1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN CAO HỌC Quan niệm triết học về con người trong học thuyết về nhân của khổng tử và vai trò, ý nghĩa đối với việc phát triển con người hiện nay

30 62 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 44,42 KB

Nội dung

TIỂU LUẬN MÔN: TRIẾT HỌCQUAN NIỆM TRIẾT HỌC VỀ CON NGƯỜI TRONG HỌC THUYẾT VỀ NHÂN CỦA KHỔNG TỬ VÀ VAI TRÒ, Ý NGHĨA ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI HIỆN NAY MỞ ĐẦUTrong suốt tiến trình phát triển của văn minh nhân loại chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy những câu hỏi được đưa ra về con người như “Con người có nguồn gốc ra sao?”; “Con người có vị trí và vai trò gì trên thế giới?”, hay sự trích dẫn, ghi chép, các huyền thoại về con người và nguồn gốc của con người được viết một cách đầy trang trọng trong kinh điển của các tôn giáo lớn trên thế giới. Như vậy có thể thấy được rằng con người từ rất sớm trong lịch sử văn minh nhân loại đã là đối tượng được rất nhiều tôn giáo, các ngành khoa học và các nền văn hóa khác nhau đưa ra nghiên cứu, suy ngẫm trong các lý luận của mình và điều này diễn ra xuyên suốt trong tiến trình lịch sử văn minh nhân loại. Triết học với tính cách là ngành khoa học lý luận chung nhất về tự nhiên xã hội và tư duy cũng không nằm ngoài xu thế chung đó là nghiên cứu về con người. Sự nghiên cứu về con người của triết học có sự khác biệt tương đối so với các ngành khoa học cụ thể khác. Điều này thể hiện ở chỗ quan điểm về con người của triết học thể hiện cái nhìn bao quát, toàn diện về con người về cả mặt tâm lý xã hội và đặc điểm tự nhiên của nó. Đặc biệt về vấn đề đặc điểm tâm lý xã hội của con người rất được các nhà triết học quan tâm nghiên cứu nhất là trong triết học Phương Đông nói chung và triết học Trung Hoa cổ đại nói riêng. Đại diện tiêu biểu và có ảnh hưởng nhất trong việc nghiên cứu về con người trong triết học Trung Hoa cổ đại đó là Khổng Tử và quan điểm quan trọng nhất của ông đó là nội dung về Nhân. Vậy quan điểm triết học về con người của trong triết học của Khổng Tử là gì? Nhân trong quan điểm của Khổng Tử là gì? Và học thuyết đó có giá trị gì đối với việc xây dựng và giáo dục đạo đức con người hiện đại? Đó là những nội dung sẽ được trình bày trong tiểu luận “Quan niệm triết học về con người trong học thuyết về nhân của Khổng Tử và vai trò, ý nghĩa đối với việc phát triển con người hiện nay.”

Trang 1

TIỂU LUẬN MÔN: TRIẾT HỌC

QUAN NIỆM TRIẾT HỌC VỀ CON NGƯỜI TRONG HỌC THUYẾT VỀNHÂN CỦA KHỔNG TỬ VÀ VAI TRÒ, Ý NGHĨA ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT

TRIỂN CON NGƯỜI HIỆN NAY

Trang 2

MỞ ĐẦU

Trong suốt tiến trình phát triển của văn minh nhân loại chúng ta có thể dễdàng tìm thấy những câu hỏi được đưa ra về con người như “Con người có nguồngốc ra sao?”; “Con người có vị trí và vai trò gì trên thế giới?”, hay sự trích dẫn,ghi chép, các huyền thoại về con người và nguồn gốc của con người được viếtmột cách đầy trang trọng trong kinh điển của các tôn giáo lớn trên thế giới Nhưvậy có thể thấy được rằng con người từ rất sớm trong lịch sử văn minh nhân loạiđã là đối tượng được rất nhiều tôn giáo, các ngành khoa học và các nền văn hóakhác nhau đưa ra nghiên cứu, suy ngẫm trong các lý luận của mình và điều nàydiễn ra xuyên suốt trong tiến trình lịch sử văn minh nhân loại Triết học với tínhcách là ngành khoa học lý luận chung nhất về tự nhiên xã hội và tư duy cũngkhông nằm ngoài xu thế chung đó là nghiên cứu về con người Sự nghiên cứu vềcon người của triết học có sự khác biệt tương đối so với các ngành khoa học cụthể khác Điều này thể hiện ở chỗ quan điểm về con người của triết học thể hiệncái nhìn bao quát, toàn diện về con người về cả mặt tâm lý xã hội và đặc điểm tựnhiên của nó Đặc biệt về vấn đề đặc điểm tâm lý xã hội của con người rất đượccác nhà triết học quan tâm nghiên cứu nhất là trong triết học Phương Đông nóichung và triết học Trung Hoa cổ đại nói riêng Đại diện tiêu biểu và có ảnhhưởng nhất trong việc nghiên cứu về con người trong triết học Trung Hoa cổ đạiđó là Khổng Tử và quan điểm quan trọng nhất của ông đó là nội dung về Nhân.Vậy quan điểm triết học về con người của trong triết học của Khổng Tử là gì?Nhân trong quan điểm của Khổng Tử là gì? Và học thuyết đó có giá trị gì đối vớiviệc xây dựng và giáo dục đạo đức con người hiện đại? Đó là những nội dung sẽđược trình bày trong tiểu luận “Quan niệm triết học về con người trong họcthuyết về nhân của Khổng Tử và vai trò, ý nghĩa đối với việc phát triển con ngườihiện nay.”

