- Hoàn thiện các bài tập trong SGK - Chuẩn bị bài: “Thuyết minh về một thể loại văn học” theo hệ thống câu hỏi sau: PHIẾU HỌC TẬP GV yêu cầu HS đọc đề văn: ?Xác định yêu cầu của đề.. Đối[r]
Trang 1Ngày soạn: 27/11/2019 Tiết 57
Đọc thêm
Văn bản: VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC
Phan Bội Châu
-I MỤC TIÊU CẦN ĐẠT- Giúp HS
1 Kiến thức
- Cảm nhận được vẻ đẹp của người chí sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX Phan Bội Châu, phong thái ung dung, khí phách hiên ngang, bất khuất và niềm tin sắt đá vào sự
nghiệp giải phóng dân tộc
- Hiểu được sức truyền cảm nghệ thuật qua giọng thơ khẩu khí hào hùng của tác giả
2 Kĩ năng
- Kĩ năng bài dạy
+ Rèn kĩ năng cảm thụ, phân tích thơ thất ngôn bát cú Đường luật
- Kĩ năng sống:
+ Giao tiếp: trình bày suy nghĩ vẻ đẹp của thơ ca yêu nước những năm đầu thế kỉ XX
3 Thái độ
- Giáo dục học sinh lòng yêu nước, niềm tin vào cuộc sống
-Tự hào, cảm phục đối với cha anh Có ý thức vươn lên
* Tích hợp giáo dục đạo đức: giá trị sống: HÒA BÌNH, TÔN TRỌNG, TỰ DO,
ĐOÀN KẾT
*Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh: liên hệ với bản lĩnh người chiến sĩ cách mạng
Hồ Chí Minh trong thời gian bị tù đày trong nhà ngục của Tưởng Giới Thạch *Tích hợp kĩ năng sống
- GD KNS: - Giao tiếp: trình bày, trao đổi về tiếng lòng yêu nước của Phan BộiChâu khi bị bắt trong chốn lao tù
- Tư duy sáng tạo: nêu vấn đề, phân tích, bình luận về vẻ đẹp bi tráng, tư thế hiênngang bất khất kiên trung của người chí sĩ yêu nước, về quan niệm sống của trangnam nhi
- Tự nhận thức bài học về tình yêu quê hương đất nước và sự xả thân vì nghĩa lớnqua tác phẩm
*Tích hợp giáo dục đạo đức
- Tôn vinh, biết ơn những người đã xả thân vì nước;
- Lên án kẻ thù cướp nước, đàn áp người yêu nước;
- Có khát vọng độc lập, hòa bình
4 Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản bản thân
- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học
- Năng lực giao tiếp tiếng Việt
- GV: nghiên cứu soạn giảng, SGK, SGV, TLTK, thiết kế, hình ảnh về nhà thơ, đọc
tư liệu về nhà thơ – nhà yêu nước Phan Bội Châu và những tác phẩm của ông
Trang 2- HS: chuẩn bị bài ở nhà theo hệ thống câu hỏi trong phiếu học tập.
III PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT
- Đàm thoại, gọi mở, thuyết trình, bình giảng
2 Kiểm tra bài cũ (3’) (Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS)
3 Bài mới - Giới thiệu bài (1’)
Trong những năm đầu của thế kỉ XX, toàn xã hội Việt Nam bị bao trùm bởi không khí đau thương Đó là những năm đen tối nhất của lịch sử nước nhà Phong trào cách mạng Việt Nam bắt đầu chuyển sang khuynh hướng mới – khuynh hướng dân chủ tư sản, do các nhà Nho yêu nước lãnh đạo Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh là những nhà Nho yêu nước, tiếp thu tư tưởng mới, quan tâm, đem hết tâm sức của mình thực hiện khát vọng xoay trời chuyển đất, đánh đuổi quân thù, chấn hưng đất nước Hai cụ đã từng bị đọa đày nhiều năm Trong tù, các cụ thường làm thơ
để bày tỏ chí khí của mình Hai bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” và “Đập đá ở Côn Lôn” được ra đời trong hoàn cảnh ấy.
