểm tiền gửi.

Phí bảo hiểm tiền gửi là nguồn thu quan trọng của hệ thống bảo hiểm tiền gửi nhằm đảm bảo nguồn tài chính để triển khai nghiệp vụ bảo hiểm tiền gửi (trả tiền bảo hiểm cho ngƣời gửi tiền trong trƣờng hợp tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị đổ vỡ). Theo số liệu của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, tất cả các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đều nộp phí theo quy định. Năm 2012, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã thu phí bảo hiểm tiền gửi của 1.229 tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi với tổng số phí thực nộp là 2.057 tỷ đồng,

73

tăng hơn 27% đồng so với năm 2011. Tổng số dƣ tiền gửi thuộc đối tƣợng đƣợc bảo hiểm là khoảng 1,5 triệu tỷ đồng. Việc các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi chấp hành tốt các quy định về tính và nộp phí đã đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, đảm bảo nguồn lực tài chính để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của ngƣời gửi tiền.

Tuy nhiên, việc tính phí đồng hạng trên thực tế chỉ phù hợp với các nƣớc mới triển khai hoạt động bảo hiểm tiền gửi vì áp dụng nó giúp cho cơ quan bảo hiểm tiền gửi tính và thu phí dễ dàng hơn so với việc phải đánh giá rủi ro của các ngân hàng để tính phí dựa trên mức độ rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng. Nhƣng cách tính phí này không tạo đƣợc sự bình đẳng và tính cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, cụ thể là nếu tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi hoạt động với mức độ rủi ro cao sẽ phải đóng mức phí cao hơn tổ chức hoạt động an toàn hơn, điều này khuyến khích các tổ chức tín dụng hoạt động thận trọng hơn, giảm thiểu rủi ro cho chính mình và cho toàn hệ thống ngân hàng nói chung.

Chính vì vậy, sau hơn 10 năm hoạt động và phát triển, đến thời điểm hiện nay, với sự ra đời của Luật bảo hiểm tiền gửi đã tạo cơ sở pháp lý cho việc chuyển từ áp dụng cơ chế tính phí đồng hạng sang áp dụng cơ chế tính phí dựa trên mức độ rủi ro của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, để thực hiện đƣợc cơ chế này thì chúng ta cũng không thể nóng vội mà cần nghiên cứu để có những quy định cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế của hệ thống tài chính - ngân hàng cũng nhƣ nền kinh tế của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Mô hình cơ quan bảo hiểm tiền gửi theo pháp luât Việt Nam (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)