Trang 3

Với tầm quan trọng như vậy triết học về con người trong triết học TrungQuốc đã được nhiều các học giả khác nhau đưa ra các định nghĩa, các quan điểmkhác nhau khi nói về bản tính của con người Trong lịch sử tư tưởng triết họcTrung Quốc có những học giả đã đưa ra quan điểm cho rằng bản tính của conngười là ác như Tuân Tử và sau này học trò của ông là Hàn Phi Tử lại tiếp tục kếthừa và phát triển quan điểm này để hình thành quan điểm trị quốc bằng pháp trị,

Trang 4

hay cũng có nhà triết học lại cho rằng bản tính của con người là thiện như là MạnhTử và cũng từ quan điểm về tính thiện này ông đã đưa ra các cách, các chuẩn mựcđể xây dựng và cai trị xã hội đặt nhân dân lên làm gốc – quan điểm này được cácnhà chính trị đời sau học theo và áp dụng trong đường lối của mình, hay như quanđiểm về con người của Mặc Gia lại được đưa ra dựa trên sự xem xét những cáichung, những cái lợi chung của quần chúng nhân dân trong xã hội để từ đó mà đưara quan điểm chính trị của mình… và còn nhiều các quan điểm khác về con ngườiđược đưa ra trong triết học Trung Hoa Như vậy có thể thấy được rằng các quanđiểm khác nhau kể trên là có sự khác nhau xuất phát từ góc độ mà các nhà triết họcTrung Hoa lựa chọn để nghiên cứu về con người, điều này đã tạo nên một sự đadạng, phong phú về nội dung về triết học con người đồng thời qua đó tạo nên sựphong phú trong các quan niệm về cách trị quốc và quan điểm về chính trị - xã hộicủa các nhà triết học Trung Hoa cổ đại Cho tới hiện nay các quan điểm này vẫncòn có những nội dung mà giá trị xã hội cũng như giá trị nhân văn vẫn còn nguyêný nghĩa đối với xã hội hiện thực.

Chính từ những điểm này chúng ta có thể thấy được rằng trong triết họcTrung Hoa vị trí và vai trò của học thuyết triết học về con người là vô cùng quantrọng Triết học về con người là một nội dung then chốt mà mọi nhà triết họcTrung Hoa đều quan tâm xem xét và nghiên cứu nó một cách hết sức nghiêm túc,có sự kế thừa và phát triển các quan điểm của những người đi trước Điểm này đãthể hiện một cách mạch lạc đặc điểm của triết học Trung Hoa cổ đại đó là triết họcTrung Hoa tập trung vào việc nghiên cứu nhân sinh quan, vấn đề về con người –đặc biệt là mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội – và đây là đặcđiểm riêng có hết sức đặc sắc mà triết học Trung Hoa có được, đồng thời cũng làsợi dây tạo nên sự liên kết giữa các trào lưu, các trường phái triết học khác nhautrong lịch sử triết học Trung Quốc.

Trang 5

II.QUAN NIỆM TRIẾT HỌC CON NGƯỜI TRONG HỌC THUYẾTVỀ NHÂN CỦA KHỔNG TỬ.