Hoạt động 1 Thời gian 7’
Mục tiêu: HDHS tìm hiểu chung
Năm 1905, cụ rời đất nước ra đi, khi thì ở
Nhật, Trung Quốc, Thái Lan, Năm 1912, ông
đã bị thực dân Pháp kết án tử hình vắng mặt
Đến năm 1925, ông bị TDP bắt cóc tại Thượng
Hải và đưa về nước kết án tử hình Trước phong
trào đấu tranh đòi thả PBC của nhân dân cả
nước, TDP phải xóa án tử hình cho PBC và giam
lỏng ông ở Huế Từ đó, ông trở thành “Ông già
- Khi bị quân phiệt bắt giam ở Quảng Đông
(TQ), ông đã sáng tác bài thơ này, là bài thơ nằm
trong tập “Ngục trung thư” Tập thơ có ý nghĩa
như một bức thư tuyệt mệnh, bộc lộ cảm xúc của
I.Tìm hiểu chung
2.Tác phẩm
- Là một bài thơ Nôm
- Rút từ tập “Ngục trung thư”(1914)
- Thể thơ: thất ngôn bát cúĐường luật
Trang 3PBC trong những ngày bị giam giữ trong nhà tù.
? Bài thơ này thuộc thể thơ nào?Hãy nêu hiểu
biết của em về thể thơ này? (Đối tượng HSTB)
-Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật gồm 8 câu,
mỗi câu 7 chữ, vần chân ở các câu 1, 2, 4,6,8
Đối cặp câu 3 – 4, 5 – 6, Có niêm luật chặt chẽ
Nhịp thơ 4/3 hoặc ¾
- Bố cục: đề, thực, luận, kết.
- Một số bài thơ viết theo thể này như: Bạn
đến chơi nhà, Qua Đèo Ngang
Điều chỉnh, bổ sung giáo án
Hoạt động 2 Thời gian 20’
Mục tiêu: HDHS tìm hiểu chi tiết văn bản
Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, bình giảng, nêu và giải quyết vấn đề
Kĩ thuật: Động não, đặt câu hỏi và trả lời
GV hướng dẫn cách đọc: giọng đọc hào hùng, to,
vang, chú ý cách ngắt nhịp 4/3, riêng câu 2 ngắt nhịp
¾ Câu cuối đọc với giọng cảm khái, thách thức ung
GV yêu cầu HS theo dõi phần mở bài
? Em hiểu thế nào là “Hào kiệt”, “phong lưu”? (Đối
tượng HSTB)
- Hào kiệt: người có tài, có chí khí hơn hẳn người
bình thường
- Phong lưu: có dáng vẻ lịch sự, trang nhã, phong thái
ung dung, đàng hoàng, sang trọng
? Qua 2 từ ngữ đó, cho ta hình dung về một con
người như thế nào? (Đối tượng HSTB)
-Thể hiện một phong thái đường hoàng, tự tin, ung
dung, thanh thản, vừa ngang tàng bất khuất, lại vừa
hào hoa, tài tử
? Điệp từ “vẫn” đem lại ý nghĩa gì cho câu thơ đầu?
(Đối tượng HSTB)
-Cách sống đường hoàng, ung dung của bậc anh hùng
không bao giờ thay đổi dù trong hoàn cảnh nào
? Em có nhận xét gì về nội dung câu thơ “Chạy mỏi
chân thì hãy ở tù”? (Đối tượng HS khá)
- Thể hiện quan niệm sống của tác giả: con đường
II Đọc-hiểu văn bản 1.Đọc, tìm hiểu chú thích
2 Bố cục: 4 phần
3.Phân tích a.Hai câu đề
Giọng thơ đùa vui, tếu táothể hiện phong thái ungdung, bản lĩnh của tác giả
Trang 4cách mạng nhiều chông gai, nhiều khó khăn thử
thách nên nhà tù chẳng qua chỉ là nơi tạm nghỉ chân
nào đó trên con đường bôn tẩu dài dặc
?Nhận xét về giọng điệu của 2 câu thơ này? (Đối
tượng HSTB)
- Giọng thơ thể hiện sự cười cợt, đùa vui, tếu táo
? Như vậy, hai câu đề thể hiện điều gì? (Đối tượng
HSTB)
- Thể hiện tâm thế bình tĩnh, tự chủ, ngay cả trong
hoàn cảnh nguy nan
GV Hai câu đề cho thấy phong thái đường hoàng, tự
tin, ung dung, vừa ngang tàng, bất khuất, lại vừa hào
hoa, tài tử của PBC Họ rơi vào vòng ngục tù mà cứ
như người chủ động nghỉ chân ở một nơi nào đó trên
con đường bôn tẩu dài dặc Ông không bao giờ chịu
cúi đầu khuất phục trước hoàn cảnh,chịu cho hoàn
cảnh đè bẹp bản thân, ông đứng cao hơn mọi sự cùm
kẹp, đày đọa của kẻ thù, cảm thấy mình hoàn toàn tự
do, thanh thản về mặt tinh thần Dù nói về một biến
cố hiểm nghèo có quan hệ đến sự sống chết của mình
mà PBC vẫn có giọng đùa vui như vậy Đây là một
cách nói chí của người xưa.
