Hoàn thiện các quy định về mô hình BHTG Việt Nam

Một phần của tài liệu Mô hình cơ quan bảo hiểm tiền gửi theo pháp luât Việt Nam (Trang 106)

Luật Bảo hiểm tiền gửi là cơ sở pháp lý quan trọng và đủ tầm để điều chỉnh các quan hệ về bảo hiểm tiền gửi nói chung, cũng nhƣ quy định về các hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi nói riêng. Tuy nhiên, những quy định của Luật còn chung chung, nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ hoặc quy định chƣa rõ ràng, do đó một số vấn đề cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu tiếp tục nghiên cứu

Thứ nhất, về tiền gửi được bảo hiểm, theo quy định tại Nghị định số 109/2005/NĐ-CP, tiền gửi đƣợc bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của ngƣời gửi tiền là cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tƣ nhân và công ty hợp danh gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Nhƣng theo Luật bảo hiểm tiền gửi thì: Tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam

102

của cá nhân gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức tiền gửi khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng .

Nhƣ vậy, với quy định mới này thì phạm vi đối tƣợng áp dụng bảo hiểm tiền gửi lại bị thu hẹp hơn so với quy định trƣớc đây khi chỉ còn bảo hiểm cho tiền gửi của cá nhân. Chúng ta vẫn biết rằng mục tiêu cao nhất của chính sách bảo hiểm tiền gửi chính là bảo vệ quyền lợi cho ngƣời gửi tiền nhỏ do họ bị hạn chế trong việc tiếp cận thông tin cũng nhƣ hạn chế về khả năng đánh giá hoạt động của tổ chức tín dụng mà họ gửi tiền, tuy nhiên, các đối tƣợng nhƣ hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tƣ nhân hay công ty hợp danh đều có thể đƣợc xem là đối tƣợng gửi tiền nhỏ bởi các loại hình này cũng thƣờng có số tiền gửi nhỏ và cũng không có một bộ máy có khả năng đánh giá đƣợc những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của tổ chức tín dụng mà họ đang gửi tiền. Bên cạnh đó, với quy định nhƣ vậy thì đồng ngoại tệ cũng không thuộc đối tƣợng đƣợc bảo hiểm tại Việt Nam, trong khi thực tế hiện nay, Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO) nên đã và sẽ có nhiều doanh nghiệp, cá nhân nƣớc ngoài đến hoạt động tại Việt Nam, vì vậy tiền gửi bằng đồng ngoại tệ cũng đã và sẽ ngày càng chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số tiền gửi tại các ngân hàng. Do đó, vấn đề bảo hiểm cho tiền gửi bằng đồng ngoại tệ cũng cần đƣợc đặt ra và nghiên cứu một cách nghiêm túc để thực thi vào thời điểm thích hợp.

Mặc dù Luật bảo hiểm tiền gửi mới đƣợc ban hành nhƣng xuất phát từ thực tiễn hoạt động bảo hiểm tiền gửi và mục đích của chính sách bảo hiểm tiền gửi là bảo vệ ngƣời gửi tiền và phát triển hoạt động của hệ thống tài chính - ngân hàng, thiết nghĩ, pháp luật về bảo hiểm tiền gửi vẫn cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu, cân nhắc để mở rộng thêm đối tƣợng đƣợc bảo hiểm tiền

103

gửi và loại tiền gửi đƣợc bảo hiểm bao gồm cả tiền gửi bằng đồng nội tệ và ngoại tệ để đảm bảo công bằng và bình đẳng trong nền kinh tế, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời gửi tiền bằng đồng ngoại tệ, từ đó tạo tâm lý an tâm cho ngƣời gửi tiền và thu hút đƣợc nhiều tiền gửi vào các ngân hàng, thúc đẩy hoạt động ngân hàng phát triển ổn định và an toàn, tăng nguồn vốn cho đầu tƣ phát triển kinh tế và đảm bảo đƣợc an ninh kinh tế quốc gia.