Khổng Tử là nhà triết học nổi tiếng người Trung Hoa cổ đại, ông là người đãsáng lập ra học phái Nho gia – một học phái triết học lớn trong lịch sử triết họcTrung Hoa cổ đại – đồng thời ông cũng là một người có sức ảnh hưởng vô cùng tolớn đối với văn hóa và giáo dục của đất nước Trung Hoa và được người Trung Hoasuy tôn là “Đấng vạn thế sư biểu” tức là người thầy của muôn đời Khi nghiên cứuquan điểm về “Nhân” trong triết học con người của Khổng Tử chúng ta cần chú ýtới các nội dung như: Vị trí và vai trò của quan điểm về “Nhân” trong học thuyếtcủa Khổng Tử và ảnh hưởng của nó tới các nhà triết học thời kỳ sau đó là như thếnào? “Nhân” có gốc rễ từ đâu?; “Nhân” có nghĩa là gì?; Làm thế nào để có thể thựchành được “Nhân” và quan điểm về Nhân khi áp dụng vào xã hội được sử dụng rasao?

II.1 Vai trò, vị trí của phạm trù Nhân trong triết học của Khổng Tử vàtrường phái triết học Nho gia

Phạm trù “Nhân” là một phạm trù trung tâm, là một trong những nội dungquan trọng nhất và được coi là nội dung xương sống, xuyên suốt của đạo đức vàtriết học của Khổng Tử Phạm trù “Nhân” trong quan điểm triết học về con ngườicủa Khổng Tử một mặt đã thể hiện được quan điểm về con người của Khổng Tử,một mặt đã thể hiện được một cách rõ ràng sự ảnh hưởng mà đặc điểm của triếthọc Trung Hoa cổ đại - đó là lấy vấn đề về bản chất, bản tính con người để thôngqua việc giải quyết vấn đề bản chất con người giải quyết các vấn đề trong xã hộiđương thời – tới các quan điểm triết học của ông Quan điểm về “Nhân” củaKhổng Tử với tư cách là một nội dung cốt lõi nên đã được các học giả đời sau củatriết học Nho gia kế thừa và phát triển một cách mạnh mẽ ví dụ như Mạnh Tử,

Trang 6

Tuân Tử - là các đại biểu kế tiếp của Khổng Tử trong phái Nho gia ở thời kỳ tử học- trong quan điểm triết học của mình cũng có những nội dung liên quan tới vấn đềcon người xoay quanh khái niệm Nhân, cho tới thời kỳ kinh học với các đại biểunhư Đổng Trọng Thư các nội dung liên quan tới phạm trù Nhân lại tiếp tục đượcphát triển.

Vì vậy trong hệ thống quan điểm về con người của triết học Nho gia quanđiểm về nhân có sự ảnh hưởng hết sức to lớn Đây là nội dung mang tính chất cốtlõi, huyết mạch xuyên suốt trong nội dung triết học về con người của trường pháitriết học Nho gia Phạm trù “Nhân” của Nho gia không chỉ có giá trị về mặt triếthọc mà còn có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tinh thần của xã hội của đất nướcTrung Hoa cổ đại, nó trở thành khuôn mẫu, là kim chỉ nam trong đường lối cai trịcủa các bậc quân vương ở Trung Hoa cổ trong suốt thời kỳ phong kiến và cho tớihiện nay sau mấy ngàn năm tồn tại và phát triển nhiều nội dung trong phạm trù“Nhân” của Nho giáo vẫn còn mang những giá trị nhân văn, nhân đạo và tiến bộ

II.2 Quan điểm về Nhân trong triết học của Khổng Tử.

Trong quan điểm về Nhân của Khổng Tử chúng ta cần phải chú ý tới các nộidung như nguồn gốc của “Nhân” là gì, “Nhân” theo quan điểm của Khổng Tử cónghĩa là như thế nào? Cách thức để thực hiện và áp dụng nó trong hiện thực đờisống xã hội ra sao? Thông qua các nội dung này chúng ta có thể thấy được quanđiểm của Khổng Tử về con người được thể hiện như thế nào.

II.2.1.Cái gốc của Nhân là Hiếu Đễ.

Trước khi đưa ra quan điểm về nhân Khổng Tử cũng đã nói tới cái gốc củaNhân là gì Giống như một cái cây có nguồn cội, nước có nguồn, quan điểm vềNhân trong triết học về con người của Khổng Tử trước khi được xem xét một cáchkỹ càng cũng được tìm hiểu xem cội rễ là ở đâu Theo Khổng Tử cái gốc của nhân