GV yêu cầu HS đọc diễn cảm 2 câu thực
?Em hãy nhận xét về âm hưởng, giọng điệu của 2
câu thơ này so với 2 câu đề? (Đối tượng HSTB)
- Giọng điệu, âm hưởng trầm thống, diễn tả một nỗi
đau cố nén, khác giọng cười cợt, vui đùa ở 2 câu trên
? Qua việc tìm hiểu ý nghĩa 2 cụm từ “khách không
nhà” và “người có tội” em thấy hoàn cảnh của tác
giả như thế nào? (Đối tượng HS khá,giỏi)
- Ông có cuộc đời hoạt động cách mạng nên phải bôn
ba nơi đất khách quê người, rời xa quê hương, không
một mái ấm Hơn nữa, lại bị thực dân Pháp săn đuổi,
lại đội trên đầu một cái án tử hình
? Em hiểu lời tâm sự ấy có ý nghĩa như thế nào?
(Đối tượng HSTB)
- Không phải ông đang than thân trách phận, mà
chính là đang đau đớn với hoàn cảnh của nước nhà,
của nhân dân Gắn sóng gió cuộc đời mình với tình
cảm chung của đất nước
? Nghệ thuật nào được sử dụng trong 2 câu thực?
Tác dụng? (Đối tượng HSTB)
- Nghệ thuật đối: cả ý và thanh
- Làm nổi bật khí phách hiên ngang của người cách
mạng trong cảnh ngục tù, tạo nhạc điệu cho bài thơ
Gọi HS đọc 2 câu luận
trước hoàn cảnh nguy nan.
b.Hai câu thực
Bằng phép đối rất chỉnh vàgiọng điệu thống thiết, đã thểhiện nỗi đau của Phan BộiChâu cho hoàn cảnh đauthương của đất nước, dântộc
Trang 5? Em hiểu ý nghĩa của 2 câu thơ này thế nào? (Đối
tượng HSTB)
- Khẩu khí của bậc anh hùng hào kiệt:
+ Dù ở trong tình trạng bi kịch như thế nào thì chí
khí vẫn không dời đổi, vẫn một lòng theo đuổi sự
nghiệp cứu nước, cứu đời
+ Ngạo nghễ cười trước mọi thủ đoạn khủng bố của
? Ở hai câu thơ này sử dụng biện pháp nghệ thuật
nào? Tác dụng của chúng? (Đối tượng HSTB)
- Đối câu 5 – 6: về ý và thanh
- Lối nói khoa trương (nói quá)
- Sử dụng động từ mạnh: bủa, mở, ôm, cười tan
=> tạo giọng điệu cứng cỏi, hùng hồn cho câu thơ
Gây ấn tượng mạnh, gợi tả khí phách hiên ngang,
không khuất phục của người yêu nước
? Em cảm nhận được điều gì ở hai câu kết bài thơ?
