Hoạt động chi trả BHTG

Một phần của tài liệu Mô hình cơ quan bảo hiểm tiền gửi theo pháp luât Việt Nam (Trang 83)

79

Hiện nay trên thế giới có hai phƣơng thức chi trả bảo hiểm tiền gửi phổ biến là chi trả có giới hạn và chi trả không giới hạn. Việt Nam đang áp dụng phƣơng thức chi trả có giới hạn, đây là xu hƣớng chung của thế giới vì tính ƣu việt của nó nhƣ đảm bảo đƣợc kỷ cƣơng thị trƣờng và tránh đƣợc rủi ro đạo đức.

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội bảo hiểm tiền gửi Quốc tế (IADI), trƣớc khi xảy ra khủng hoảng tài chính, hạn mức chi trả trung bình toàn thế giới tƣơng đƣơng khoảng 2,5 lần GDP bình quân đầu ngƣời. Tỷ lệ trung bình của khu vực Châu Á là 3 lần. Các quốc gia với hệ thống ngân hàng hoạt động rủi ro cao có xu hƣớng duy trì hạn mức chi trả cao hơn nhằm bảo vệ tốt nhất ngƣời gửi tiền.

Thay đổi hạn mức bảo hiểm là một cấu phần không thể thiếu trong tổng thể giải pháp chính sách ứng phó với những diễn biến xấu của hệ thống tài chính. Khi xảy ra khủng hoảng ngân hàng, niềm tin của ngƣời dân nói chung và ngƣời gửi tiền nói riêng có xu hƣớng sụt giảm, vì vậy, tăng hạn mức hoặc chuyển sang chi trả không giới hạn giúp bảo vệ tốt hơn quyền lợi ngƣời gửi tiền, tạo tâm lý yên tâm, qua đó hạn chế tình trạng rút tiền hàng loạt khi có sự cố về ngân hàng. Nhƣ vậy, có thể nói hạn mức bảo hiểm tiền gửi là công cụ quan trọng của tổ chức bảo hiểm tiền gửi trong việc bảo vệ ngƣời gửi tiền và góp phần ngăn ngừa hoảng loạn ngân hàng, qua đó đóng góp vào việc thực thi nhiệm vụ duy trì ổn định hệ thống tài chính.

Cơ chế bảo hiểm tiền gửi có hạn mức là cơ chế bảo vệ ngƣời gửi tiền trong một hạn mức nhất định hoặc theo tỷ lệ số dƣ tiền gửi trong tài khoản. Việc áp dụng cơ chế bảo hiểm tiền gửi có hạn mức giúp giảm thiểu rủi ro đạo đức hơn so với cơ chế bảo hiểm không giới hạn bởi: rủi ro đạo đức xảy ra khi ngƣời gửi tiền cho rằng tất cả các khoản tiền gửi của mình đã đƣợc bảo hiểm nên ít quan tâm đến việc thu thập thông tin và đánh giá tình hình hoạt động

80

của tổ chức nhận tiền gửi để lựa chọn gửi tiền tại tổ chức nhận tiền gửi hoạt động lành mạnh, an toàn. Vì vậy, họ có thể gửi tiền vào các tổ chức nhận tiền gửi hoạt động yếu kém. Điều này gây mất an toàn đối với hệ thống tổ chức tín dụng và làm tăng thêm gánh nặng cho quỹ bảo hiểm tiền gửi do phải trả tiền bảo hiểm khi tổ chức nhận tiền gửi yếu kém bị đổ vỡ. Về phía tổ chức nhận tiền gửi, rủi ro đạo đức xảy ra khi tổ chức nhận tiền gửi ỷ lại vào hoạt động bảo hiểm tiền gửi và sự tin tƣởng của ngƣời gửi tiền nên không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn nhƣ: không cần tăng vốn tự có (vốn chủ sở hữu), giảm dự trữ tối đa để tận dụng cho vay… Những hành vi này đe dọa đến sự an toàn của chính tổ chức nhận tiền gửi và sự an toàn của hệ thống tín dụng nói chung. Tuy nhiên, nếu nhƣ việc trả tiền bảo hiểm chỉ đƣợc giới hạn ở trong một hạn mức nhất định thì khả năng xảy ra các hành vi trên có thể đƣợc giảm thiểu.