Trang 7

đó chính là Hiếu Đễ Trong Luận Ngữ của Khổng Tử cũng nói rõ hiếu đễ được coilà gốc của nhân Cụ thể trong Luận Ngữ - Quyển nhất – Học nhi đệ nhất – câu sốhai có ghi như sau: “Hữu Tử viết: Kỳ vi nhân dã, hiếu đễ, nhi hiếu phạm thượnggiả, tiển hỹ Bất hiếu phạm thượng, nhi hiếu tác loạn giả, vi chi hữu dã Quân tử vụbản; bản lập nhi đạo sinh Hiếu đễ dã giả, kỳ vi nhân chi bản dư!” Câu này nghĩalà: Hữu Tử, học trò cao đệ của Khổng Tử có nói rằng: Trong những người có nếthiếu thảo (thảo với cha mẹ), nết đễ (kính anh chị và người lớn tuổi), ít ai ưa tráinghịch với bề trên Đã không ưa trái nghịch với bề trên, lại thích gây ra nhữngcuộc phản loạn, người như vậy, ta chưa từng thấy Cho nên bậc quân tử chuyênchú vào việc gốc Cái gốc được vững tốt, tự nhiên đạo lý bắt đầu từ đó mà sinh ra.Vậy làm người mà biết giữ gìn nết hiếu, nết đễ, tức là biết nắm lấy cái gốc đó Nhưvậy, ta có thế thấy được rằng Khổng Tử rất coi trọng “hiếu đễ” và ông coi nó là cáigốc của một con người Người có đạo “Nhân” trước tiên phải có cái gốc này trướcđã Sau Khổng Tử, địa vị của hiếu ngày càng nổi bật.

Hiếu cũng là một trong những khái niệm chủ yếu trong triết học Nho gia,đồng thời trong văn hóa Á Đông nói chung và văn hóa Trung Hoa nói riêng hiếuchính là một trong những đức tính, những giá trị đạo đức được coi là chuẩn mựctrong cách thức ứng xử giữa con cái với cha mẹ, ông bà hay nói một cách rộng hơnđó là cách ứng xử của người dưới với bậc trưởng bối trong gia đình, điều này đãđược trình bày trong hầu hết các thư tịch cổ của Trung Hoa dùng để chỉ những đứctính, lễ tiết, đạo hạnh mà con người cần phải có Hiếu không những đã trở thành lễgiáo mà còn trở thành những quy tắc, quy phạm xã hội mà mọi người bắt buộc phải

tuân theo Trong Luận Ngữ, Khổng Tử có nói đức nhân là cái gốc của con người,

nhưng ông cũng nói đức “hiếu” là gốc của đạo đức con người Khổng Tử đã viết:“Phụ tại, quan kỳ chí Phụ một, quan kỳ hạnh Tam niên vô cải ư phụ chi đạo, khảvị hiếu hỹ.” Câu này có nghĩa là “Khi người cha còn sống, do người con còn chưa

Trang 8

thể tử lập thì nên quan sát cử chỉ, chí hướng của người cha mình Đến khi ngườicha mất đi, người con khi đó đã trở thành người có trọn quyền hành động vì thếnên ghi nhớ và làm theo những việc làm của cha mình Nhưng khi người cha mấttrong vòng ba năm người con đang để tang cha mình, cho nên người con cũngkhông có vui sướng gì mà cải tạo hay thay đổi đạo của cha, đó mới có thể gọi làngười con có hiếu (Luận Ngữ, Học nhi, tiết 11)

Khi các học trò của Khổng Tử là Mạnh Ý Tử, Mạnh Võ Bá, Tử Du, Tử Hạhỏi ông như thế nào là hiếu, Khổng Tử trả lời rằng hiếu tức là giữ đúng bổn phậnlàm con, kính trọng cha mẹ, quan tâm đến sức khỏe của cha mẹ, không để cha mẹphải phiền lòng và chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ lúc về già Điều này trong sáchLuận Ngữ - Chương thứ nhì Vi Chính – tiết 5, 6, 7, 8 có viết hết sức rõ ràng.

Sách Trung dung, viết: “Tất cả những vật có huyết khí, không có gì lớn bằngsự tôn kính cha mẹ, cho nên nói rằng đó là hợp với trời”.

Sách Lễ ký, thiên Ai Công vấn, viết: “Việc thờ cha mẹ của người có đứcnhân cũng như thờ trời, thờ trời cũng như thờ cha mẹ, như thế chính là hiếu tửthành nhân”

Thiên Tế nghĩa, sách Lễ ký viết: “Đức hiếu, dựng nên lấp kín cả trời đất,phổ biến rộng khắp cả bốn biển, thi hành tất cả đời sau mà chẳng phải một sớm,một chiều, dù có mở rộng khắp biển Đông vẫn chẩn mực chắc chắn; dù có mở rộngkhắp biển Tây vẫn chuẩn mực chắc chắn; dù có mở rộng khắp biển Nam vẫn chẩnmực chắc chắn; dù có mở rộng khắp biển Bắc vẫn chuẩn mực chắc chắn”.

