1.3.1. Về vị trí pháp lý của cơ quan BHTG
Vị trí pháp lý của cơ quan bảo hiểm tiền gửi ở mỗi quốc gia phụ thuộc vào mô hình bảo hiểm tiền gửi mà quốc gia đó lựa chọn. Có thể nói, việc lựa chọn một mô hình tổ chức bảo hiểm tiền gửi thích hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mỗi quốc gia và việc quy định vị trí pháp lý của tổ chức này một cách hợp lý có vai trò rất lớn, có ý nghĩa quyết định tới sự thành công của việc áp dụng thiết chế bảo hiểm tiền gửi.
Hiện nay, tổ chức bảo hiểm tiền gửi ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có tên gọi là Tổng công ty, là tổ chức có vị trí độc lập, trực thuộc Chính phủ hoặc Quốc hội, ví dụ: Tổng công ty bảo hiểm tiền gửi Liên bang của Hoa Kỳ (FDIC) là tổ chức bảo hiểm tiền gửi đầu tiên trên thế giới, đƣợc thành lập vào năm 1933, là tổ chức hoạt động độc lập với Chính phủ và chịu sự kiểm soát của Quốc hội; Tổng công ty bảo hiểm tiền gửi Hàn Quốc (KDIC) đƣợc thành lập năm 1996 do Chính phủ quản lý; Tổng công ty bảo hiểm tiền gửi Indonesia (IDIC) đƣợc thành lập năm 2005, là tổ chức độc lập trực thuộc Chính phủ.
Ở nhiều nƣớc, hệ thống BHTG hoạt động có hiệu quả đều xây dựng khung pháp lý cao nhất là luật BHTG cho phù hợp thông lệ quốc tế và xu thế hội nhập nhƣ Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Inđônêxia… Các nƣớc đều ban hành luật BHTG trƣớc khi tổ chức BHTG ra đời. Luật BHTG quy định địa vị pháp
34
lý của tổ chức BHTG một cách rõ ràng, là một tổ chức tài chính độc lập của nhà nƣớc, do Tổng thống hoặc Chính phủ thành lập. Thủ tƣớng hoặc tổng thống bổ nhiệm ngƣời đứng đầu và báo cáo hoạt động trƣớc tổng thống hoặc trƣớc Quốc hội.