Thứ hai, về phí bảo hiểm tiền gửi, hiện nay Việt Nam vẫn đang áp dụng phí bảo hiểm tiền gửi đồng hạng theo quy định của Nghị định số 109/2005/NĐ-CP. Điều này chỉ phù hợp với giai đoạn đầu khi tổ chức bảo hiểm tiền gửi mới thành lập vì nó dễ thực hiện và việc thu phí đơn giản, nhƣng với sự ra đời của Luật bảo hiểm tiền gửi, có thể thấy rằng chúng ta sẽ sớm áp dụng việc tính phí theo mức độ rủi ro đối với các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi nhằm tạo sân chơi bình đẳng, lành mạnh cho tất cả các tổ chức nhận tiền gửi và cũng là phù hợp với thông lệ chung của quốc tế hiện nay. Theo quy định của Luật bảo hiểm tiền gửi thì Thủ tướng Chính phủ quy định khung phí bảo hiểm tiền gửi theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Căn cứ vào khung phí bảo hiểm tiền gửi , Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định mức phí bảo hiểm tiền gửi cụ thể đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi trên cơ sở kết quả đánh giá và phân loại các tổ chức này.

Việc áp dụng phí theo mức độ rủi ro có tác dụng đánh giá chính xác mức độ an toàn trong hoạt động, khuyến khích các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi nâng cao chất lƣợng hoạt động, chú trọng việc giảm thiểu rủi ro để giảm phí bảo hiểm tiền gửi phải nộp. Tuy nhiên, để áp dụng có hiệu quả cơ chế tính phí này phải dựa trên kết quả đánh giá, xếp loại của tổ chức bảo hiểm tiền gửi đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, đồng thời có sử dụng, tham khảo việc đánh giá, xếp loại của các cơ quan giám sát khác nhằm đảm bảo sự công bằng và tạo động lực cạnh tranh giữa các tổ chức tham gia bảo

104

hiểm tiền gửi, góp phần bổ sung nguồn vốn cho Quỹ bảo hiểm tiền gửi để hạn chế tối đa việc sử dụng ngân sách Nhà nƣớc và giúp cho việc chi trả thuận lợi, nhanh chóng hơn, trên cơ sở đó bảo vệ đƣợc quyền lợi của ngƣời gửi tiền. Muốn làm tốt điều này thì trƣớc hết cần làm tốt công tác đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ về bảo hiểm tiền gửi để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ làm công tác phân tích, đánh giá hoạt động của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, đồng thời cũng phải nâng cao đƣợc năng lực tài chính của tổ chức bảo hiểm tiền gửi để đáp ứng đƣợc các đòi hỏi về vật chất, trang thiết bị phục vụ cho quá trình đánh giá, xếp loại các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Vì vậy, các nhà làm luật cần nghiên cứu để có những quy định về chính sách đào tạo nguồn nhân lực làm công tác chuyên môn về bảo hiểm tiền gửi; về cách thức, quy trình đánh giá, xếp loại các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi để từ đó đƣa ra đƣợc các mức phí bảo hiểm tiền gửi phù hợp với các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Thứ ba, về hoạt động thanh tra, giám sát rủi ro, giám sát rủi ro đƣợc xem là hoạt động bản chất nhất, cốt lõi nhất trong lĩnh vực bảo hiểm tiền gửi, vì nói tới bảo hiểm là luôn gắn với rủi ro, do đó chỉ có trên cơ sở giám sát mới có thể đánh giá, đo lƣờng và kiểm soát đƣợc rủi ro.

Trƣớc đây, Nghị định số 109/2005/NĐ-CP đã dành riêng một mục quy định về việc giám sát rủi ro và các biện pháp xử lý (Mục 2 Chƣơng II), trong đó quy định cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam quyền kiểm tra và yêu cầu tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi thực hiện các biện pháp chấn chỉnh kịp thời khi phát hiện hay xét thấy hoạt động của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đó có vi phạm hoặc có vấn đề. Tuy nhiên, theo quy định mới của Luật bảo hiểm tiền gửi thì tổ chức bảo hiểm tiền gửi chỉ có quyền "theo dõi, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo hiểm tiền gửi; kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xử lý hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền

105

gửi" [khoản 9 Điều 13] và "tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin về tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi nhằm phát hiện và kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xử lý kịp thời những vi phạm quy định về an toàn hoạt động ngân hàng, rủi ro gây mất an toàn trong hệ thống ngân hàng" [khoản 10 Điều 13]. Với quy định này thì có thể hiểu rằng Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chỉ có quyền kiểm tra, giám sát các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi với tƣ cách là một "cơ quan giúp việc, trực thuộc" Ngân hàng nhà nƣớc và nếu có vi phạm xảy ra thì chỉ có quyền kiến nghị Ngân hàng nhà nƣớc xử lý chứ không đƣợc trực tiếp thực hiện bất cứ một biện pháp xử lý nào? Nhƣ vậy, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có còn giữ đƣợc vị thế là một tổ chức tài chính độc lập, có còn giữ đƣợc vai trò là công cụ hữu hiệu để điều tiết thị trƣờng nhằm mục đích thực hiện chính sách công là bảo vệ quyền lợi của ngƣời gửi tiền hay không? Theo tôi, quy định này cần đƣợc xem xét để sửa đổi, bổ sung trong các văn bản quy phạm pháp luật sẽ đƣợc ban hành thời gian tới đây.

Thứ tư, về hoạt động hỗ trợ tài chính, hoạt động hỗ trợ tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đối với các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi là rất cần thiết, tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay khi Luật bảo hiểm tiền gửi năm 2012 chƣa có hiệu lực thi hành, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chỉ xem xét, quyết định việc hỗ trợ tài chính cho tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi sau khi Ngân hàng Nhà nƣớc xác định rằng việc giải thể, phá sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có thể gây ra những ảnh hƣởng nghiêm trọng, sâu rộng đến sự an toàn của hệ thống tài chính, ngân hàng và sự ổn định chính trị, kinh tế - xã hội chứ không phải trong mọi trƣờng hợp. Vì thế, trong trƣờng hợp tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi thiếu khả năng chi trả khẩn cấp do xảy ra các sự cố bất thƣờng dẫn đến việc ngƣời gửi tiền đến rút tiền ồ ạt tại Ngân hàng Phƣơng Nam, Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng nông thôn Ninh Bình… trƣớc đây thì Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã không thực hiện đƣợc

106

các biện pháp hỗ trợ tài chính kịp thời. Chính vì vậy, nội dung hỗ trợ tài chính trong trƣờng hợp khẩn cấp cần đƣợc xem xét để quy định trong nội dung của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi và giao cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thực hiện là phù hợp với mục tiêu tạo ra một vị thế độc lập cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, Luật bảo hiểm tiền gửi mới đƣợc ban hành lại không có quy định nào về hoạt động hỗ trợ tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cho tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi có nguy cơ mất khả năng chi trảnhƣng chƣa đến mức phải đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt. Điều này có phải là một thiếu sót của các nhà làm luật? Mặc dù vậy, Luật cũng đã trao cho Thủ tƣớng Chính phủ quyền quy định chức năng, nhiệm vụ của tổ chức bảo hiểm tiền gửi nên hy vọng trong thời gian tới đây, hoạt động hỗ trợ tài chính sẽ đƣợc quy định cụ thể trong các văn bản do Thủ tƣớng Chính phủ ban hành.

Thứ năm, về hoạt động chi trả tiền gửi được bảo hiểm, trong nội dung này, chúng ta cần xem xét hai vấn đề, đó là: hạn mức chi trả và thủ tục chi trả bảo hiểm tiền gửi.

Hạn mức chi trả tiền gửi đƣợc bảo hiểm là một nội dung rất quan trọng của Luật bảo hiểm tiền gửi, đƣợc ngƣời gửi tiền đặc biệt quan tâm. Có thể thấy, tác động của hạn mức chi trả tiền gửi đƣợc bảo hiểm đƣợc thể hiện rất rõ qua cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra vào cuối năm 2007, đầu năm 2008. Tại Anh, hàng triệu khách hàng của Ngân hàng Northern Rock đã kéo đến các chi nhánh, các điểm giao dịch của ngân hàng này để rút tiền khi có thông tin Northern Rock đang đứng trên bờ vực phá sản mặc dù các nhà chức trách đã tuyên bố đảm bảo chi trả đầy đủ tiền gửi cho ngƣời gửi tiền. Trong khi đó, tại phố Wall (Mỹ), hàng loạt các định chế tài chính - ngân hàng khổng lồ của quốc gia này sụp đổ nhƣ: Fannie Mae, Lehman Brothers, Merrill Lynch, AIG, Washington Mutual... nhƣng tuyệt nhiên không có tình trạng hỗn loạn hay