Sách Xuân Thu, thiên Hiếu hành lãm viết: “Phàm chỉ giữa một học thuật màđạt tới trăm điều thiện, loại bỏ được trăm điều ác, thiên hạ theo về, đó chỉ là đứchiếu vậy” “Cái gốc của sự giáo hóa dân là đức hiếu, việc thi hành đức hiếu làdưỡng dục Dưỡng dục có thể làm được, nhưng cung kính là khó làm được; cung

Trang 9

kính có thể làm được thì sự yên ổn là khó làm được, thì sự chết của cha mẹ là việckhó Cha mẹ đã không còn thì sự kính trọng cha mẹ là việc làm của thân mình,không tôn quý cha mẹ sẽ mang cái danh xấu xa, có thể gọi là kẻ táng tận lươngtâm Nhân đức là làm những điều nhân như vậy, lễ là thi hành những điều như vậy;tín là tin những điều như vậy; cường, là cứng cỏi mạnh mẽ làm những điều nhưvậy” Hiếu kinh, viết: “Hiếu là cái gốc của đức là chỗ giáo hóa, do đó sinh ra”.

Quan điểm coi Hiếu Đễ là gốc của Nhân mà Khổng Tử đưa ra sau này đượcrất nhiều các học trò của ông và các bậc hậu bối ở thời kỳ sau này học tập và pháttriển Một ví dụ căn bản nhất đó là trong triết học con người của Mạnh Tử, nộidung Hiếu Đễ là gốc rễ của Nhân tiếp tục được trình bày và được phát triển rấtnhiều nội dung

Mạnh Tử cho rằng “Trong các việc phụng sự của mình, việc nào là lớn?Việc phụng sự cha mẹ là lớn Trong việc giữ gìn của mình, việc nào là lớn? Việcgiữ gìn thân thể là lớn Hại thân thể của mình thì không thể phụng sự cha mẹ mình,ta đã từng nghe như vậy…phụng sự cha mẹ là gốc vậy” (Mạnh Tử, Ly lâu hạ),rằng “người con hiếu thảo nhất không gì lớn bằng làm cho cha mẹ được tôn trọng.Chỗ làm cho cha mẹ được tôn trọng nhất, không gì lớn bằng đem thiên hạ phụngdưỡng cha mẹ…” (Mạnh Tử, Vạn Chương Thượng, 14).

Ngoài ra Mạnh Tử còn chỉ ra những hành vi trái với đạo “Hiếu”- nhữnghành vi bất hiếu Chính vì vậy, Mạnh Tử đã thuyết minh tỉ mỉ, rõ ràng về quyphạm hành vi đạo hiếu Trong thiên Ly lâu thượng, tiết 26, Mạnh Tử đã viết: “Bấthiếu có ba điều (theo Kinh Lễ) đó chính là:

Thứ nhất, làm điều sai trái xấu xa khiến cho cha mẹ mang nhục.Thứ hai, nhà nghèo cha mẹ già yếu chẳng làm quan để nuôi cha mẹ.

Trang 10

Thứ ba, vô hậu, tức không lấy vợ sinh con, để tuyệt tự không có con cháunối dõi, thờ cúng tổ tiên.

Trong ba điều ấy, vô hậu là tội bất hiếu lớn hơn hết” Bởi rằng vô hậu hay làviệc không có con trai để nối dõi tông đường trong văn hóa Á Đông nói chung vàvăn hóa Trung Hoa cổ là tội rất lớn Việc này dẫn tới sự chấm dứt của một dòng họbởi người Trung Hoa có tư tưởng trọng nam khinh nữ và luôn cho rằng “Nữ nhingoại tộc” tức là con gái sinh ra vẫn không phải là người của dòng tộc nhà mìnhmà là của nhà khác (tức là thuộc về gia đình của người chồng mà sau này cô congái đó theo về) Trong quan điểm này của Mạnh Tử, tuy có điểm hạn chế mà chúngta cần bàn đến, cần phải phê phán nhưng việc Mạnh Tử chỉ ra quy phạm của chữhiếu chứng tỏ ông rất đề cao chữ hiếu, coi hiếu là một đức không thể thiếu củangười có “Nhân”.