(Đối tượng HS khá)
- Khẳng định tư thế hiên ngang của con người đứng
cao hơn cái chết, khẳng định ý chí thép gang mà kẻ
thù không thể nào bẻ gãy được Con người ấy còn
sống là còn chiến đấu, còn tin tưởng vào sự nghiệp
chính nghĩa của mình, vì thế mà không sợ bất kì một
thử thách gian nan nào
? Việc lặp từ “còn” ở giữa câu có tác dụng gì? (Đối
tượng HSTB)
- Làm cho câu thơ ngắt nhịp một cách mạnh mẽ, làm
cho lời nói trở nên dõng dạc, dứt khoát, tăng ý khẳng
định cho câu thơ
GV: hai câu kết một lần nữa khẳng định ý chí hiên
ngang, coi thường tù ngục, coi thường cả cái chết,
niềm tin vào tương lai, vào sự nghiệp của người anh
hùng Câu 8 là một câu cảm thán vang lên dõng dạc,
dứt khoát, cùng với điệp từ còn kết thúc bài thơ như
một lời tâm niệm mà rất đỗi kiên trung
c Hai câu luận
Lối nói khoa trương vàphép đối tạo đã gợi ra khíphách hiên ngang của ngườianh hùng yêu nước
d Hai câu kết
Hai câu cuối với giọngđiệu hào hùng, một lần nữakhẳng định ý chí sắt đá củanhà thơ vào sự nghiệp chínhnghĩa của mình
Điều chỉnh, bổ sung giáo án
Hoạt động 3 Thời gian 8’
Mục tiêu: HDHS Tổng kết
Trang 6Phương pháp: vấn đáp , thuyết trình
Kĩ thuật: động não, trình bày
? Hãy nêu nội dung chính của văn bản?(HS TB)
GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ/ SGK
HS đọc nội dung ghi nhớ/ SGK
* Tích hợp giáo dục quốc phòng an ninh: Ví
dụ minh họa về hình ảnh của các nhà yêu nước,
chiến sỹ cộng sản trong các nhà lao Đế quốc
? Qua văn bản, em hiểu về chân dung tinh thần
của những người yêu nước Việt Nam trong
những năm đầu thế kỷ XX như thế nào? (Đối
tượng HSTB)
- Phản ánh phong thái ung dung, lạc quan, khí
phách kiên cường và lòng tin mãnh liệt vào sự
nghiệp cứu nước của người yêu nước chốn lao tù
của thực dân đế quốc
- Vượt lên thử thách, hiểm nguy, giữ vững khí
phách kiên cường, niềm lạc quan và lòng tin
không lay chuyển vào sự nghệp cứu nước
- " Tâm tư trong tù "
- " Mới ra tù tập leo núi " (Hồ Chí Minh)
4.Tổng kết a.Nội dung
Bức chân dung tự họa về nhàthơ – người lãnh tụ yêu nước:kiên cường, hiên ngang, bấtkhuất, tràn đầy tinh thần lạc quanchiến đấu, tin tưởng vào tươnglai, vào bản thân, vào sự nghiệptranh đấu cứu nước, cứu dân
4 Củng cố (2’)
? Qua bài thơ này, em thấy Phan Bội Châu là người như thế nào?
5 Hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị bài (3’)
- Học bài, nắm kiến thức bài học
Trang 7- Phẩm chất tốt đẹp của người tù yêu nước còn được thể hiện qua những bài thơ nào khác mà em biết?
- Chuẩn bị bài: “Đập đá ở Côn Lôn” theo hệ thống câu hỏi sau:
PHIẾU HỌC TẬP
?Em hãy nêu những nét chính về tác giả?
?Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
? Bài thơ này thuộc thể thơ nào?Hãy nêu hiểu biết của em về thể thơ này?
GV hướng dẫn cách đọc: 4 câu đầu, giọng hào hùng, tự tin, nhịp thơ 2/2/3 thể hiệnkhẩu khí ngang tàng của tác giả, trầm ở 4 câu sau Lưu ý chú thích 4, 5, 6
?Em chia bố cục văn bản này như thế nào?2 phần
GV yêu cầu HS theo dõi phần mở bài
? Đập đá là một công việc bình thường, nhưng việc đập đá ở Côn Lôn có thể coi là bình thường không? Vì sao?
? Câu thơ đầu miêu tả cảnh gì?
? Em hiểu thế nào về cụm từ “làm trai”, em có nhớ bài thơ, bài ca dao nào bắt đầu với cụm từ này?
? Ba câu thơ sau miêu tả cảnh gì?
?Nhận xét về giọng điệu, cách dùn g từ, phép đối trong bốn câu thơ đầu và tác dụng của chúng?