Việt Nam đã áp dụng cơ chế bảo hiểm tiền gửi có hạn mức ngay từ khi mới thiết lập hệ thống bảo hiểm tiền gửi. Việc áp dụng cơ chế bảo hiểm tiền gửi có hạn mức đã giúp giảm thiểu rủi ro đạo đức và là một ƣu điểm của pháp luật cần đƣợc kế thừa áp dụng trong thời gian tới. Tuy nhiên, suốt từ năm 2005 cho đến nay, hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam đã không còn phù hợp. Vào thời điểm năm 2005, hạn mức chi trả này đã đáp ứng tốt đƣợc các tiêu chí đặt ra là: i) tƣơng đƣơng 5 lần GDP bình quân đầu ngƣời; ii) bảo vệ đƣợc khoảng 80% tổng số ngƣời gửi tiền. So với tƣơng quan khu vực Châu Á vào thời điểm đó, đây là hạn mức tƣơng đối Nhƣng đến nay, hạn mức này đã không còn phù hợp do các yếu tố: i) GDP bình quân đầu ngƣời tăng nhanh trong giai đoạn 2005 - 2011, hạn mức 50 triệu đồng hiện chỉ tƣơng đƣơng 2,2 lần GDP bình quân đầu ngƣời - tƣơng đối thấp so với mức bình quân ở khu vực; ii) lạm phát tăng cao khiến giá trị thực của hạn mức chi trả thấp đi; iii) xu hƣớng tăng hạn mức trong và sau khủng hoảng tài chính tại một loạt các quốc gia trên thế giới và trong khu vực. Điều này làm cho hạn

81

mức chi trả bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam tiếp tục thấp đi tƣơng đối so với các quốc gia khác. Do đó, hạn mức chi trả bảo hiểm cần đƣợc xem xét, điều chỉnh lại sao cho phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội thực tế ở Việt Nam hiện nay và xu thế chung của thế giới. Chính vì vậy, Luật bảo hiểm tiền gửi năm 2012 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013) đã không còn quy định một hạn mức chi trả "cứng" nhƣ hiện nay nữa mà trao thẩm quyền quy định hạn mức này cho Thủ tƣớng Chính phủ trên cơ sở đề nghị của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam trong từng thời kỳ. Quy định nhƣ vậy theo tôi là phù hợp với tình hình kinh tế đang diễn biến phức tạp nhƣ hiện nay, tuy nhiên, để có thể quy định một hạn mức phù hợp và kịp thời với tình hình thực tế thì một yêu cầu tất yếu là phải ngày càng nâng cao đƣợc năng lực phân tích, đánh giá của đội ngũ cán bộ thực hiện công tác quản lý nhà nƣớc về bảo hiểm tiền gửi.

Bên cạnh quy định về hạn mức chi trả tiền bảo hiểm, pháp luật Việt Nam cũng đã có những quy định cụ thể về thủ tục chi trả tiền bảo hiểm.

Chúng ta đều biết rằng trong tất cả các mối quan hệ bảo hiểm thì ngƣời thụ hƣởng chỉ đƣợc hƣởng quyền lợi từ việc tham gia bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm phát sinh. Theo quy định tại Điều 571 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì sự kiện bảo hiểm là sự kiện khách quan do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định mà khi sự kiện đó xảy ra thì bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho bên đƣợc bảo hiểm, trừ trƣờng hợp quy định tại khoản 2 Điều 346 của Bộ luật về thế chấp tài sản đƣợc bảo hiểm, cụ thể là bên nhận thế chấp phải thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang đƣợc dùng để thế chấp. Tổ chức bảo hiểm chi trả số tiền bảo hiểm trực tiếp cho bên nhận thế chấp khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Trƣờng hợp bên nhận thế chấp không thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang đƣợc dùng để thế chấp thì tổ chức bảo hiểm chi trả bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm và bên thế chấp có nghĩa vụ thanh toán với bên nhận thế chấp.

82

Cũng tƣơng tự nhƣ các loại hình bảo hiểm khác, trách nhiệm chi trả bảo hiểm tiền gửi cũng đƣợc thực hiện khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Nghị định số 109/2005/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 16 Nghị định 89/1999/NĐ-CP thì:

Đối với các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn, trong vòng 60 ngày kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản yêu cầu tổ chức này chấm dứt các giao dịch để tiến hành thanh lý tài sản hoặc kể từ ngày Tòa án thông báo quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản theo quy định của pháp luật về phá sản, tổ chức bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm tiến hành chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đó .

Kế thừa nội dung này, Luật bảo hiểm tiền gửi năm 2012 cũng quy định cụ thể về vấn đề này nhƣng đã tách thành hai quy định riêng biệt, đó là quy định về: thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm và thời hạn trả tiền bảo hiểm. Theo đó: Nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm phát sinh kể từ thời điểm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc văn bản không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà tổ chức tín dụng là tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi vẫn lâm vào tình trạng phá sản hoặc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản xác định chi nhánh ngân hàng nước ngoài là tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền [Điều 22].

Và "trong thời hạn 60 ngày, kể từ thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm, tổ chức bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi" [Điều 23]. Hay nói cách khác, sự kiện bảo hiểm tiền gửi xuất hiện khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn trên cơ sở có xác nhận của cơ quan nhà nƣớc

83

có thẩm quyền hoặc của Tòa án về việc tiến hành thanh lý tài sản theo thủ tục phá sản.

Một phần của tài liệu Mô hình cơ quan bảo hiểm tiền gửi theo pháp luât Việt Nam (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)