Trong Ly lâu hạ, tiết 30, Mạnh Tử viết tiếp: “Thế tục gọi là bất hiếu có 5điều: tay chân lười nhác (không làm việc), không đoái hoài đến việc nuôi dưỡngcha mẹ, đó là điều bất hiếu thứ nhất Đánh bạc, đánh cờ, ham uống rượu khôngđoái hoài đến việc nuôi dưỡng cha mẹ, đó là điều bất hiếu thứ hai Ham mê củacải, chỉ lo vợ con thôi, không đoái hoài đến việc nuôi dưỡng cha mẹ, đó là điều bấthiếu thứ ba Theo lòng ham muốn của tai mắt mình, để cho cha mẹ phải tủi hổ, đólà điều bất hiếu thứ tư Thích những việc dũng lực và đấu tranh bạo nghịch để chocha mẹ nguy khốn, đó là điều bất hiếu thứ năm” (Vạn chương thượng) Khôngphải chỉ nuôi dưỡng cha mẹ, mà còn phải tôn kính cha mẹ Sự tôn kính này, cầnphải kính yêu ngưỡng mộ từ trong đáy lòng Mạnh Tử nói: “Đại hiếu chung thânmộ phụ mẫu, ngũ thập nhi mộ giả, dư ư đại Thuấn kiến chi hĩ” (Mạnh Tử, Vạnchương thượng) - (Bậc đại hiếu suốt đời lúc nào cũng ngưỡng mộ cha mẹ, đến 50tuổi vẫn ngưỡng mộ cha mẹ, ta chỉ thấy gương ấy ở vua Thuấn).

Trang 11

Như vậy có thể thấy được rằng trong quan điểm về Nhân của Khổng Tử cáigốc rễ quan trọng nhất của Nhân đó chính là Hiếu đễ Giống như cây muốn vươnlên và phát triển tươi tốt ngoài công chăm bón cần phải có gốc rễ mạnh khỏe, conngười cũng vậy bởi khi con người mới được sinh ra cha mẹ là những người cócông dưỡng dục mà khôn lớn trưởng thành người Cha mẹ với con cái giống nhưgốc rễ của cây, vì thế con người điều đầu tiên cần phải làm đó là hiếu kính với chamẹ, với các bậc bề trên trong gia đình, cần phải biết sẻ chia, chăm sóc những ngườikhác trong gia đình Khi con người có và hiểu được hiếu đễ thì lúc đó con ngườimới có sự hoàn thiện về đạo đức, khi đó chính là bước đầu tiên để có thể đạt đượcđức Nhân.

II.2.2.Nhân tức các đức tính tốt của con người.

Sau khi nói về cái gốc của Nhân là Hiếu đễ Đức Khổng Tử đã trình bày cácquan điểm của mình về Nhân Chữ “Nhân” của Khổng Tử xét về mặt Hán tự,“Nhân” là chữ hôi ý gồm bộ thủ nhân (là biến thể của chữ “人” ”và có nghĩa làngười) ghép chữ nhị “二””nghĩa là hai Điều này tức ngụ ý rằng Nhân không chỉ đơnthuần là người mà nó còn bao gồm cả những phẩm chất đạo đức trong quan hệgiữa người với người Khổng Tử xây dựng phạm trù “Nhân” làm cốt lõi, các phạmtrù khác đều bổ sung, minh họa cho “Nhân” “Nhân” không chỉ riêng một đức tínhnào mà chỉ chung mọi đức tính, người có nhân đồng nghĩa với người hoàn thiệnnhất, nên “Nhân” là nghĩa rộng nhất của đạo làm người Đạo làm người có hàngngàn, hàng vạn điều nhưng chung quy lại chỉ là những điều đối với mình và đối vớingười, nên “Nhân” có thể hiểu là cách cư xử với mình và cách cư xử với người.

Khổng Tử cho rằng người có lòng nhân trước hết phải là người “trực” tức làcó đức tính chân thực và phát ra hợp lễ tức là người đó hành động và lời nói xuấtphát từ sự chân thực và cái tâm của bản thân họ, họ mong muốn điều tốt cho họ và