? Như vậy, bốn câu thơ đầu nêu lên nội dung gì?
GV yêu cầu HS đọc diễn cảm 4 câu thơ cuối
?Phép đối được sử dụng như thế nào trong 2 câu thơ 5 và 6? Tác giả muốn nói gì qua việc đối lập ấy?
? Em hiểu ý 2 câu thơ cuối là gì?
Trang 8Ngày soạn: 27/11/2019 Tiết 58
Văn bản: ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN
Phan Châu Trinh
- Kĩ năng bài dạy:
+ Rèn kĩ năng cảm thụ, phân tích thơ thất ngôn bát cú Đường luật
* Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh: liên hệ với bản lĩnh người chiến sĩ cách mạng
Hồ Chí Minh trong thời gian bị tù đày trong nhà ngục của Tưởng Giới Thạch *Tích hợp kĩ năng sống
- Tư duy sáng tạo: nêu vấn đề, phân tích, bình luận về vẻ đẹp anh hùng, tư thế hiênngang bất khất kiên cường của người chí sĩ yêu nước, về quan niệm sống của trangnam nhi vượt qua mọi khó khăn để trị nước cứu đời;
- Giao tiếp, trình bày, trao đổi về tiếng lòng yêu nước của Phan Châu Trinh khi bịbắt, từ đầy ở Côn Đảo;
- Tự nhận thức bài học về tình yêu quê hương đất nước và sự xả thân vì nghĩa lớn quatác phẩm
*Tích hợp giáo dục đạo đức
- Tôn vinh, biết ơn những người đã xả thân vì nước;
- Lên án kẻ thù cướp nước, đàn áp người yêu nước; có khát vọng độc lập, hòa bình
4 Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản bản thân
- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học
- Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông
Trang 9II CHUẨN BỊ
- GV: nghiên cứu soạn giảng, SGK, SGV,TLTK, thiết kế, hình ảnh về nhà thơ, đọc tưliệu về nhà thơ – nhà yêu nước Phan Châu Trinh và những tác phẩm của ông
- Hs: chuẩn bị bài ở nhà theo hệ thống câu hỏi trong phiếu học tập
III PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT
- Đàm thoại, gợi mở, thuyết trình, bình giảng
2 Kiểm tra bài cũ (5’)
? Đọc thuộc bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” Nêu những đặc sắc về nghệ thuật và tư tưởng của bài thơ?
Đáp án – biểu điểm:
- Học sinh đọc đúng, truyền cảm bài thơ (4 điểm)
- Nêu đầy đủ nghệ thuật bài thơ (4 điểm)
- Thể hiện sâu sắc nội dung (2 điểm)
3 Bài mới - Giới thiệu bài (1’)
Trong những năm đầu của thế kỉ XX, toàn xã hội Việt Nam bị bao trùm bởi không khí đau thương Đó là những năm đen tối nhất của lịch sử nước nhà Phong trào cách mạng Việt Nam bắt đầu chuyển sang khuynh hướng mới – khuynh hướng dân chủ tư sản, do các nhà Nho yêu nước lãnh đạo Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh là những nhà Nho yêu nước, tiếp thu tư tưởng mới, quan tâm, đem hết tâm sức của mình thực hiện khát vọng xoay trời chuyển đất, đánh đuổi quân thù, chấn hưng đất nước Hai cụ đã từng bị đọa đày nhiều năm Trong tù, các cụ thường làm thơ
để bày tỏ chí khí của mình Hai bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” và “Đập đá ở Côn Lôn” được ra đời trong hoàn cảnh ấy.