107

ngƣời dân ồ ạt kéo đến ngân hàng rút tiền bởi ở Mỹ, hạn mức chi trả bảo hiểm lên tới 250.000 USD đã tạo đƣợc niềm tin của dân chúng đối với hệ thống bảo hiểm tiền gửi, họ không lo bị mất tiền gửi và nhƣ vậy là họ có đƣợc tâm lý bình tĩnh trƣớc những biến động mạnh của thị trƣờng tài chính.

Ở Việt Nam hiện nay, hạn mức chi trả tối đa của bảo hiểm tiền gửi là 50 triệu đồng cần đƣợc xem xét lại cho phù hợp với mức thu nhập của ngƣời dân bởi chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển của nền tài chính tiền tệ, đặc biệt là trong trƣờng hợp xảy ra khủng hoảng.

Việc xác định một hạn mức chi trả "đủ thấp" và hợp lý sẽ giúp giảm thiểu đƣợc rủi ro đạo đức cả từ phía ngƣời gửi tiền cũng nhƣ từ phía các ngân hàng, tuy nhiên, hạn mức quá thấp sẽ làm giảm hiệu quả của chính sách bảo hiểm tiền gửi, không tạo đƣợc lòng tin của dân chúng đối với chính sách này. Bởi vậy, cần nghiên cứu để đƣa ra hạn mức chi trả tiền gửi đƣợc bảo hiểm cho phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam cũng nhƣ xu thế chung của thế giới. Có nhƣ vậy, bảo hiểm tiền gửi mới thực sự là chỗ dựa vững chắc, tạo đƣợc niềm tin cho hàng chục triệu ngƣời gửi tiền ở các tổ chức tín dụng tại Việt Nam.

Bên cạnh việc xem xét để đƣa ra hạn mức chi trả bảo hiểm phù hợp thì trong quy định của pháp luật về thủ tục chi trả tiền bảo hiểm cũng cần nghiên cứu bổ sung quy định chế tài đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong trƣờng hợp tổ chức này không chi trả hoặc trì hoãn việc chi trả tiền bảo hiểm, làm ảnh hƣởng đến quyền lợi của ngƣời gửi tiền. Hiện nay pháp luật đã quy định "trong thời hạn 60 ngày, kể từ thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm, tổ chức bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi" (Điều 23 Luật bảo hiểm tiền gửi 2012) nhƣng nếu xảy ra trƣờng hợp tổ chức bảo hiểm tiền gửi không chi trả hoặc trì hoãn việc chi trả tiền bảo hiểm thì ngƣời gửi tiền sẽ phải làm thế nào? Khi tổ chức tham

108

gia bảo hiểm tiền gửi chậm nộp phí thì phải nộp phạt, còn nếu tổ chức bảo hiểm tiền gửi chậm chi trả bảo hiểm thì ngƣời gửi tiền có đƣợc hƣởng lãi trên số tiền bảo hiểm chậm đƣợc chi trả đó hay không bởi trong trƣờng hợp ngân hàng đổ vỡ thì ngƣời gửi tiền trên thực tế đã bị thiệt hại, nếu lại không đƣợc chi trả bảo hiểm kịp thời và đúng hạn thì sẽ làm mất niềm tin của dân chúng vào hệ thống bảo hiểm tiền gửi? Chính vì vậy, khi xây dựng các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật bảo hiểm tiền gửi cần nghiên cứu bổ sung quy định về chế tài đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong trƣờng hợp tổ chức này không chi trả hoặc trì hoãn việc chi trả tiền bảo hiểm.

109

KẾT LUẬN

Việc nghiên cứu, phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về bảo hiểm tiền gửi và hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi cũng nhƣ thực trạng pháp luật về mô hình cơ quan BHTG ở Việt Nam, trong đó có tham khảo, so sánh với những quy định tƣơng ứng của pháp luật một số nƣớc trên thế giới về bảo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Mô hình cơ quan bảo hiểm tiền gửi theo pháp luât Việt Nam (Trang 106)