Trang 12

cho người khác nên khi họ làm hay nói ra nó thật thà và chất phác Người càng cóđức tính trực thì càng có lòng nhân bởi họ sống ngay thẳng, không tự dối mình dốingười, thương hay ghét đều bộc lộ một cách thẳng thắn Để làm rõ hơn về điểmnày trong Luận Ngữ ông có nói về sự khác nhau trong biểu hiện giữa người cólòng nhân và không có lòng nhân: Trong Luận Ngữ - Học Nhi – tiết số 3 có viết:“Xảo ngôn, lệnh sắc, tiển hỹ nhân” tức là “Lời nói khéo léo, nét mặt vờ niềm nở.Đó là kẻ ít lòng nhân” cũng trong Luận Ngữ - Tử Lộ - tiết 27 có viết: “Cương,nghị, mộc, nột cận nhân” có nghĩa là “Cứng cỏi, quả cảm, chất phác, nói năngchậm chạp Đó là gần với đức nhân.” Hai câu nói này có ý nghĩa là một người nếuchỉ nói năng khéo léo, nết mặt vờ như là đang niềm nở với người đối diện tức làgiả tạo để cho vừa lòng thiên hạ, vừa lòng người đối diện, như vậy có nghĩa làkhông xuất phát từ sự thực tâm, trong lòng không có ý nghĩ chân tình thực sự vớingười đối diện, nên ít lòng nhân Còn người cứng cỏi, quả cảm, chất phác, nóinăng chậm chạp lại là người mà lời nói và hành động của họ xuất phát từ sự thựctâm, sự chân thực trong tính cách của họ, điều này theo Khổng Tử là gần với đứcnhân Có nghĩa là dựa trên cử chỉ, hành động và lời nói của một con người màKhổng Tử nhận ra người đó có phải là con người ngay thẳng, đứng đắn hay không.Từ đó ông đi đến kết luận là người này có phải là người có lòng nhân hay không.Điều này có vẻ như giống với việc xem mặt bắt hình dong tuy nhiên xét về mặttâm lý thì việc này là hoàn toàn có thể xác nhận được bởi con người khi làm việcmà mình không muốn hay trái với điều suy nghĩ của mình sẽ bộc lộ ra bởi sựgượng gạo trong cử chỉ và hành động.

Bên cạnh đó quan điểm về Nhân của Khổng Tử còn được dùng như là mộtđại từ để thể hiện sự toàn đức của con người Trong sách Luận Ngữ có nói rất rõnội dung này Sách Luận Ngữ - Chương Thuật Nhi – Tiết 14 có viết: “Cầu điềunhân, được điều nhân, còn oán trách gì nữa” Cũng trong sách Luận Ngữ - Chương

Trang 13

Thuật Nhi – tiết số 27 cũng có viết “Như thánh và nhân, sao ta lại không dám”…Như vậy theo Khổng Tử chữ “Nhân” hoàn toàn có thể dùng như một từ chung nhấtđể chỉ tất cả các đức tính tốt của con người như: hiếu – trung – trí – dũng – lễ vàtín Sau này quan điểm này của ông được Mạnh Tử phát triển thành quan niệm vềcác thiện đoan vốn có của con người học giả Trần Lễ (1801 – 1882) trong cuốnĐông Thục Thư ký có nói: “Mạnh Tử nói tính thiện tức là nói bản tính mọi ngườiđều có cái thiện, chứ không nói bản tính mọi người đều hoàn toàn là thiện.” Cáithiện mà Mạnh Tử nói ở đây chính là tứ thiện đoan.

Tứ thiện đoan mà Mạnh Tử nói tới ở đây đó là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí Trongđó lòng trắc ẩn là đầu của nhân – có nghĩa là mỗi người đều có được lòng trắc ẩn,yêu thương người khác mà không vụ lợi, không toan tính, sẵn sàng giúp đỡ haycứu giúp người khác Lòng trắc ẩn đó là đức nhân mà Khổng Tử đã nói đến trongquan điểm về Nhân của mình tức là ái nhân Lòng hổ thẹn là đầu của Nghĩa tức làngười có đức nghĩa biết hổ thẹn, biết tự xấu hổ với lương tâm của mình khi làmnhững điều không phải, không tốt và ngay cả khi không thể giúp đỡ được nhữngngười khác Lòng từ nhượng là đầu mối của lễ có nghĩa là những người có lànhững người có đức tính khiêm nhường, cung kính là những người biết tới lễ giáocủa việc làm người, là có trong mình đầu mối của một trong tứ đoan là lễ Cuốicùng lòng biết đúng sai là đầu mối của trí có nghĩa là con người sinh ra có trí tuệcần phải biết phân biệt sai quấy, phải trái trắng đen ra sao để có hành vi và ứng xửcho đúng đắn, qua đó trí tuệ và sự sáng suốt được thể hiện Như vậy tứ thiện đoanmà Mạnh Tử đưa ra là những đức tính vốn có của con người và đó là những đầumối cần thiết để con người có được tính thiện

Bên cạnh đó Mạnh Tử cũng khẳng định rằng nếu con người có thể phát huyvà phát triển tứ đoan của mình một cách đầy đủ thì hoàn toàn có thể trở thànhnhững bậc thánh nhân là những người có tầm ảnh hưởng đối với xã hội Thiện