Hoạt động 1 Thời gian 8’
Mục tiêu: HDHS tìm hiểu chung
Những năm đầu TK XX, ông là người đầu
tiên đề xướng dân chủ, đòi bãi bỏ chế độ quân
chủ ở Việt Nam Hoạt động cách mạng của ông
rất sôi nổi, ngay cả trong và ngoài nước (Pháp,
Nhật) Năm 1908, PCT bị khép tội xúi giục nhân
dân nổi loạn trong phong trào chống thuế ở
Trung Kì, nên ông đã bị TDP bắt và đày ra Côn
- Quê: Quảng Nam
- Là nhà thơ, nhà yêu nước có
tư tưởng dân chủ sớm nhất ViệtNam Có tầm nhìn xa trôngrộng, dũng cảm, bất khuất, có
óc tổ chức đầy sáng kiến
2.Tác phẩm
Trang 10?Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? (Đối
tượng HSTB)
-Khi bị quân phiệt bắt giam ở Quảng Đông (TQ),
ông đã sáng tác bài thơ này, là bài thơ nằm trong
tập “Ngục trung thư” Tập thơ có ý nghĩa như
một bức thư tuyệt mệnh, bộc lộ cảm xúc của
PBC trong những ngày bị giam giữ trong nhà tù
? Bài thơ này thuộc thể thơ nào?Hãy nêu hiểu
biết của em về thể thơ này? (Đối tượng HSTB)
-Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật gồm 8 câu,
mỗi câu 7 chữ, vần chân ở các câu 1, 2, 4,6,8
Đối cặp câu 3 – 4, 5 – 6, Có niêm luật chặt chẽ
Nhịp thơ 4/3 hoặc ¾
-Bố cục: đề, thực, luận, kết
-Một số bài thơ viết theo thể này như: “Bạn đến
chơi nhà”, “Qua Đèo Ngang”
*Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh: liên hệ với
bản lĩnh người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh
trong thời gian bị tù đày trong nhà ngục của
Tưởng Giới Thạch
? Bác Hồ- người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí
Minh trong thời gian bị tù đày trong nhà ngục
của Tưởng Giới Thạch đã mang đến cho chúng
ta bài học gì?
GD tư tưởng Hồ Chí Minh: Lối sống giản dị
phong thái ung dung tự tại, tinh thần lạc quan và
bản lĩnh người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh
trong thời gian bị giam trong nhà tù Tưởng Giới
Thạch
Năm 1942 Bác đổi tên là Hồ Chí Minh
sang Trung Quốc tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế
cho cách mạng Việt Nam thì bị Tưởng Giới
Thạch bắt giam, giải tới giải lui gần 30 nhà giam
thuộc 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung
Quốc trong thời gian từ 29/8/1942 – 10/9/1943
Mỗi lần bị giải đi là một lần rất gian khổ, dầm
mưa dãi nắng, trèo núi qua truông Nhưng không
vì thế mà tinh thần cách mạng của Bác bị nao
núng Cô trò chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong
chương trình học kỳ 2, bài thơ “Đi đường” để
thấy rõ được tinh thần của Bác trong những ngày
tháng bị giam cầm ấy
- Hoàn cảnh sáng tác: khoảngnăm 1908, khi PCT bị bắt laođộng khổ sai ở Côn Lôn (CônĐảo)
- Thể thơ: thất ngôn bát cúĐường luật
Điều chỉnh, bổ sung giáo án
Trang 11
Hoạt động 2 Thời gian 17’
Mục tiêu: HDHS tìm hiểu chi tiết văn bản
Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, bình giảng, nêu và giải quyết vấn đề
Kĩ thuật: Động não, đặt câu hỏi và trả lời
GV hướng dẫn cách đọc: 4 câu đầu, giọng hào
hùng, tự tin, nhịp thơ 2/2/3 thể hiện khẩu khí
ngang tàng của tác giả, trầm ở 4 câu sau
GV đọc mẫu, gọi HS đọc, nhận xét
Lưu ý chú thích 4, 5, 6
?Em chia bố cục văn bản này như thế nào? (Đối
tượng HSTB)
2 phần: 4 câu đầu: Hình ảnh người anh hùng
với công việc đập đá
4 câu cuối: cảm xúc và suy nghĩ của tác giả.
GV yêu cầu HS theo dõi phần mở bài
? Đập đá là một công việc bình thường, nhưng
việc đập đá ở Côn Lôn có thể coi là bình thường
không? Vì sao? (Đối tượng HS khá, giỏi)
- Không thể coi là bình thường, vì đây là công
việc khổ sai, buộc tù nhân phải làm, rất nặng
nhọc
? Câu thơ đầu miêu tả cảnh gì? (Đối tượng
HSTB)
-Câu thơ đầu tiên miêu tả bối cảnh không gian,
đồng thời tạo dựng tư thế của con người giữa đất
trời Côn Đảo
? Em hiểu thế nào về cụm từ “làm trai”, em có
nhớ bài thơ, bài ca dao nào bắt đầu với cụm từ
này? (Đối tượng HSTB)
-“Làm trai” là một cụm từ thể hiện quan niệm
nhân sinh truyền thống của các trí sĩ thời trung
đại Đó là lòng kiêu hãnh, ý chí tự khẳng định
mình, là khát vọng hành động mãnh liệt
Người tù đứng giữa đất Côn Lôn, giữa hòn
đảo xa lạ, giữa biển trời núi non bát ngát,
hùng vĩ, mênh mông, không cảm thấy
mình nhỏ bé mà tự hào về vị thế của mình,
ý chí cương dũng của mình
? Ba câu thơ sau miêu tả cảnh gì? (Đối tượng
HSTB)
- Miêu tả chân thực công việc lao động nặng
nhọc, khổ sai, dùng búa để khai thác đá ở những
hòn núi ngoài Côn Đảo: “xách búa”, “ra tay”,
“mấy trăm hòn”, “năm bảy đống”
II Đọc-hiểu văn bản 1.Đọc, tìm hiểu chú thích: SGK
2 Bố cục: 2 phần 3.Phân tích
a.Bốn câu thơ đầu
Trang 12- Khắc họa nổi bật tầm vóc khổng lồ của người
anh hùng với những hành động phi thường: dám
đương đầu, vượt lên, chiến thắng thử thách, gian
khổ
?Nhận xét về giọng điệu, cách dùng từ, phép đối
trong bốn câu thơ đầu và tác dụng của chúng?
- Tác dụng: Gợi tả công việc đập đá
+ Diễn tả khí phách hiên ngang của con người
? Như vậy, bốn câu thơ đầu nêu lên nội dung gì?
(Đối tượng HSTB)
- Khắc họa hình ảnh người tù thật ấn tượng trong
tư thế ngạo nghễ, vươn cao tầm vũ trụ, biến một
công việc lao động cưỡng bức thành một cuộc
chinh phục thiên nhiên dũng mãnh của một con
người có sức mạnh thần kì như một dũng sĩ thần
thoại Và như vậy, 4 câu thơ này đã dựng lên
được một tượng đài uy nghi về con người anh
hùng với khí phách hiên ngang, lẫm liệt, sừng
sững giữa đất trời Giọng thơ thể hiện sự ngang
tàng, ngạo nghễ của con người dám coi thường
mọi thử thách gian nan
*Tích hợp kĩ năng sống - Tư duy sáng tạo: nêu
vấn đề, phân tích, bình luận về vẻ đẹp anh hùng,
tư thế hiên ngang bất khất kiên cường của người
chí sĩ yêu nước, về quan niệm sống của trang
nam nhi vượt qua mọi khó khăn để trị nước cứu
đời;
GV Bốn câu thơ đầu, tả là chính Hình ảnh hiện
lên trong cảm xúc tự hào, tự do, dù là ngắn ngủi
có lời bình rằng, trong bốn câu thơ đầu đã dựng
được bức tượng đài uy nghi về những tù nhân
Côn Đảo, những anh hùng cứu nước giữa chốn
địa ngục trần gian, với khí phách hiên ngang,
lẫm liệt giữa đất trời
GV yêu cầu HS đọc diễn cảm 4 câu thơ cuối
?Phép đối được sử dụng như thế nào trong 2 câu
thơ 5 và 6? Tác giả muốn nói gì qua việc đối lập
ấy? (Đối tượng HS khá)
- Phép đối trong 2 câu luận được sử dụng:
Tháng ngày – mưa nắng, thân sành sỏi – dạ sắt
son; bao quản – càng bền
Bằng việc sử dụng yếu tốdân gian, đối và bút pháp khoatrương, bốn câu thơ này đãdựng lên được một tượng đài uynghi về người anh hùng với khíphách hiên ngang, lẫm liệt,sừng sững giữa đất trời Giọngthơ thể hiện sự ngang tàng,ngạo nghễ của con người dámcoi thường mọi thử thách giannan
b Bốn câu thơ cuối