Trang 14

đoan là các đầu mối thiện vốn có của mỗi người để hướng con người tới tính thiện,tuy nhiên khi họ bỏ quên nó, không vận dụng và phát huy các thiện đoan này thìcon người sẽ trở nên bất thiện chứ không phải là do người bất thiện và người cótính thiện là có sự khác nhau ở mặt bản tính Vì vậy Mạnh Tử nói rằng: “Xét cáitình người ta thì biết người ta vốn co thể làm thiện, nên mới bảo là tính thiện Cònkẻ làm điều bất thiện thì không phải là cái lỗi của tài Ai cũng có lòng trắc ẩn, biếtxấu hổ, biết từ nhượng là lễ, biết đúng sai.” Có nghĩa là bản chất mọi người là nhưnhau đều có tứ thiện đoan, sự khác biệt là do việc có sử dụng, có phát huy đượccác tứ thiện đoan của mình hay không mà thôi Quan điểm này của Mạnh Tửhướng tới việc con người cần phải biết phát huy phát triển những thiện đoan củamình để trở thành bậc thánh nhân, tránh việc không phát triển phát huy nó rồi mấtđi bản tính thiện vốn có.

Có thể thấy được rằng quan điểm về Nhân của Khổng Tử hết sức bao quátkhi ông sử dụng từ “Nhân” như một đại từ chung nhất, rộng nhất để thay thế chocác đức tính của con người cần có Qua đó giải thích được tầm ảnh hưởng của quanniệm về Nhân của Khổng Tử trong đời sống xã hội Trung Hoa nói chung và trongtiến trình phát triển của trường phái triết học Nho Gia nói riêng.

II.2.3.Nhân tức là ái nhân.

Theo Khổng Tử “Nhân” tức là “ái nhân” tức là đức Nhân của con người đólà đức tính, là sự yêu thương của con người dành cho nhau Trong Luận Ngữ, NhanUyên tiết số 21 có ghi lại câu hỏi của Phàn Trì một người học trò của Khổng Tử vềnhân, Khổng Tử đã trả lời là yêu người “ái nhân” cụ thể đó là: “Phàn Trì vấn nhân.Tử viết: “Ái nhân” Tức là Nhân có nghĩa là yêu thương con người, mà cơ sở củasự yêu thương con người đó chính là lấy sự thông cảm làm gốc Ái nhân theoKhổng Tử cần phải tuân theo hai nguyên tắc chính sau:

Trang 15

Nguyên tắc thứ nhất đó là: Yêu người là yêu tất cả mọi người Khổng Tử quan

tâm đến sự phát triển ổn định của một xã hội từ gốc rễ của nó là lòng yêu thươnggiữa con người với nhau Để có thể yêu thương được người khác cần phải xuấtphát từ điều đầu tiên đó là việc yêu mình tiếp đó là tới yêu người thân của mìnhnhư cha mẹ, anh chị, con cái… và cuối cùng là yêu cả “tha nhân”– những ngườikhác Yêu mình, yêu thương người thân của mình là điều quan tâm tự nhiên, là bảntính tự nhiên vốn có của mỗi con người Một người nếu không xuất phát từ việcyêu quý chính bản thân mình (yêu quý một cách đúng đắn, không tự cao, khôngcao ngạo), yêu thương gia đình của mình thì trước hết là không có được lòng nhânsau là khó có thể yêu thương được người khác, bởi nếu bản thân mình mà khôngcoi trọng, yêu thương tới sức khỏe, tính mạng và nhiều điều khác của mình thì saocó thể yêu thương những điều đó ở trong gia đình mình và càng không thể yêuthương những người khác ngoài xã hội

Sự yêu người ở đây là phải lấy đạo trung, hiếu, tiết, nghĩa làm đầu – nghĩa làmuốn yêu thương người khác thì những đạo lý, lễ tiết vốn có, cơ bản cần phải nắmrõ và thực hiện một cách đúng đắn và nghiêm chỉnh Người có “Nhân” trong cácmối quan hệ với những người khác luôn làm tròn bổn phận và trách nhiệm củamình, trong quan hệ quân thần đối với nhà vua người có lòng “Nhân” làm tôi phảitrung với vua; trong mối quan hệ với gia đình của mình phải đối với cha, mẹ, anh,em, vợ, con thì phải coi trọng hiếu, đễ, nghĩa, tình, phụng dưỡng, tôn kính cha mẹvà cuối cùng điều khó thực hiện nhất trong đức nhân của Khổng Tử đó là yêunhững người khác không chỉ là thân thích của mình Về sau quan điểm về trung –hiếu – nghĩa được áp dụng trong xã hội như “Trung quân – Ái quốc”, “Quân xửthần tử, thần bất tử bất trung”… chính là sự kế thừa và phát triển của các nhà triếthọc của giai đoạn sau đối với quan điểm của Khổng Tử khi nói về cách thức của sựyêu thương người khác trong xã hội Tuy nhiên các quan điểm này bên cạnh những

Ngày đăng: 18/12/2021, 01:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w